【kết quả bóng đá al nassr】Những bất cập trong xin cấp phép xây dựng
Ngày 4-9-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng và nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20-10-2012. Nghị định này thay thế cho các quy định về giấy phép xây dựng tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; các quy định về giấy phép xây dựng công trình ngầm quy định tại Nghị định số 39/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý không gian xây dựng công trình ngầm. Các quy định trước đây của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương về giấy phép xây dựng trái với nghị định này đều bãi bỏ.Và điều đáng nói ở đây là việc tuân thủ các quy định mới hoàn toàn thuận lợi cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Còn với người dân thì lại thêm nhiều thủ tục rườm rà và những bất cập. Vì vậy, bài viết dưới đây không ngoài mục đích làm sáng rõ vấn đề này.
* Những rườm rà và bất cập:
Theo quy định mới, để được cấp giấy phép xây dựng (GPXD), người dân phải nộp bản vẽ thể hiện tổng mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng các tầng điển hình và mặt bằng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính như: móng, khung, tường, mái chịu lực… Đồng thời, bản vẽ này phải được những cá nhân, đơn vị có năng lực đo vẽ thực hiện và phải qua khâu thẩm định, phê duyệt của cơ quan chuyên môn.
Về các loại giấy tờ kèm theo bộ hồ sơ, quy định mới cũng đòi hỏi khá chặt chẽ. Cụ thể là phải có giấy tờ nhà, đất hợp pháp nằm trong khu vực đã được quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500. Trường hợp xây dựng mới nhà ở riêng lẻ nằm trong các dự án nhà ở đã được quy hoạch chi tiết, cũng không thuộc diện được miễn GPXD như trước.
Việc GPXD rườm rà gây khó khăn cho người dân - Ảnh: Sỹ Hòa
Ông Nguyễn Văn Tâm ở phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài cho biết: Cách đây vài tháng, tôi cũng tự xin phép xây dựng 1 căn nhà. Khi đó, bản vẽ xin GPXD chỉ gói gọn trong một tờ giấy khổ A0 đã thể hiện hết các thông tin của căn nhà. Từ mặt bằng móng, mặt bằng các tầng lầu mặt bằng sân thượng, cho đến mặt đứng, mặt cắt căn nhà cũng như họa đồ vị trí, họa đồ giải thửa rồi họa đồ chỉ dẫn… Nhưng nay, đi xin GPXD căn nhà y chang như vậy, bản vẽ xây dựng đã không còn đơn giản như trước. Nếu làm đúng theo các yêu cầu như quy định mới do cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin GPXD ở sở Xây dựng hướng dẫn, thì bản vẽ đã trở thành bản vẽ thiết kế kiến trúc. Bởi trên đó đã thể hiện chi tiết đến cả khung, cột, đà, tường và hệ thống cấp điện, cấp thoát nước của căn nhà.
Cũng theo ông Tâm, việc thể hiện hết những nội dung trên, bản vẽ xin GPXD đã có độ dày lên đến vài chục trang giấy khổ A3 và được đóng thành một cuốn. Đồng nghĩa với việc thực hiện theo yêu cầu vẽ thiết kế chi tiết như trên, số tiền mà ông Tâm phải trả cho bản vẽ xin GPXD tốn gấp nhiều lần trước đây. Và ông Tâm nhẩm tính, với bản vẽ xin GPXD cũ, mức phí của các công ty đo vẽ chỉ trên dưới 15 ngàn đồng/m2sàn xây dựng. Trước đây, với căn nhà chừng 300m2, chi phí công vẽ cũng chỉ tốn không quá 5 triệu đồng. Nhưng nay, với bản vẽ kiểu vẽ thiết kiến trúc như vậy thì người dân sẽ phải trả mức khoảng trên dưới 100 ngàn đồng/m2sàn hoặc 2-3% tổng giá trị đầu tư cho công trình, tức là số tiền thuê vẽ sẽ lên vài chục triệu đồng.
* Thêm khó khăn cho người dân: