【soi keo cup c1】Thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của nhiều địa phương
Phiên họp chiều ngày 28/11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Chiều ngày 28/11,ốngnhấttrìnhQuốchộiđiềuchỉnhkếhoạchvốnvaylạinămcủanhiềuđịaphươsoi keo cup c1 tiếp tục phiên họp thứ 17, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương.
Trình bày tờ trình nội dung này, ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chínhcho biết, Quốc hội quyết định tổng dự toán vay của các địa phương năm 2022 là hơn 28.636 tỷ đồng, trong đó, dự toán vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 18.482 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/8/2022, có 15 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại, 1 địa phương đề nghị trả nợ trước hạn. Điều này dẫn đến thay đổi mức vay, trả nợ của từng địa phương so với mức Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội phê duyệt.
Cụ thể, 8 địa phương (Hải Dương, Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Nam Định, Trà Vinh) đề nghị tăng dự toán vay lại, với tổng số đề xuất tăng hơn 234,8 tỷ đồng.
7 địa phương (Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Quảng Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa) có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị giảm dự toán vay lại, với tổng số tiền đề nghị giảm là hơn 1.547 tỷ đồng. Tỉnh Bắc Kạn đề nghị trả nợ vay lại trước hạn hơn 33,6 tỷ đồng.
Với mức điều chỉnh số vay, trả nợ trên, theo Chính phủ, thì tổng mức vay và mức bội chi của ngân sách địa phương vẫn nằm trong hạn mức đã được Quốc hội phê duyệt.
Theo đó, dự toán vay của các địa phương là gần 27.324 tỷ đồng (giảm gần 1.313 tỷ đồng), bội chi ngâ sách địa phương là hơn 23.851 tỷ đồng (giảm hơn 1.330 tỷ đồng).
“Không địa phương nào vượt hạn mức dư nợ cho phép theo Luật Ngân sách nhà nước”, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định.
Theo Chính phủ, với các địa phương đề nghị tăng dự toán vay lại, trả nợ dẫn đến tăng dự toán vay, trả nợ của địa phương nói chung thì việc điều chỉnh tăng mức vay, trả nợ của từng địa phương năm 2022 cần được báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Còn với các địa phương không sử dụng hết dự toán vay của địa phương, Luật Ngân sách Nhà nước không yêu cầu phải báo cáo Quốc hội, trừ trường hợp cần điều chỉnh giảm dự toán ở địa phương này để tăng địa phương khác có nhu cầu.
Vì vậy, Chính phủ đề nghị chấp thuận đề xuất tăng dự toán vay (tăng dự toán vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ) năm 2022 của 8 địa phương; giao các địa phương này “cam kết giải ngân hết toàn bộ số vốn được điều chỉnh tăng dự toán để tránh lãng phí”.
Chính phủ cũng đề nghị chấp thuận cho 7 địa phương giảm dự toán vốn vay lại năm 2022. Với Bắc Kạn thì Chính phủ đề xuất tăng dự toán chi trả nợ gốc để tỉnh có căn cứ thực hiện trả nợ trước hạn.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (cơ quan thẩm tra nội dung Chính phủ trình) Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến Ủy ban cho rằng nội dung Chính phủ trình về điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 là thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước, vì vậy, Chính phủ cần trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Một số ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh không làm vượt mức bội chi NSNN và bội chi ngân sách địa phương đã được Quốc hội quyết định, trong quá trình điều hành ngân sách, việc giảm bội chi NSNN là tích cực; bên cạnh đó, một số trường hợp cụ thể, việc điều chỉnh là cần thiết để kịp thời giải ngân. Do đó, có thể áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 52 của luật Ngân sách Nhà nước, theo đó, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội sau.
Riêng đối với trường hợp của tỉnh Bắc Kạn, đa số ý kiến Ủy ban cho rằng, kiến nghị của địa phương là theo công văn của tỉnh từ ngày 15/4, đến nay mới điều chỉnh sẽ khó khả thi; bên cạnh đó, việc điều chỉnh cần trình Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền.
Một số ý kiến đề nghị cân nhắc, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép điều chỉnh theo khoản 2 Điều 52 của luật Ngân sách Nhà nước để địa phương sử dụng nguồn vốn linh hoạt, hiệu quả.
Ủy ban thẩm tra kiến nghị thực hiện theo đúng thẩm quyền, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh dự toán NSNN theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, Chính phủ cần đánh giá kỹ và chịu trách nhiệm về việc giải ngân khi đề nghị điều chỉnh.
Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất sẽ trình nội dung trên tại kỳ họp bất thường, dự kiến vào đầu tháng 1/2023.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Thủ tướng: ASEAN ‘tay trong tay, ngẩng cao đầu’ tự tin tiến lên
- ·Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid
- ·Kịp thời khắc phục, điều chỉnh một số nội dung trong thực binh xử lý tình huống
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Tiếp tục triển khai thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đua
- ·Cuộc sống tốt hơn cho mọi người dân
- ·Thủ tướng: Nếu Hà Nội, TP.HCM để lây nhiễm Covid
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Việt Nam giành 4 HCV tại Giải Patin quốc tế Thiên Tân mở rộng 2024
- ·Đồng chí Nguyễn Văn Bình trả lời nhân 70 năm ngày truyền thống Ban Kinh tế Trung ương
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp lãnh đạo Hàn Quốc, Thái Lan, Chủ tịch GEF
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Ông Lê Quốc Phong tái đắc cử Bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn
- ·Công bố và lấy ý kiến người dân vào dự thảo văn kiện Đại hội XIII
- ·Lời lay động trong sổ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Triển khai ý định diễn tập khu vực phòng thủ thành phố Vị Thanh