【ketqua bong da c1】Cuộc bầu cử ở Indonesia: Hy vọng gửi gắm trong từng lá phiếu
Nhân viên Ủy ban giám sát bầu cử kiểm tra khóa niêm phong hòm phiếu
Sáng 17-4,ộcbầucửởIndonesiaHyvọnggửigắmtrongtừnglaacutephiếketqua bong da c1 tất cả các điểm bầu cử trên cả nước Indonesia đã chính thức được mở.
Tại điểm bầu cử số 10, khu Selong, Kebayoran Baru, Jakarta, đúng 7 giờ sáng, các hòm phiếu được mở. Các cử tri đã đến để thực hiện quyền công dân của mình với những hy vọng gửi trong từng lá phiếu.
Các công sở được nghỉ 1 ngày nên giao thông có phần dễ dàng hơn ngày thường.
Ông Sandiaga Uno trả lời báo chí tại điểm bầu cử số 02, Selong, Jakarta
Tại điểm bầu cử số 02, Selong, Jakarta, ứng cử viên tranh cử chức Phó Tổng thống, Sandiaga Uno, người liên danh tranh cử với ông Prabowo, đến bỏ phiếu nên rất đông báo chí đã đến điểm bầu cử này để đưa tin.
Ông Sandiaga Uno đã đi cùng gia đình đến thực hiện quyền công dân của mình. Ông cũng xếp hàng và chờ đến lượt bỏ phiếu như những người dân khác.
Sau khi bỏ phiếu, trả lời phóng viên tại Indonesia, ông Sandiaga cho biết: “Tôi hy vọng trong tương lai, người dân Indonesia sẽ có cuộc tốt đẹp hơn với nhiều việc làm tốt. Quan hệ hợp tác với các nước cũng được mở rộng và tăng cường để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế đất nước."
Mỗi người dân có sự lựa chọn riêng của mình. Bà Judy, một cử tri cho biết: “Tôi bầu cho ông Jokowi vì tôi thấy ông ấy gần dân, luôn mong muốn hiểu người dân muốn gì. Tôi chưa biết ai sẽ chiến thắng nhưng nếu là ông Jokowi thì tôi tin là chúng tôi sẽ có một chính phủ năng động và hiệu quả để phát triển đất nước."
Ông Agung, người dân Jakarta: “Dù ai thắng cuộc thì tôi cũng mong kinh tế của đất nước phát triển tốt hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư, có nhiều việc làm cho người dân và Indonesia sẽ luôn tiến về phía trước."
Cuộc bầu cử lập pháp lần này có số lượng thành viên Hạ viện (DPR) tăng 15 ghế so với năm 2014, lên 575 ghế và có 7.868 ứng viên tranh cử.
16 đảng tranh cử đều đặt mục tiêu giành được nhiều ghế nhất. Tại mỗi điểm bỏ phiếu, các cử tri sẽ được bầu từ 3-10 ghế tùy thuộc vào số lượng cử tri. Số lượng ghế cũng là số ứng cử viên mà mỗi đảng để cử tại các điểm bỏ phiếu để các cử tri lựa chọn.
Theo cuộc khảo sát của CSIS và Charta Politika ngay giữa tháng 3-2019, chỉ có khoảng 7/16 đảng có thể giành được ghế tại DPR, trong đó, dẫn đầu là đảng Dân chủ đấu tranh Indonesia (PDIP 25,3%), theo sau là Đảng Phong trào Indonesia vĩ đại (Gerindra 16,2%), Golkar (11,3%), các đảng còn lại là PKB, Dân chủ, Nasdem và PKS đạt khoảng 5-8%.
Nhân viên Ủy ban giám sát bầu cử niêm yết danh sách cử tri tại điểm bầu cử số 10, Selong, quận Kebayoran Baru, Jakarta
Ngoài ra, còn một số đảng vẫn có thể có cơ hội dù chỉ đạt ngưỡng dưới 4% gồm PAN, PPP, PSI và Perindo.
Cuộc bầu cử được thực hiện dựa trên nguyên tắc trực tiếp, tự do, bí mật, trung thực và công bằng. Mỗi cử tri sẽ cùng một lúc sử dụng 5 lá phiếu khác nhau và phân biệt theo màu sắc. Phiếu màu xám để bầu tổng thống và phó tổng thống, màu vàng bầu Hạ viện, màu đỏ bầu Thượng viện, màu xanh bầu Hội đồng lập pháp (DPRD) cấp tỉnh và màu xanh lá cây bầu DPRD cấp quận, huyện.
Các cử tri sẽ đánh dấu vào số thứ tự, tên ứng cử viên; tên hoặc ảnh của đảng mình chọn trên lá phiếu.
Quá trình bỏ phiếu có sự giám sát của Ủy ban Bầu cử quốc gia (KPU), Ủy ban Giám sát bầu cử (Bawaslu), đại diện của các đảng, các địa phương và các quan sát viên quốc tế.
KPU sẽ chịu trách nhiệm chung về việc kiểm phiếu, vận chuyển và bảo vệ kết quả bỏ phiếu một cách minh bạch và có trách nhiệm.
Cuộc bầu cử lần này ước tính tiêu tốn khoảng 27,6 tỷ rupiah (khoảng 1,9 triệu USD).
Kết quả bầu cử sơ bộ sẽ được thông báo ngay trong ngày 17-4 thông qua phương pháp kiểm phiếu nhanh, trước khi kết quả chính thức sẽ được công bố sau vài tuần nữa.
Bên trong mỗi lá phiếu là niềm tin và kỳ vọng của các cử tri Indonesia đặt vào những ứng cử viên mà họ lựa chọn. Người dân hy vọng về những nhà lập pháp và lãnh đạo mới sẽ mang lại những luồng sinh khí mới cho sự phát triển của quốc gia vạn đảo, giải quyết những vấn đề dân sinh và đem lại sự phát triển phồn thịnh cho đất nước.
(责任编辑:La liga)
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Trước Ngọc Châu, những nàng hậu nào từng vướng scandal học vấn?
- ·Đỗ Mỹ Linh tiết lộ cuộc sống làm dâu hào môn: Tôi không thể vô tư như trước
- ·Bị phát hiện chưa có bằng đại học, Hoa hậu Ngọc Châu phản hồi thế nào?
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Á hậu Kim Duyên gợi cảm, khác lạ với váy lưới
- ·BTC Hoa hậu Việt Nam xin lỗi về sự cố váy xuyên thấu của Phương Anh
- ·BTC Hoa hậu Việt Nam xin lỗi về sự cố váy xuyên thấu của Phương Anh
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Ảnh bikini nóng bỏng của Thanh Thanh Huyền và dàn thí sinh Miss Charm 2023
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Hoàng Thanh Nga trở thành Á hậu 1 Hoa hậu quý bà Hoàn vũ 2022
- ·MC Vũ Mạnh Cường: 'Tôi nể tinh thần làm việc của Lương Thuỳ Linh, Mai Phương'
- ·Nữ BTV của VTV đảm nhận vị trí giám đốc quốc gia Miss Universe Vietnam là ai?
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Ngọc Hân chấm thi Hoa hậu Doanh nhân thời đại
- ·Hoa hậu Mai Phương sẽ thi Miss World 2023 vào tháng 5
- ·Hoa hậu Khánh Vân: 'Ba mẹ không còn giục tôi lấy chồng dịp Tết'
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Nữ BTV của VTV đảm nhận vị trí giám đốc quốc gia Miss Universe Vietnam là ai?