【nhận định al nassr】Xoá nghèo phải bền vững
(CMO) Dù không phải xã điểm của huyện Thới Bình trong xây dựng nông thôn mới, nhưng vừa qua, xã Tân Bằng đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho thấy sự nỗ lực lớn của chính quyền và Nhân dân địa phương.
Hiện mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội của xã đều có sự phát triển ổn định với mức thu nhập bình quân trên 37 triệu đồng/người/năm. Điểm đáng ghi nhận ở xã Tân Bằng là những nỗ lực mang lại hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã là 2,41%, thấp hơn mức bình quân của huyện và thấp nhất trong toàn huyện.
Giảm nghèo hiệu quả
Trước đây, Tân Bằng là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Thới Bình. Tuy nhiên, từ khi chuyển dịch sang nuôi tôm thì đời sống người dân ngày một cải thiện. Tuy nhiên, để giảm được nghèo không phải chỉ dựa vào chuyển dịch sản xuất, mà đó là sự quyết tâm lớn của địa phương trong việc xác định mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã.
Chủ tịch UBND xã Tân Bằng Lê Hoàng Phương cho biết, toàn xã có hơn 3.000 ha nuôi tôm, trồng lúa. Để phát triển sản xuất hiệu quả, xã xác định phát triển theo hướng đa canh, xen canh 1 vụ lúa, 1 vụ tôm. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa mấy năm nay phát triển rất tốt, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Gia đình ông Nguyễn Văn Dương, ấp Kinh 8, xã Tân Bằng thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Hoàng Vũ |
Tuy nhiên, để tỷ lệ hộ nghèo còn 2,41% không phải là điều đơn giản, mà đây là một kế hoạch dài hạn với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Ông Lê Hoàng Phương cho biết: “Địa phương xác định giảm nghèo là trọng tâm cần phải thực hiện, do đó tập trung thực hiện quyết liệt với nhiều giải pháp khác nhau. Phân công từng cán bộ, đảng viên phụ tránh những hộ nghèo, trong diện hỗ trợ thoát nghèo để nắm tình hình, biết được những khó khăn, hạn chế cũng như nhu cầu của những hộ đó như thế nào. Sau đó, từ những báo cáo tổng hợp của cán bộ, đảng viên phụ trách, xã sẽ xem xét và xây dựng chương trình hỗ trợ cụ thể phù hợp với mỗi hộ. Xoá nghèo phải thiết thực, hiệu quả và bền vững, đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của địa phương”.
Đối với những hộ thiếu tư liệu sản xuất, không có tư liệu sản xuất thì xã có giải pháp riêng, như đào tạo chuyển đổi nghề, phối hợp với ngành chức năng rà soát lao động nhàn rỗi để đưa đi đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc giải quyết việc làm tại chỗ. Theo cách làm này, xã đã giải quyết được rất nhiều lao động cho địa phương. Hiện số lao động có việc làm thường xuyên của xã chiếm 90,17% trên tổng số lao động trong độ tuổi.
Anh Lê Minh Trang với mô hình nuôi rắn ri cá để thoát nghèo. Ảnh: Đặng Duẩn |
Nhiều cách làm hay
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Tân Bằng Phạm Hoàng Vũ cho biết, trong chính sách giảm nghèo, xã xác định phải giảm nghèo bền vững. Theo đó, trước tiên rà soát, xác định những hộ nghèo nhưng chí thú làm ăn, có mô hình có thể phát triển sẽ chọn hỗ trợ thoát nghèo. Vận động các nguồn vốn từ nhiều dự án để hỗ trợ họ mở rộng quy mô sản xuất, tập huấn khoa học - kỹ thuật... Ngoài ra, cử cán bộ thường xuyên theo sát trong quá trình hỗ trợ hộ đó thoát nghèo, đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất.
Là 1 trong 18 hộ được UBND xã Tân Bằng chọn hỗ trợ thoát nghèo trong năm 2018, anh Lê Minh Trang (28 tuổi), ấp Kinh 6, cho biết: “Hai vợ chồng có 2 con nhỏ học cấp 2, lại không đất sản xuất nên cuộc sống rất khó khăn. Cán bộ địa phương thường xuyên vận động gia đình chí thú làm ăn cũng như hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vốn nên tôi quyết tâm thoát nghèo”.
Lấy nhau và ra ở riêng, do cha mẹ không khá giả nên chỉ có thể cho vợ chồng anh Trang khoảnh đất cất nhà, không có đất sản xuất. Anh Lê Minh Trang cho biết: “Tôi không có nghề nghiệp ổn định, chỉ đi soi cua dọc theo các tuyến sông nên thu nhập bấp bênh. Sau này vợ được nhận vào lột tôm tại xí nghiệp sơ chế tôm nên có thêm thu nhập. Bình quân mỗi tháng cả hai vợ chồng được khoảng 6 triệu đồng”.
