【nhan dinh aston villa】Cổ phần hóa DNNN: Cần có chính sách thu hút nhà đầu tư có tiềm lực
Đây là nhận định của ông Chu Mạnh Hiền,ổphầnhóaDNNNCầncóchínhsáchthuhútnhàđầutưcótiềmlựnhan dinh aston villa Giám đốc khối Tư vấn, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBankSc) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Ông đánh giá thế nào về diễn biến công tác chào bán cổ phần, thoái vốn DNNN trong quý I vừa qua?
|
- Ông Chu Mạnh Hiền:Năm 2015 là một năm tương đối thành công trong công tác chào bán cổ phần, thoái vốn DNNN, tuy nhiên số lượng DNNN hoàn thành công tác CPH, thoái vốn đến hết năm 2015 vẫn chưa đạt được theo kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra.
Trong quý I năm 2016, công tác CPH và thoái vốn tại các DNNN vẫn tiếp tục được đẩy mạnh và diễn ra khá gấp rút, các cơ quan ban ngành, các đơn vị chủ sở hữu đều ý thức được trách nhiệm và tạo điều kiện để quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng, đảm bảo tiến độ, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Tại VietinBankSc, công tác tư vấn CPH và thoái vốn cũng diễn ra hết sức khẩn trương. Trong quý I/2016, chúng tôi đã tư vấn thành công 13 cuộc bán đấu giá thoái vốn tại các DNNN và tư vấn CPH thành công Công ty Sách Việt Nam (Savina). Trong tháng 4 này, VietinBankSc cũng đã tư vấn thành công phiên IPO của Tổng Công ty 36.
* PV: Hiệu quả thực sự của CPH DNNN chính là sự thay đổi căn bản về quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít doanh nghiệp vẫn ở thế “bình mới, rượu cũ” do không tìm được nhà đầu tư (NĐT) chiến lược đủ mạnh. Ông bình luận gì về điều này?
- Ông Chu Mạnh Hiền:Trên thực tế vẫn còn nhiều DNNN hoạt động khá trì trệ, hiệu quả kém, mặc dù ngành nghề kinh doanh khá cơ bản, chất lượng tài sản tốt hoặc có rất nhiều tiềm năng lợi thế về địa bàn kinh doanh, đất đai, nguồn lực... Tuy nhiên, cái yếu của các doanh nghiệp này chính là năng lực quản trị, dẫn đến chưa tận dụng triệt để được các lợi thế tiềm năng, nguồn lực hiện có.
Chính vì vậy, khi có chủ trương tái cơ cấu thông qua việc CPH DNNN đồng nghĩa với việc Nhà nước đã mở ra cơ hội hợp tác và tạo điều kiện cho các NĐT vào để tái thiết hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực sẵn có của quốc gia và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Song hành với điều đó, các “đại gia” có tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản trị tốt lại cũng luôn sẵn sàng tìm kiếm và nắm bắt cơ hội đầu tư tiềm năng. Và khi được các “đại gia” quan tâm đến thì theo quy luật cung cầu, cổ phần của nhiều DNNN trở thành một món “hàng nóng” khi chào bán là tất yếu.
Tuy nhiên, tái cơ cấu một doanh nghiệp là một việc không phải ngày một ngày hai, nó là cả một quá trình. Hiệu quả hoạt động của các DNNN sau CPH liệu có thực sự tốt lên hay không thì vẫn còn phải chờ vào năng lực điều hành, quản trị của những “đại gia” đã quyết định bỏ đồng vốn của mình vào đó.
* PV: Vậy phải chăng, chúng ta nên tạo điều kiện hơn nữa cho những NĐT chiến lược uy tín tham gia vào công tác CPH, thoái vốn thưa ông?
- Ông Chu Mạnh Hiền:Chính xác là như vậy. Bởi mục tiêu chung của CPH DNNN là nhằm huy động vốn của các NĐT bên ngoài, nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Đối với những NĐT có tiềm lực tài chính, có năng lực quản trị điều hành, công nghệ tốt thì càng cần được khuyến khích và tạo điều kiện để họ tham gia vào quá trình tái cơ cấu các DNNN.
Ngoài ra, khi có sự tham gia của các NĐT có tiềm lực tài chính thì lợi ích thu về của Nhà nước trong các đợt tái cơ cấu cũng sẽ tốt hơn.
Chính vì vậy, Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện để các NĐT có tiềm lực gắn bó lâu dài với doanh nghiệp tham gia vào công tác CPH.
* PV: Như ông đã nói, công tác CPH, thoái vốn sẽ tiếp tục nở rộ trong năm nay. Vậy điều này có phải là nhân tố tích cực cho thị trường chứng khoán (TTCK) không, thưa ông?
- Ông Chu Mạnh Hiền:Việc Chính phủ tiếp tục ưu tiên công tác CPH và thoái vốn sẽ dẫn tới nguồn cung trên thị trường gia tăng. Về ngắn hạn, điều này sẽ khiến cho lượng vốn đổ vào TTCK niêm yết bị ảnh hưởng do nguồn vốn chưa kịp hấp thụ hết nguồn cung gia tăng.
Tuy nhiên, về dài hạn, với các quy định khắt khe buộc các doanh nghiệp phải niêm yết, đăng ký giao dịch tập trung trong vòng tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng để CPH DNNN, sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp lên sàn và hoạt động công khai và minh bạch hơn. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy TTCK phát triển, gia tăng giá trị vốn hóa và từng bước khẳng định vai trò là phong vũ biểu của nền kinh tế.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Nông dân vẫn vui vẻ khi giá cau "lao dốc", thương lái ngừng mua
- ·Về từ Nhật, chàng trai Việt làm chủ 2 nhà hàng hút nghìn khách mỗi tháng
- ·VPBank Can Tho Music Night Run 2024: Khai mở tiềm năng du lịch thể thao Cần Thơ
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Câu chuyện khởi nghiệp của những người phụ nữ không ngại tuổi tác
- ·Thợ lặn lương tháng gần 40 triệu đồng: Suýt mất mạng năm 16 tuổi!
- ·Doanh nghiệp ráo riết tuyển dụng, yêu cầu đơn giản nhưng lương cao
- ·Ray Tomlinson
- ·Bác sĩ Lý Quốc Thịnh: "Ông bố" nổi tiếng trong ngành gây mê hồi sức
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·Đề nghị Nhật Bản cải thiện chế độ phúc lợi cho lao động Việt
- ·Chuyến biển đầu năm ngư dân câu được cá ngừ quý hiếm nặng gần 1 tạ
- ·Phát hiện nhiều hộ kinh doanh ở TPHCM can thiệp vào cơ thể người trái phép
- ·Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- ·Những ngành nghề cắt giảm 75% lao động, lương sụt đến 20%
- ·Tin vào lời hứa "đi nước ngoài không cần học", người đàn ông mất 70 triệu
- ·Alcaraz khởi đầu thuận lợi, Tsitsipas bị loại sớm ở China Open
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Trường hợp người lao động muốn nghỉ việc phải báo trước 4 tháng?