【kết quả c2 châu âu】FTA Việt Nam
Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu. Ảnh: moit.gov.vn |
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu về những tiềm năng và thách thức của từng nhóm hàng cụ thể khi FTA này có hiệu lực.
Mặt hàng thủy sản và thủy sản chế biến được coi là hưởng lợi nhiều nhất trong Hiệp định này. Cụ thể vấn đề là như thế nào, thưa ông?
Ông Đặng Hoàng Hải: Đối với mặt hàng thủy sản và thủy sản chế biến, EAEU mở cửa có lộ trình với 95% tổng số dòng thuế, tối đa trong 10 năm (trong đó hơn 71% dòng thuế được xoá bỏ hoàn toàn ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực, tương đương 100% tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong 3 năm từ 2010-2012 của Việt Nam vào EAEU), 5% dòng thuế còn lại là các mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu.
Ảnh minh họa |
Thị trường EAEU từ trước đã nhập khẩu nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi có FTA Việt Nam-EAEU thì mức thuế của mặt hàng này vào khoảng 35%, nay về bằng 0%. Tất cả những mặt hàng được cắt, giảm thuế ở mức cao đều là những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao và có bề dày xuất khẩu. Với những ưu đãi đó, đây là cơ hội vàng cho DN Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường EAEU.
Còn mặt hàng gạo được nhận định là “nhạy cảm” vì thị trường EAEU áp giới hạn cho Việt Nam thì sao?
Ông Đặng Hoàng Hải:Gạo được nhận định là “nhạy cảm” vì giới hạn sang thị trường EAEU là 10.000 tấn/năm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu, EAEU và Việt Nam đã cam kết sau 3 năm sẽ xem xét lại con số này.
Trên thực tế, gạo của Việt Nam không bán được ở thị trường này. Loại gạo người dân Nga dùng khác hẳn gạo của Việt Nam. Người dân Nga dùng gạo nấu hai món chính là món “cơm trộn sữa”, món này dùng loại gạo rất cứng và loại “cơm trộn thịt” thì lại dùng gạo rất dẻo như gạo nếp nương nhưng là gạo tẻ, nhập của Thái Lan, Ấn Độ và do họ tự trồng.
Với các mặt hàng nông sản khác, những nước thuộc EAEU đang có nhu cầu rất lớn. Ngay cả những mặt hàng của họ mà Việt Nam đang đưa về mức thuế bằng 0% như thịt bò, sữa thì các nước EAEU cũng đánh giá trong vòng 5 năm tới vẫn chưa có khả năng xuất khẩu. Vì thế, việc cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp là không đáng kể.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, ngay sau khi FTA Việt Nam-EAEU có hiệu lực, kim ngạch hàng dệt may giữa hai bên sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20%/năm trong 5 năm tiếp theo. Giá trị kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1-2 năm tới và Việt Nam sẽ từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường này. Ông có cho rằng đây là con số quá “lạc quan”, trong khi mới đây ngành dệt may đang liên tục “than khó”?
Ông Đặng Hoàng Hải:Tôi đánh giá dệt may là ngành đang rất tiềm năng với thị trường tiêu thụ lớn như EAEU và không quá “khó tính”. Nhưng nếu nói tăng ngay 50% trong năm đầu tiên chỉ nhờ tác dụng về thuế thì hơi chủ quan, chúng ta phải tìm hiểu thị trường này thật kĩ càng mới hy vọng đạt con số như mong muốn.
Mặc dù chúng ta đang rất thuận lợi về xuất xứ (theo nội dung Hiệp định, áp dụng quy tắc xuất xứ một công đoạn, tức là chỉ có 1 công đoạn cắt và may) nhưng cái khó là mặt hàng này phụ thuộc vào thói quen của người tiêu dùng. Không phải có thuận lợi về thuế, về giá là chiếm lĩnh được ngay thị trường.
Thép của Nga được đánh giá là có chi phí sản xuất thuộc loại thấp nhất toàn cầu, DN Việt rất khó để có thể cạnh tranh được chứ không nói đến việc xuất khẩu sang thị trường này. Đây có phải là “điểm trừ” trong Hiệp định không, thưa ông?
Ông Đặng Hoàng Hải:Thực chất bức tranh không phải như nhiều người suy nghĩ vì các dòng thuế nhạy cảm với chúng ta chủ yếu liên quan đến thép xây dựng, mà mặt hàng này ta có thể cạnh tranh được.
Nga sản xuất thép ở miền Trung, khi vận chuyển sang Việt Nam thì chi phí vận chuyển rất lớn. Trong khi đó, thép xây dựng tính cạnh tranh không cao, khả năng cạnh tranh được với thép chúng ta là khó nên DN thép của Việt Nam không cần quá lo lắng.
Chúng ta vẫn để lộ trình thích hợp với sản phẩm thép xây dựng. Còn các dòng thép khác, ta vẫn đang phải nhập của các nước, nhưng nếu nhập được từ Nga thì sẽ đẩy lùi được thép kém chất lượng.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Tự chủ đại học như luồng gió mới"
- ·Bộ đội xuất ngũ ngại tham gia học nghề
- ·Giáo viên phải đi thu tiền: Mất uy với học trò, rủi ro khi trường lạm thu
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Gen Z Việt giành học bổng toàn phần Đại học Anh nhờ bài luận xúc động về mẹ
- ·Ngôi làng biệt lập giữa núi rừng đón điện về
- ·Nữ giáo viên tiểu học bị cấm dạy vì quấy rối tình dục hai nam học sinh
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Nam sinh đạt điểm học tập 9.19/10, đưa rác đến đấu trường ASEAN
- ·Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- ·Phải làm gì khi con mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- ·Nền tảng giáo dục vững chắc từ các tiêu chuẩn quốc tế
- ·Quảng Ngãi hỗ trợ cán bộ dôi dư khi sáp nhập cấp xã
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Ngành giáo dục Đà Nẵng lên tiếng về thông báo "nghỉ học khi trời nắng ráo"
- ·Tranh cãi đáp án môn lịch sử thi tốt nghiệp THPT: Bộ chọn "C"
- ·Bé gái lớp 4 phản ứng gay gắt, hỏi mẹ: "Con đi học thêm vì ai?"
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·7 ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển làm giảng viên đề án tiền tỷ