Lộ nông thôn ở ấp Kinh 6 được đầu tư khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Hoàng Vũ |
Hiện anh Trang bắt đầu nuôi rắn ri cá, bán rắn con để có thêm thu nhập. Ông Phạm Hoàng Vũ cho biết: “Do đã có mô hình và được đánh giá là hiệu quả nên ngoài hỗ trợ kỹ thuật, xã hỗ trợ thêm phần chi phí để anh Trang mở rộng mô hình này. Với điều kiện hiện tại, tin rằng anh Trang sẽ thoát nghèo trong năm nay”.
Ngoài việc chọn những hộ nghèo chí thú làm ăn để hỗ trợ thoát nghèo, các đoàn thể trong xã cũng xây dựng được những mô hình hiệu quả giúp hộ nghèo phát triển. Hiện Câu lạc bộ phụ nữ khuyết tật xã Tân Bằng đang hoạt động rất tốt, những chị em không đủ sức lao động được hỗ trợ học nghề thêu, kết cườm, làm bình hoa... Ban chủ nhiệm câu lạc bộ giới thiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Ngoài ra, các thành viên có đủ sức khoẻ thì được tổ hợp tác làm dây trói cua mà chị Lê Thị Hồng Phương là thành viên thuê cắt dây trói cua. Theo chị Phương, công việc nhẹ nhàng và mang lại thu nhập hơn 2 triệu đồng mỗi tháng cho những chị em khuyết tật.
Ông Lê Hoàng Phương cho biết thêm: “Câu lạc bộ hoạt động rất hiệu quả từ lúc thành lập đến nay. Thời gian tới, xã sẽ tạo điều kiện tìm đầu ra, mở rộng thị trường bán sản phẩm cho câu lạc bộ”.
Hội Phụ nữ xã cũng có câu lạc bộ nấu ăn, ngoài việc đào tạo nghề cho hội viên, câu lạc bộ cũng làm dịch vụ, phục vụ nấu đám tiệc trên địa bàn xã và các địa phương lân cận.
Với nhiều cách làm hiệu quả, những biện pháp hỗ trợ thoát nghèo đi vào chiều sâu của Tân Bằng đã giúp xã có chuyển biến tích cực. Nhiều hộ thoát nghèo bền vững và trở nên khá. Điểm đáng ghi nhận từ việc giảm nghèo bền vững, thiết thực, đó là Tân Bằng đã có một ấp xoá trắng hộ nghèo, là ấp Lê Hoàng Thá. Đây là thành quả đáng tự hào.
Ông Lê Hoàng Phương cho biết: “Đây là thành công lớn chứng minh việc muốn xoá nghèo phải đi vào cụ thể. Hỗ trợ hộ nghèo là phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng hộ, từ đó áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp chứ không phải đưa ra chỉ tiêu chung và áp dụng các giải pháp hỗ trợ giống nhau cho các đối tượng có điều kiện khác nhau”./.
Ông Lê Hoàng Phương cho biết: “Xã tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo với mục tiêu phải xoá nghèo bền vững, không để tái nghèo. Năm 2018, xã đặt chỉ tiêu giảm 18 hộ nghèo. Hộ có ít đất sản xuất sẽ được tập huấn để chuyển đổi sang những mô hình phù hợp cũng như tạo điều kiện vay vốn mở rộng mô hình sản xuất. Những hộ không có tư liệu sản xuất sẽ được hỗ trợ học nghề và liên hệ với các công ty, doanh nghiệp giới thiệu việc làm cho họ. Xã quyết tâm xoá nghèo bền vững, không để tái nghèo”. |
Đặng Duẩn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Standard Chartered: Việt Nam cần 111,1 tỷ USD cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí là cầu nối cho khát vọng Việt Nam hùng cường
- ·Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh soi sáng con đường đi tới tương lai của dân tộc Việt Nam
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Lợi ích từ việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt
- ·Tổng cục QLTT hỏa tốc triển khai phòng chống dịch nCoV
- ·Cắt giảm 10% chi phí giao dịch thương mại nội khối ASEAN vào năm 2020
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Gần 100 nhân sự viễn thông và CNTT của Viettel phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Lợi ích từ việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt
- ·Thắt chặt kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết Canh Tý ở Hà Nội
- ·Thanh tra Chính phủ yêu cầu xử lý trường hợp tặng quà trái quy định dịp Tết
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·10 sự kiện tiêu biểu của ngành Công Thương năm 2019
- ·Viettel đưa trí tuệ nhân tạo vào y tế, nông nghiệp
- ·Thu hồi giấy phép nhà thuốc không kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Sắp diễn ra Diễn đàn cải cách và phát triển Việt Nam 2019