【lich bong da truc tuyen】Kiến nghị khôi phục khái niệm chậm đóng bảo hiểm xã hội
Quang cảnh phiên họp
Việc sửa Luật Bảo hiểm Xã hội phải không làm suy giảm hoặc mất đi các quyền lợi mà người lao động được thụ hưởng. Quan điểm trên được Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh nêu lên tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 17-8,ếnnghịkhocirciphụckhaacuteiniệmchậmđoacutengbảohiểmxatildehộlich bong da truc tuyen khi cho ý kiến vào dự án Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi).
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia
Bày tỏ đồng tình cao với nội dung dự thảo, ông Phan Văn Anh cho rằng quan điểm chung khi sửa Luật là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động tham gia, thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, ông đề nghị lưu ý đề xuất của tổ chức Công đoàn khi sửa dự luật này, để người lao động không cảm thấy mình chịu thiệt thòi sau nhiều lần thay đổi chính sách. Chẳng hạn như, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu, tăng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng mức tối đa là 75%.
Bên cạnh đó, cần thận trọng xem xét, đánh giá kỹ lưỡng các chính sách có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội như bảo hiểm xã hội một lần, cách tính cũng như mức hưởng, thời gian hưởng chế độ với người lao động chưa đủ tuổi hưu trí.
Phân tích cụ thể, ông Phan Văn Anh cho biết Điều 71 dự thảo Luật sửa đổi điều kiện hưởng lương hưu theo hướng giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống còn 15 năm.
Qua khảo sát cho thấy việc này tạo điều kiện người lao động hưởng lương hưu sớm hơn trong trường hợp đã đủ tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm trở lên. Điều này phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và được người lao động đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, ông lưu ý chúng ta khuyến khích người lao động từ 45 tuổi trở lên tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu nhưng do cách tính mức lương hưu dựa trên thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc đóng hưởng nên người lao động rất băn khoăn.
Người lao động đóng 15 năm, mức lương được hưởng chỉ khoảng 33,75%. Cần xem xét chia sẻ để hỗ trợ với những người khi nghỉ hưu có thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống tối thiểu.
Kiến nghị giảm mức đóng bảo hiểm xã hội
Nói lên tiếng nói của doanh nghiệp, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm quan tâm đến việc sửa đổi dự án Luật Bảo hiểm xã hội. VCCI nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và kiến nghị chung của các Hiệp hội doanh nghiệp.
Theo ông, Luật Bảo hiểm Xã hội không chỉ giải quyết vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo ổn định xã hội mà còn liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Có mối quan hệ hữu cơ mật thiết trong "tam giác quan hệ" giữa việc đóng bảo hiểm xã hội, công tác bảo đảm an sinh xã hội, và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc xây dựng các quy định về bảo hiểm xã hội cần hài hòa, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển, mới tạo ra nguồn thu, việc làm và lượng đóng bảo hiểm xã hội mới nâng lên.
Đó là cách nâng cao quy mô, chất lượng của công tác bảo hiểm xã hội, thực hiện an sinh xã hội tốt hơn. Xử lý hài hòa "tam giác quan hệ" này thực sự là rất khó.
Hội thảo lấy ý kiến về Dự án Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi), do Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11-8-2023
Cho biết VCCI và cộng đồng doanh nghiệp cơ bản nhất trí dự thảo, ông Phạm Tấn Công nêu thêm một số kiến nghị. Theo ông, các doanh nghiệp quan tâm về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, dự thảo luật hiện giữ nguyên như cũ.
Trong khu vực, Singapore và Trung Quốc mức đóng cao hơn ta, còn các nước khác đóng thấp hơn rất nhiều, như Indonesia mức đóng là 10%, Philippines là 8%, Thái Lan là 5%.
Ở Việt Nam, riêng mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cho người lao động là 17,5%, nếu cộng cả phần đóng của người lao động, các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tổng mức đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32%. Đây là tỷ lệ rất cao.
"Tỷ lệ này cao đặt ra câu chuyện sức cạnh tranh của doanh nghiệp khó hơn, đơn hàng ít đi, việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Để nuôi dưỡng nguồn thu và phát triển bảo hiểm xã hội, kiến nghị xem xét, cân nhắc tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội," ông Phạm Tấn Công nói.
Nêu kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp xem xét giảm mức đóng xuống khoảng 20%, trong đó doanh nghiệp đóng 15%, người lao động đóng 5%, song ông Phạm Tấn Công chia sẻ "việc này rất khó, cần có lộ trình, chủ trương giảm dần từng chút để tạo sự cân bằng trong khu vực."
