【xem keo nha cai hom nay】Mở rộng nguồn thu ngân sách: Cần chính sách tốt và quản lý tốt
Đó là thông tin từ Hội thảo Các công cụ quản lý ngân sách nhà nước: Kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị cho Việt Nam được tổ chức sáng 18/10.
Mở rộng không gian tài chính
Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực cải cách hệ thống quản lý tài chính công nhằm giải quyết các thách thức như nợ công đang ở mức cao và thu ngân sách hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu phát triển.
Theo Tiến sĩ Marthew Martin, Giám đốc tổ chức tài chính phát triển quốc tế (DFI), Việt Nam cần một nguồn lực tài chính lớn để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Muốn vậy, Việt Nam cần mở rộng không gian tài chính, tức là những tiềm năng để tăng chi tiêu cho phát triển mà không làm tổn hại đến sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế.
Giám đốc DFI cho biết, có 8 giải pháp chung để mở rộng không gian tài chính, tuy nhiên các giải pháp như chính sách tài khoá hay vay nợ để đầu tư phát triển đều không phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đang cố gắng kiểm soát lạm phát và nợ công đang tiến đến trần 65% GDP.
“Việt Nam chỉ nên tập trung vào 3 nội dung chính: tái cơ cấu các khoản chi ngân sách; nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước thông qua cơ chế minh bạch và có sự giám sát của người dân; nâng cao hiệu quả thu ngân sách bằng hạn chế gian lận thuế, bãi bỏ những ưu đãi thuế không cần thiết"- ông Marthew Martin nhận định.
Mặt khác, theo báo cáo đánh giá chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam do Oxfam thực hiện vào năm 2017, chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam lớn và dàn trải, ưu đãi về thời gian miễn giảm thuế dài và có phạm vi rộng hơn một số nước trong khu vực. Việt Nam áp dụng các chính sách ưu đãi thuế khá cao cho các dự án đầu tư vào địa bàn kém phát triển hay các khu kinh tế. Những ưu đãi thuế này có thể thúc đẩy hành vi chuyển giá, chuyển lợi nhuận, gây xói mòn cơ sở thuế.
“Việt Nam cần rà soát và loại bỏ những ưu đãi thuế không cần thiết, đồng thời giảm thiểu việc trốn thuế và tránh thuế qua cơ chế giám sát, đặc biệt là thực hiện tốt Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết”, báo cáo của Oxfarm chỉ ra.
Huy động nguồn thu nội địa là giải pháp chính
Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Văn Phụng, Chuyên gia kinh tế, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế, huy động nguồn thu nội địa chính là giải pháp chính để mở rộng nguồn thu. Phải dựa vào nội lực của nền kinh tế mới có thể phát triển bền vững.
Mặt khác, để huy động thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, Việt Nam cần phải ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Đồng thời, phải thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế, cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng mở rộng cơ sở thuế, rà soát lại các ưu đãi, miễn giảm thuế …
“Để mở rộng nguồn thu thì ngoài một chính sách tốt cũng cần phải quản lý tốt. Nếu chính sách tốt mà quản lý không hiệu quả thì cũng không ổn. Do vậy phải tập trung làm cả hai việc trên một cách hiệu quả, đồng bộ và mạnh mẽ”, ông Phụng khẳng định.
Ở góc độ khác, ông Nguyễn Quang Thương, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển và Hội nhập cũng cho rằng, Việt Nam cần nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách bằng các cơ chế minh bạch và giám sát.
“Hiện nay, một số tài liệu về ngân sách đã được công bố theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015. Tuy nhiên, các tài liệu này không đủ chi tiết để công chúng và các tổ chức xã hội giám sát chi tiêu ngân sách một cách hiệu quả. Việt Nam cần tiếp tục cải thiện các quy định chính sách cũng như thực hành và công khai ngân sách nhà nước”.
Tiến sỹ Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính khuyến nghị, Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng các công cụ mới như phân bổ ngân sách dựa trên kết quả nhằm đảm bảo ngân sách chi tiêu tốt hơn cho các mục tiêu định hướng và đạt được các kết quả mong đợi. Để làm được việc đó, sự hợp tác giữa các cơ quan và Bộ, ngành khác nhau để cùng xây dựng kế hoạch ngân sách cho những mục tiêu phát triển chung là rất cần thiết.
Ba công cụ hỗ trợ quản lý ngân sách nhà nước được giới thiệu trong hội thảo: đánh giá không gian tài chính; lập kế hoạch tài chính trung hạn; chi tiêu ngân sách dựa trên kết quả. Trong đó, kế hoạch tài chính trung hạn được áp dụng phổ biến tại các nước OECD. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- ·Nhật Bản tìm cách giảm thiểu hậu quả từ bê bối lĩnh vực sản xuất xe
- ·Toyota Corolla Cross HV 2021 giá 800 triệu: Xe hybrid tiết kiệm nhưng giá cao
- ·Bước tiến vượt bậc của ô tô sử dụng năng lượng mới tại Trung Quốc
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Tỷ phú Elon Musk không muốn Mỹ đánh thuế cao xe điện Trung Quốc
- ·McLaren 750S đầu tiên tại Việt Nam lăn bánh, tiền biển số đắt hơn xe BMW 320i
- ·Những câu hỏi mà dân bán ô tô không thích nghe vì khó moi tiền khách hàng
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Porsche bị kiện vì che giấu chính sách bảo hành và chối bỏ trách nhiệm
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Toyota Fortuner lao nhanh trên đường ướt, trượt bánh mất lái, 'hạ gục' cột điện
- ·Doanh nghiệp xe máy điện Việt Nam quá nhỏ bé và yếu thế
- ·Dodge Challenger gây tai nạn ở tốc độ gần 250 km/h khi chạy trốn xe cảnh sát
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Tài xế trả giá đắt khi lái siêu xe Lamborghini Huracan mà không biết sang số
- ·Có 240 triệu cùng mức giá VinFast VF 3, mua được ô tô cũ nào?
- ·Honda 'khai tử' xe máy 50cc trước áp lực về khí thải và xe điện
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Ba mẫu xe gầm cao mới tầm giá 700 triệu rục rịch ra mắt trong tháng 6