会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang sep hang bong da phap】Trung Quốc làm thế nào bắt kịp Mỹ trong cuộc đua AI?!

【bang sep hang bong da phap】Trung Quốc làm thế nào bắt kịp Mỹ trong cuộc đua AI?

时间:2025-01-13 15:29:33 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:318次
(VTC News) -

Lệnh cấm các công ty Trung Quốc tiếp cận OpenAI sẽ không tạo ra nhiều thay đổi trong cuộc đua phát triển mô hình ngôn ngữ lớn AI giữa Trung Quốc và Mỹ.

Tháng 7,ốclàmthếnàobắtkịpMỹtrongcuộcđbang sep hang bong da phap công ty hàng đầu về mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) trí tuệ nhân tạo (AI) OpenAI công bố lệnh cấm hoàn toàn quyền truy cập vào giao diện của công ty tại Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích dự đoán động thái này sẽ cản trở sự phát triển của LLM AI tại Trung Quốc.

Trên thực tế, ngành công nghiệp LLM AI của Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển nhanh chóng bất chấp lệnh cấm.

Ngành công nghiệp AI của Trung Quốc phát triển nhanh chóng bất chấp những biện pháp hạn chế từ Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Ngành công nghiệp AI của Trung Quốc phát triển nhanh chóng bất chấp những biện pháp hạn chế từ Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Không có dấu hiệu đình trệ

Các công ty khởi nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc nhanh chóng thay thế các LLM nước ngoài bằng các LLM trong nước với chi phí thấp.

Sau khi OpenAI tuyên bố tạm dừng dịch vụ giao diện lập trình ứng dụng (API) tại Trung Quốc, nhiều công ty LLM trong nước như Zhipu AI, Tencent Cloud, Moonshot AI, Baidu AI Cloud và Alibaba Cloud ngay lập tức triển khai dịch vụ di chuyển ưu đãi cho khách hàng của OpenAI.

Hiện tại, API của các LLM hàng đầu Trung Quốc không hề thua kém OpenAI về các tác vụ hàng ngày, đặc biệt các ứng dụng nội địa hiểu nội dung tiếng Trung tốt hơn ChatGPT.

Bốn lĩnh vực chính cho khởi nghiệp AI với LLM ở Trung Quốc là giáo dục, dịch vụ khách hàng, công việc văn phòng và dinh dưỡng sức khỏe. Để thu hút người dùng hiệu quả, chiến lược quan trọng nhất là triển khai quảng cáo nhắm mục tiêu trên các nền tảng internet.

Số lượng công ty chạy quảng cáo trong các lĩnh vực này, cùng với giá cả và quy mô của các quảng cáo, thường được những người trong ngành sử dụng làm chỉ số chính để đo lường liệu làn sóng khởi nghiệp trong các lĩnh vực này có đang suy giảm hay không.

Trước tháng 7, chi phí quảng cáo cho các ứng dụng khởi nghiệp AI LLM văn phòng trên các nền tảng internet tại Trung Quốc vào khoảng 1,4 - 2,7 nhân dân tệ (khoảng 5.000 - 10.000 đồng) cho mỗi lần nhấp chuột, với hơn một nghìn công ty tham gia đấu thầu mỗi tháng.

Vào đầu tháng 8, chi phí cho một lượt tìm kiếm các ứng dụng AI văn phòng vẫn ở mức khoảng 2,7 RMB mỗi lần nhấp, với hơn một nghìn công ty tham gia đấu thầu. Trong khi đó, chi phí quảng cáo cho sản xuất slide PowerPoint hỗ trợ bởi AI tiếp tục tăng cao, lên tới khoảng 13 RMB (45.000 đồng) mỗi lần nhấp chuột.

Nhiều công ty LLM lớn của Trung Quốc như Tencent nắm bắt cơ hội bứt phá sau khi OpenAI rút khỏi thị trường Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)

Nhiều công ty LLM lớn của Trung Quốc như Tencent nắm bắt cơ hội bứt phá sau khi OpenAI rút khỏi thị trường Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)

Lĩnh vực dịch vụ khách hàng AI thậm chí còn phổ biến hơn, với chi phí trung bình cho các từ khóa đạt mức cao khoảng 20 RMB (70.000 đồng) cho mỗi lần nhấp vào tháng 8, sau khi OpenAI cấm quyền truy cập của Trung Quốc, cao hơn mức trung bình là 16 RMB (56.000 đồng) cho mỗi lần nhấp vào tháng trước đó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận mức tăng giá này cũng được thúc đẩy bởi sự bùng nổ du lịch mùa hè.