Liên quan đến quy định tại Điều 43 về trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, Chủ tịch VCCI cho biết Luật hiện hành có hành vi chậm đóng, nhưng dự thảo Luật sửa đổi loại bỏ hành vi chậm đóng, chỉ còn hành vi trốn đóng với chế tài rất thấp.
Ông ủng hộ có chế tài với doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, đồng thời cho rằng, chậm đóng cũng là thực tế trong cuộc sống, loại trừ hành vi này là chưa hợp lý.
Điều này ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Việt Nam, các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam rất dễ xảy ra vi phạm pháp luật. Cần khôi phục khái niệm chậm đóng bảo hiểm xã hội.
Cũng theo ông Phạm Tấn Công, các doanh nghiệp không đồng tình với chế tài xử lý vi phạm trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là ngừng sử dụng hóa đơn hoặc hoãn xuất cảnh, vì sẽ cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Quan điểm của doanh nghiệp là vi phạm về tài chính sẽ xử lý bằng các biện pháp kinh tế tài chính.
Lấy ví dụ một doanh nghiệp bị hỏa hoạn chậm nộp bảo hiểm xã hội sẽ bị xem thành trốn đóng bảo hiểm xã hội, bị dừng hóa đơn, không kinh doanh được nữa, coi như mất cơ hội phục hồi, ông Phạm Tấn Công cho rằng quy định của chúng ta nhằm ngăn chặn các hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, tăng thêm nguồn thu, nhưng như vậy sẽ thành "tự lấy đá ghè chân mình, muốn đóng nhiều bảo hiểm xã hội hơn nhưng quy định làm nguồn thu hẹp lại." Ông kiến nghị nên chuyển sang chế tài tài chính, quy định có mức phạt tăng dần theo thời gian chậm nộp.
"Như trong Luật Thuế, nhiều nước có quy định ân xá thuế, tức là ai vi phạm sẽ có thời điểm cho ân xá. Xử lý vi phạm làm sao để tránh xung đột pháp luật giữa đối tượng bị điều chỉnh với cơ quan quản lý Nhà nước," ông Phạm Tấn Công đề xuất.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng quan điểm khi sửa Luật Bảo hiểm Xã hội là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội
Bộ luật Hình sự có chế tài với những đối tượng trốn đóng bảo hiểm xã hội. Do vậy, theo ông, không cần tăng cường thêm trong Luật này, sẽ bị trùng lắp.
Giải trình về vấn đề này, cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chia sẻ, xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, nợ đọng bảo hiểm xã hội là vấn đề khó.
"Chúng tôi sẽ cố gắng phân hai loại, chậm đóng khác, trốn đóng khác. Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm Nghị quyết 05 của Hội đồng thẩm phán, vì trong đó nói tương đối rõ thế nào là chậm đóng, thế nào là trốn đóng, nhưng nếu để đưa vào luật sẽ phải cụ thể hóa, chi tiết hơn," ông Đào Ngọc Dung cho biết.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Cảnh giác chiêu lừa đảo phát tán tin nhắn giả mạo thương hiệu
- ·Vietcombank lên tiếng vụ khách hàng kêu bị hack hơn 43 triệu đồng
- ·URC Việt Nam: Kiên định với những giá trị bền vững và vị thế công ty đồ uống uy tín
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Siêu thị giảm giá, khuyến mại khoảng 40 sản phẩm thịt heo tươi dịp tết
- ·Thêm nhiều thành phố Trung Quốc cấm sử dụng iPhone nơi công sở
- ·Tân Cảng Sài Gòn phát động Cuộc thi tìm hiểu: 35 năm vươn tầm thế giới
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Trí tuệ nhân tạo giả chữ viết tay con người giống y như thật
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Doanh nghiệp Hàn Quốc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam
- ·Bình Định: Truyền thông chính sách phải đi trước để tạo đồng thuận xã hội
- ·AI tạo sinh thống trị các cuộc thảo luận tại Davos
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Bộ GD&ĐT tặng bằng khen cho tác giả bức thư giải Ba quốc tế UPU 52
- ·Mark Zuckerberg chi hàng tỷ USD mua chip AI của Nvidia
- ·LLM của Zalo ‘so kè’ kiến thức với các mô hình ngôn ngữ lớn
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Trung Quốc đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu về AI vào năm 2027