【xếp hạng seria】Mỗi năm ngành Hải quan ra 11.000 quyết định xử phạt
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị,ỗinămngànhHảiquanraquyếtđịnhxửphạxếp hạng seria Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường đánh giá công tác xử lý và tố tụng hành chính tại Tòa án đã được các cơ quan Hải quan chú trọng và thực hiện tốt trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế do văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ chặt chẽ, kinh nghiệm xử lý của công chức còn yếu… dẫn đến số vụ án bị Tòa án hủy quyết định hành chính của cơ quan Hải quan có xu hướng gia tăng.
Phó Tổng cục trưởng cho biết, hội nghị lần này là dịp để đánh giá toàn diện công tác xử lý và tham gia tố tụng hành chính tại Tòa của cơ quan Hải quan, đồng thời sơ kết 5 tháng triển khai thực hiện Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ và lấy ý kiến tham gia vào dự thảo quyết định thay thế Quyết định 2885/QĐ-TCHQ ngày 1-11-2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Bản hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan Hải quan.
Theo báo cáo của Vụ Pháp chế- Tổng cục Hải quan, trong 6 năm (từ 2008 đến 2013) toàn ngành Hải quan đã phát sinh 61 vụ khởi kiện hành chính. Trong đó, có 4 vụ đã được đình chỉ giải quyết do DN tự nguyện rút đơn; 6 vụ Tòa án xử sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu khởi kiện của đương sự, giữ nguyên quyết định hành chính của cơ quan Hải quan; 8 vụ Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý nhưng chưa đưa ra xét xử; 43 vụ Tòa án đã giải quyết xong. Đại diện Vụ Pháp chế cho rằng, đối chiếu với số liệu về xử phạt vi phạm hành chính (trung bình mỗi năm cơ quan Hải quan ban hành từ 11.000-12.000 quyết định) thì số vụ bị khởi kiện ra Tòa án là không nhiều, chiếm tỉ lệ khoảng 0,008%.
Đánh giá chung về tình hình tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án, Vụ Pháp chế cho rằng các văn bản liên quan đến lĩnh vực Hải quan, văn bản thi hành Luật Tố tụng hành chính được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành tương đối đầy đủ. Trong năm 2013, Tổng cục Hải quan đã ban hành 15 văn bản hướng dẫn cho hải quan địa phương về tham gia tố tụng hành chính để giải quyết từng vụ việc cụ thể. Các văn bản hướng dẫn đảm bảo về chất lượng, thời hạn đã góp phần giúp Hải quan địa phương có hướng xử lý vụ việc chính xác, đúng pháp luật.
Bên cạnh đó, công tác xử lý và tố tụng hành chính tại Tòa đã và đang được cán bộ, công chức ngành Hải quan thực hiện một cách hiệu quả, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật có liên quan. Từ cấp Tổng cục đến cục hải quan các tỉnh, thành phố đều thực hiện việc tự kiểm tra công tác nghiệp vụ để kịp thời phát hiện và sửa chữa các sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện, tránh phát sinh khiếu kiện.
Khi phát sinh vụ việc bị khởi kiện tại Tòa án, về cơ bản cán bộ công chức hải quan đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để tham gia giải quyết vụ án. Những cơ sở, căn cứ pháp lý để tham gia tố tụng hành chính đều được các đơn vị thảo luận, thống nhất trước khi có quan điểm chính thức trong việc tranh luận, giải trình với các cơ quan Tòa án các cấp. Đối với những vụ việc phức tạp, khi có yêu cầu hỗ trợ,Tổng cục Hải quan đã cử cán bộ nghiệp vụ của các Vụ, Cục có liên quan tích cực tham gia, phối hợp cùng các đơn vị phát sinh vụ kiện để tham gia tố tụng.
Bên cạnh những mặt tích cực, Vụ Pháp chế cho biết vẫn có những hạn chế tồn tại, như: một số văn bản quy phạm pháp luật quy định chưa chặt chẽ, không rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; việc thực hiện nghiệp vụ xác định mã số, xác định thuế suất hàng hóa trong nhiều trường hợp của cơ quan Hải quan còn hạn chế, bất cập; một số quyết định hành chính của cơ quan Hải quan có sai sót; một số bản án, quyết định của Tòa án chưa phù hợp với bản chất vụ việc, khiến cơ quan Hải quan không thể thực hiện được.
Với thực tế trên, Vụ Pháp chế và một số đơn vị hải quan địa phương kiến nghị, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan bảo đảm cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý Nhà nước về hải quan; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Hải quan trong thực hiện nhiệm vụ; chú trọng công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật hải quan và pháp luật XNK để DN thực hiện đúng; cán bộ công chức Hải quan cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai thực hiện các quy định của Luật Tố tụng hành chính và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Thông qua quá trình tham gia tố tụng hành chính, các đơn vị cần phát hiện những thiếu sót, cơ sở trong các quy định của pháp luật để kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp. Đồng thời các cấp lãnh đạo đơn vị cần đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành chính nhằm kịp thời phát hiện sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ đó có biện pháp chấn chỉnh khắc phục ngay, tránh khiếu kiện phát sinh.
(责任编辑:La liga)
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Giữ gìn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa
- ·Các cấp công đoàn Tp.Dĩ An: Phát huy hiệu quả vai trò, chăm lo, bảo vệ người lao động
- ·Phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong PCCC
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Chuẩn bị chu đáo cho năm học mới
- ·Chú trọng cải thiện đời sống cho người lao động
- ·Phát động chương trình tặng áo dài cho nữ công nhân
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Nhiều tụ điểm ma túy bị phát hiện, triệt xóa
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Hiệu quả từ mô hình “Cây táo nở hoa”
- ·Ngành giáo dục, y tế đạt kết quả ấn tượng
- ·Gặp gỡ những “nông dân chuyển đổi số”
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·“Tốn kém ít mà lợi ích nhiều”
- ·Thực hiện hiệu quả công tác tấn công tội phạm ma túy
- ·Động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam với Brazil và Cộng hòa Dominicana
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Xử phạt hơn 400 triệu đồng về gian lận thương mại