【ti so va ti le 2in1】Chuẩn bị nguồn hàng ứng phó khi dịch bệnh tái bùng phát
Cung ứng đủ hàng hóa, không có hiện tượng đổ xô đi mua hàng tại ổ dịch
Trước tình hình nêu trên, Bộ Công thương đã họp khẩn về tình hình ứng phó với dịch Covid-19 ngay chiều ngày 28/1, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh.
Theo đó, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh yêu cầu các đơn vị trực thuộc bắt tay ngay vào triển khai các công việc được giao, gồm đảm bảo cung ứng hàng hóa trong các khu bị phong tỏa, các khu vực cửa khẩu cũng như kiểm soát thị trường.
Đáng chú ý, trước những thông tin về dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn một số tỉnh, thành phố đã xuất hiện trở lại và có diễn biến phức tạp, Bộ Công thương đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến mới, có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các vùng sản xuất, tăng lượng cung ứng cho địa bàn các tỉnh, thành phố có dịch bệnh, cần cách ly hoặc giãn cách xã hội.
Đặc biệt, báo cáo nhanh của Sở Công thương Hải Dương cho thấy, sở đã xây dựng, ban hành kế hoạch chuẩn bị nguồn cung hàng hóa để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chuẩn bị lực lượng hàng phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh, với mục tiêu đủ nguồn hàng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng khan hàng sốt giá, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế. Hiện nay, sức mua trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản ổn định, giá cả được niêm yết rõ ràng, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, không có hiện tượng đổ xô đi mua hàng, người dân tiếp tục nâng cao tinh thần phòng dịch theo Thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Đồng thời, Sở Công thương Hải Dương cũng đã kích hoạt các biện pháp cần thiết để phòng, chống dịch, hàng hóa về cơ bản đầy đủ để phục vụ nhân dân trên địa bàn. Đến thời điểm hiện nay không có tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng, hàng hóa và giá cả trên các kệ hàng vẫn đầy đủ và phục vụ nhân dân, đảm bảo sẽ không có tình trạng thiếu hàng, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng. Tuy nhiên, với diễn biến của dịch bệnh hết sức phức tạp và khó dự báo thì mọi kịch bản mọi tình huống luôn luôn sẵn sàng để phù hợp với từng thời điểm.
Còn tại Quảng Ninh, nguồn hàng trên thị trường trong tỉnh cơ bản vẫn ổn định, hàng hóa phong phú, không có hiện tượng khan hiếm hàng. Hệ thống siêu thị và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đang áp dụng các chương trình kích cầu khuyến mại với nhiều ưu đãi về giá, kích thích người tiêu dùng mua sắm. Song song với đó, hình thức bán hàng online để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, hạn chế việc tập trung đông người...cũng đang phát triển mạnh.
Sở Công thương Quảng Ninh đã chủ động, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình cung cầu hàng hóa để có biện pháp phù hợp điều tiết thị trường, không để tình trạng găm hàng, khan hiếm hàng. Đồng thời, sở đã làm việc với trung tâm thương mại, siêu thị, các nhà phân phối hàng hóa lớn trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, lượng hàng hóa Quảng Ninh đang dự trữ trị giá 6.000 tỷ đồng, đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ bà con trong dịp Tết Nguyên đán, cũng như công tác phòng chống dịch.
Tăng cường triển khai Bản đồ chung sống an toàn Covid-19
Ngày 28/12/2020, Bộ Công thương đã có văn bản gửi tới sở công thương các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai Bản đồ chung sống an toàn Covid-19.
Trước đó, thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tại Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ban hành “Hướng dẫn phòng, chống đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng", Bộ Công thương đã ban hành Công văn số 10087/BCT-VP về việc triển khai công tác đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 và về việc trển khai Bản đồ chung sống an toàn Covid-19.
Tính đến chiều ngày 28/1 đã có 41 tỉnh có báo cáo cung cấp thông tin về trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng. Trong đó, có 12 tỉnh đã cập nhật thông tin tương đối đầy đủ theo yêu cầu của Bộ Y tế; 29/41 tỉnh còn lại vẫn còn thiếu nhiều thông tin liên hệ như điện thoại, email, tên đầu mối liên hệ; 19/41 tỉnh thiếu dữ liệu về nhà hàng…
Bộ Công thương đã chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến mới, có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các vùng sản xuất, tăng lượng cung ứng cho địa bàn các tỉnh, thành phố có dịch bệnh, cần cách ly hoặc giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, do tình hình thực tế tại các địa phương, nhất là tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn tồn tại chợ phiên, chợ tự phát, khó xác định được địa chỉ, cơ sở hạ tầng chưa có cũng như không có người quản lý. Vì thế tại những khu chợ đó chỉ có địa chỉ đến xã/phường và để thông tin liên hệ là thông tin của chuyên viên theo dõi chợ.
Ngoài ra, cũng theo báo cáo của các địa phương, có 22 tỉnh đã có văn bản chỉ đạo, có 3 tỉnh đã có đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19./.
Tố Uyên
(责任编辑:World Cup)
- ·Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- ·Tổng đàn gia cầm tăng đột biến
- ·Nối nhịp yêu thương
- ·Vì dân phục vụ
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Hiện đại hoá làng nghề truyền thống
- ·Nhiều hoạt động ý nghĩa tại “Ngày hội văn hóa đọc vùng cao”
- ·Bồn bồn Cà Mau
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Vui ‘Tết Quân đội’, thắm tình quân dân
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·Giải quyết dứt điểm vướng mắc về cơ chế, đảm bảo tốt quyền lợi của người bệnh bảo hiểm y tế
- ·Ông Trần Hoàng Nhỏ giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2018
- ·Đất cho quả ngọt
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Nghề mới cho phụ nữ nông thôn
- ·Cá cơm vào mùa
- ·Doanh nghiệp còn e ngại sử dụng hoá đơn điện tử
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Nửa bàn tay dựng xây cơ nghiệp