Khi ngành du lịch văn hóa và dịch vụ của Trung Quốc bắt đầu giảm chi phí và tăng hiệu quả trên diện rộng, hoạt động ra mắt quảng cáo trong lĩnh vực này vẫn tăng cả về số lượng và giá cả.

Rõ ràng, các ứng dụng sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành LLM AI của Trung Quốc không có dấu hiệu đình trệ.

"Tỏa sáng" tại Olympic Paris

Theo quan điểm của những gã khổng lồ internet, ngành công nghiệp AI của Trung Quốc cũng không có dấu hiệu chững lại. Olympic Paris trở thành sự kiện quan trọng đối với các công ty công nghệ Trung Quốc. Chẳng hạn, đại gia công nghệ lớn nhất nhì xứ tỷ dân - Alibaba đã trình diễn năng lực cộng nghệ của mình bằng cách ứng dụng AI trong các chương trình phát sóng.

Trước ngày khai mạc Olympic, Alibaba cung cấp miễn phí cho công chúng mô hình ngôn ngữ lớn AI Olympic của mình, có tên Tongyi Qianwen. Mô hình ngôn ngữ này được đào tạo với kiến thức chuyên môn về Olympic để có thể trả lời nhanh chóng các câu hỏi liên quan.

Mô hình của Alibaba cũng được trang bị khả năng dịch đồng thời Trung - Pháp tốt nhất, được công ty mô tả ngang tầm với các phiên dịch viên chuyên nghiệp, để hỗ trợ khán giả tại chỗ ở Olympic.

Ngoài ra, Alibaba Cloud cũng cung cấp các hệ thống phát lại đa camera được nâng cao bởi AI cho 14 địa điểm Olympic. Nguyên lý hoạt động cơ bản là thu thập hình ảnh từ nhiều camera, gửi chúng lên đám mây, và sử dụng sức mạnh điện toán AI của Alibaba Cloud để thực hiện tái cấu trúc không gian theo thời gian thực và kết xuất 3D.

Khoảnh khắc được chọn sẽ được phát lại và tạo ra trong đám mây chỉ trong vài giây, sau đó tích hợp liền mạch vào buổi phát sóng trực tiếp và chia sẻ trên toàn thế giới.

Tháp Eiffel và biểu tượng Olympic ở Paris, Pháp, ngày 1/8/2024. (Ảnh: Reuters)

Tháp Eiffel và biểu tượng Olympic ở Paris, Pháp, ngày 1/8/2024. (Ảnh: Reuters)

Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach ca ngợi công nghệ AI của Alibaba và nói rằng công ty Trung Quốc đã đưa Thế vận hội lên một tầm cao mới.

Đường đua công nghệ Mỹ - Trung

Những thành tựu của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực LLM AI thường bị các phương tiện truyền thông truyền thống đánh giá thấp.

Khi nói về công nghệ, người ta thường nhầm lẫn giữa những đột phá về mô hình với sự phát triển ứng dụng. OpenAI dẫn đầu trong việc tạo ra đột phá về mô hình AI LLM, nhưng hiện tại công nghệ này đã được biết đến rộng rãi.

Trong tương lai, điều quyết định sự phát triển của ngành là đột phá công nghệ trong các lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Ví dụ, xe hơi không phải do các công ty Mỹ phát minh, nhưng trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, các công ty Mỹ như Ford đã trở thành những gã khổng lồ cốt lõi của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Môi trường đầu tư và tài chính đặc thù của Trung Quốc khiến nước này tụt hậu so với Mỹ trong những đột phá về mô hình công nghệ thông tin. Nhưng khi mô hình công nghệ được làm rõ, tốc độ bắt kịp của ngành công nghệ thông tin Trung Quốc thật sự đáng kinh ngạc. Cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ trong công nghệ AI vẫn còn rất xa mới đến hồi kết.

Hoa Vũ(Nguồn: ThinkChina)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
  • Mày hãy xin nó một đứa con
  • Đồn cảnh sát Trung Quốc bị bao vây: 11 người chết thảm
  • Vũ Đức Đam: Từ 'Sao Khuê công nghệ' đến 'Sao Mai chính trường'
  • Chủ tịch huyện ở TT
  • Bão số 12 đang đổi hướng, khó dự đoán
  • Nhân chứng kể lại cảnh man rợ 'hôi của' người bị nạn
  • Đưa nước tương giả nhãn hiệu Kikkoman vào nhà hàng Nhật Bản
推荐内容
  • ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
  • Rúng động nữ sinh 10 tuổi ném em bé 2 tuổi từ tầng 25
  • Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp lán trại khiến 3 người tử vong ở Hà Tĩnh
  • Tuyên Quang: Kiểm lâm chỉ đạo phá rừng?
  • 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe 
  • Tự làm thiệp “độc” tặng thầy cô ngày 20/11