【bóng đá kết quả giải vô địch ý】Rất thận trọng khi thu hẹp đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học,ấtthậntrọngkhithuhẹpđốitượngphảiđánhgiásơbộtácđộngmôitrườbóng đá kết quả giải vô địch ý công nghệ và môi trường Phân Xuân Dũng. |
Ngày 4/9 các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách họp trực tuyến cho ý kiến về hai dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và Luật Cư trú (sửa đổi).
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đây là hai dự thảo luật chứa đựng nhiều nội dung mới về quyền công dân liên quan đến quyền tự do cư trú, đến chính sách bảo vệ môi trường. Nhiều vấn đề lớn của hai dự thảo luật còn nhiều ý kiến khác nhau nên cần các vị đại biểu chuyên trách cho ý kiến thêm, qua đó có thêm luận cứ thuyết phục để tiếp thu, hoàn chỉnh trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 10 tới đây.
Đây cũng là lần đầu tiên các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách họp trực tuyến, Chủ tịch Quốc hội phát biểu.
Vẫn hai phương án
Một trong những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau tại dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) là quy định về phân loại dự ánđầu tưtheo mức độ tác động đến môi trường và đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phân Xuân Dũng cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn để hai phương án.
Phương án 1 (Chính phủ trình) quy định bản dựa trên phân loại dự án theo Luật Đầu tư công để xác định đối tượng dự án đầu tư công phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường (bao gồm các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C có cấu phần xây dựng thuộc loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường).
Phương án 2 đã được tiếp thu chỉnh lý để phù hợp với phân loại dự án theo tiêu chí về môi trường, quy định dựa trên cơ sở phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường và quy định chỉ các dự án thuộc nhóm I (Nhóm có tác động môi trường ở mức độ cao) mới là đối tượng phải thực hiện.
Phương án này có ưu điểm là có thể áp dụng các tiêu chí môi trường để làm căn cứ xuyên suốt trong việc xác định đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường, quan trọng nhất là xác định địa điểm đầu tư dự án có thực sự phù hợp với môi trường hay không.
Ông Dũng cho biết, đối với phương án này, Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị đổi “Đánh giá sơ bộ tác động môi trường” thành “Đánh giá tác động môi trường sơ bộ” cho phù hợp với bản chất của việc đánh giá cũng như thể hiện của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không nên thay đổi vì Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư đều quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
Đáng chú ý là, theo cả hai phương án thì đối tượng dự án phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường đều thu hẹp hơn so với Luật Đầu tư công.
"Nhiều ý kiến của các vị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Luật Đầu tư công, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 và Luật đầu tư, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 đã được các vị đại biểu Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng, đến thời điểm này, nhiều nội dung vẫn chưa được Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn. Vì thế, việc thay đổi đối tượng đánh giá sơ bộ tác động môi trường dù thu hẹp hay mở rộng hơn trong Dự án Luật cần rất thận trọng", ông Dũng nhấn mạnh.
Cần lấy thêm ý kiến
Đồng tình với phương án hai, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) cho rằng cách tiếp cận của phương án này phù hợp với bản chất của vấn đề.
Tuy nhiên, tiêu chí phân loại dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường khác với quy định tại Luật Đầu tư công nên cần chỉ rõ những quy định nào của Luật Đầu tư công cần phải chuyển đổi để phù hợp với phương án này. Đại biểu Phương cũng đề nghị cần tiếp tục lấy thêm ý kiến về phương án hai, trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10.
Cũng chọn phương án hai, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng phương án này phù hợp hơn khi chỉ các dự án có tác động môi trường ở mức độ cao mới là đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Quy định như vậy, theo đại biểu sẽ tránh gây phiền hà cho các chủ dự án, và ở các giai đoạn sau nếu có vấn đề gì về môi trường phát sinh thì vẫn có thể xử lý được.
Ông Lâm đề nghị cần bổ sung quy định về trình tự thủ tục với đánh giá sơ bộ tác động môi trường tại điều 30 của Dự thảo luật.
(责任编辑:La liga)
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·4 lưu ý để Hậu Giang bứt phá thời gian tới
- ·Sức mua hàng Tết có thể tăng 10%, khó xảy ra biến động giá
- ·Xoài cát Hòa Lộc giảm giá
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước
- ·Giá lúa gạo tăng: Vui có nhưng buồn cũng nhiều
- ·Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Thu hoạch hơn 1.200ha lúa Thu đông
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Dấu ấn kinh tế
- ·Mở rộng đầu ra cho nông sản
- ·Giá vật liệu tăng do nguồn cung khan hiếm
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Phát triển bền vững mô hình nuôi cá thát lát
- ·Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng, giá hơn 81 triệu đồng/lượng
- ·Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực tăng tốc xuất khẩu
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đối thoại doanh nghiệp