会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong da viet nam hom nay】Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc!

【ket qua bong da viet nam hom nay】Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc

时间:2025-01-13 11:48:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:149次
Cơ hội bứt tốc của xuất khẩu thủy sản Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng bứt phá trong những tháng cuối năm Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Đại biểu Châu Quỳnh Giao đề nghị sớm tháo gỡ vướng mắc về chính sách liên quan đến phát triển thuỷ sản. Ảnh: Quốc hội

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội theo chương trình Kỳ họp thứ 8 vào ngày 4/11/2024, từ góc độ ngư dân, đại biểu Quốc hội của tỉnh Kiên Giang đã chia sẻ “nhiều tàu phải nằm bờ nhớ về thời hoàng kim trong sự thổn thức, nhiều ngư phủ phải rời biển nhọc nhằn lên bờ tìm kế mưu sinh”.

Nguyên nhân do giá hải sản lao dốc, trong khi chi phí ra khơi thì leo thang, tình trạng cạn kiệt ngư trường… cùng nguyên nhân đến từ cơ chế, chính sách.

Theo đại biểu Châu Quỳnh Giao, một số chính sách cũng chưa sát với đời sống. Chẳng hạn, Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi một số điều về thi hành Luật Thuỷ sản đã đưa ra quy định về chiều dài của con cá ngừ vằn được phép khai thác phải tối thiểu là 50 cm.

Nhưng điều này trong thực tế rất khó đáp ứng, bởi vì mỗi một chuyến đi biển về như vậy thì sản lượng chỉ đạt từ 10-15%, có tỉnh như Bình Định chỉ có 2-3%.

“Do đó, những con tàu tiếp tục lại nằm bờ trong mấy tháng nay và những doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ xuất khẩu - một ngành hàng chủ lực đã lâm vào bế tắc”, đại biểu Châu Quỳnh Giao nói.

Cũng về chính sách, Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được đại biểu đánh giá là rất nhân văn.

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý lại chưa ban hành chính sách khoanh nợ, chậm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình tàu cá… nên gây khó khăn cho ngư dân, doanh nghiệp yên tâm vươn khơi bám biển.

Vì thế, cùng với việc kiến nghị sớm tháo gỡ những vướng mắc trên, đại biểu Châu Quỳnh Giao cho rằng cần thực hiện nghiêm các giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững, chuyển đổi nhận thức từ tư duy nghề cá truyền thống sang nghề cá trách nhiệm, giúp nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường thế giới về vấn đề xuất khẩu thuỷ hải sản.

Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu giải trình. Ảnh: Quốc hội

Nhưng trong phần tranh luận, đại biểu Phạm Phú Bình (đoàn Nghệ An) lại cho rằng “bức tranh” về công tác quản lý nghề cá và hải sản như đại biểu Châu Quỳnh Giao có phần tiêu cực.

Ngày 4/11/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 111/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác IUU, chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu.

Bởi hiện nay, việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đã được Việt Nam xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu ngay từ khi Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra “thẻ vàng”. Đảng, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chỉ thị, yêu cầu cũng như quy định và chính sách liên quan.

Về thực thi, các địa phương trên cả nước đã và đang nỗ lực tăng cường các biện pháp đăng ký, đăng kiểm và cấp phép hoạt động cho các tàu cá nhằm giải quyết dứt điểm các vi phạm liên quan đến IUU. Nhiều chuyên gia độc lập đánh giá Việt Nam đang đi đúng hướng trong công tác quản lý đánh bắt IUU.

Giải trình về vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, vấn đề phát triển bền vững về trữ lượng tài nguyên biển của chúng ta mới là quan trọng, IUU là một bước để chúng ta tiến tới sự phát triển bền vững.

Bộ trưởng cũng khẳng định những khuyến cáo của EC đã được cải thiện rất nhiều, đây là công sức của cả một hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương.

Điều này đã được đoàn thanh tra của EC ghi nhận, nhiều địa phương đã có những hành động quyết liệt để ngăn chặn hành vi đánh bắt, khai thác hải sản bất hợp pháp… nên Bộ trường đề nghị cần tiếp tục hợp lực trong lần làm việc cuối cùng của EC sắp tới.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
  • Hải quan Việt Nam tích cực tham gia đàm phán, ký kết các quy định, hiệp định liên quan đến hải quan
  • Đức tài trợ cho Việt Nam gần 370 triệu EUR
  • Sôi nổi Hội thao kỷ niệm 49 năm thành lập Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh
  • Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
  • Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia là nhiệm vụ cấp bách
  • Hạn chế đơn vị triển khai thu phí tự động không dừng để chống thất thu phí BOT
  • Mở rộng loại chứng thư số giao dịch điện tử với cơ quan tài chính
推荐内容
  • Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
  • Hải quan Quảng Ninh phấn đấu vượt chỉ tiêu thu ngân sách
  • Hải quan Việt Nam tích cực tham gia đàm phán, ký kết các quy định, hiệp định liên quan đến hải quan
  • Việt Nam vay hơn 1,5 tỷ USD từ Nhật Bản
  • Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
  • Thanh niên Hải quan Bắc Ninh phối hợp tổ chức chương trình thiện nguyện tại Hà Giang