【ket qua bong rô】Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
Vùng Đồng bằng sông Hồng cần tăng cường liên kết để phát huy các tiềm năng Thiếu liên kết vùng,ĐẩymạnhliênkếtvùngđểđưahànghóaĐBSCLvươket qua bong rô khó xuất khẩu quy mô lớn |
ĐBSCL đang đóng góp tới 95% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Ảnh: ST |
Ngày 6/9, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL với khoảng 200 đại biểu tham dự là lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, đại diện các cơ quan, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ logistics…
Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, khu vực ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Với thế mạnh chủ yếu là sản xuất và chế biến thực phẩm, ĐBSCL đã trở thành trung tâm công nghiệp thứ ba của cả nước.
Đây cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Thời gian qua, chất lượng tăng trưởng của vùng được nâng lên với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng ước đạt 6,12%; một số địa phương trong vùng đạt mức khá như Trà Vinh tăng 10,27%, Hậu Giang tăng 8,04%, Cà Mau tăng 6,96%.
Nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng ĐBSCL đạt 19,5 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 6,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 13,1 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Ba địa phương có kim ngạch tỷ USD lần lượt là Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, rất nhiều nhóm ngành hàng của Việt Nam đã vượt mốc kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, như rau quả, gạo, tôm..., phần lớn đến từ ĐBSCL. Tính chung đến nay, ĐBSCL đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản nuôi, khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại...
Tuy nhiên, ĐBSCL đang đối mặt với những vấn đề cần giải quyết như quy mô kinh tế của vùng chỉ chiếm hơn 12% so với cả nước.
“Tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương trong vùng còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu; hoạt động liên kết vùng còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu; một số thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức; chưa hình thành được các cụm sản xuất, dịch vụ liên kết ngành; hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp vùng chưa phát triển đồng bộ; khả năng thu hút nguồn lực đầu tư thấp, chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chậm, chưa đáp ứng yêu cầu”, bà Phan Thị Thắng cho biết.
Để ĐBSCL phát triển xứng tầm, một trong những giải pháp quan trọng là thúc đẩy liên kết vùng trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu nhằm quy tụ và tối ưu các nguồn lực của các địa phương trong vùng phục vụ phát triển bền vững.
Theo đó, hội nghị tập trung bàn thảo 6 nhóm vấn đề quan trọng trong hợp tác phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL. Bao gồm: phương hướng phát triển các nhóm ngành có lợi thế xuất khẩu của vùng; xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thế mạnh của vùng; đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển thương mại vùng; liên kết xúc tiến thương mại quy mô vùng cho các nhóm sản phẩm thế mạnh; phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng và xây dựng các doanh nghiệp mạnh về logistics phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của vùng và sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp đầu mối thu mua, phân phối, xuất nhập khẩu, thương mại điện tử trong việc phân phối xuất khẩu các sản phẩm của vùng.
Qua đó, các địa phương đã nêu nhiều giải pháp, hỗ trợ nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành thế mạnh của vùng cũng như liên kết chặt chẽ, hiệu quả hơn trong và ngoài vùng trong công tác xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu; giúp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của vùng vươn xa hơn tới các thị trường trong và ngoài nước. Qua đó góp phần thúc đẩy vùng phát triển bám sát định hướng được nêu tại Quy hoạch ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự tọa đàm về TP. Đà Nẵng
- ·Cố vấn An ninh quốc gia thay Tổng thống Trump dự hội nghị ASEAN
- ·Thắng đội bóng Ấn Độ, CLB nữ TP.HCM vượt qua vòng bảng “Cup C1 châu Á”
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Phanh phui thủ đoạn giấu 50 kg ma túy trong các thùng đựng lươn sống
- ·Chính phủ yêu cầu rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam
- ·'Làm từ thiện phải có văn hoá, đừng mang danh để đánh bóng tên tuổi'
- ·Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·Kiên định giá trị đã tạo lập, hướng đến phát triển du lịch "xanh"
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Kiểm soát chặt gói hỗ trợ, tránh để lợi dụng chính sách
- ·Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tiếp Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ
- ·Đón VĐV Đinh Văn Tâm đoạt HCV tại Giải vô địch Wushu châu Á
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Quốc hội thông qua Luật Phòng không nhân dân
- ·Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối
- ·Nhiều hoạt động của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến thăm và làm việc tại Thừa Thiên Huế
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI