【h2+cuo】Liên kết sản xuất để tăng giá trị và khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam
Một trong những thành tựu nổi bật nhất về kinh tế Việt Nam sau hơn 26 năm đổi mới là phát triển nông nghiệp,ếtsảnxuấtđểtănggitrịvkhẳngđịnhthươnghiệugạoViệh2+cuo đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo. Từ chỗ thiếu ăn, nay lúa gạo chẳng những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, bảo đảm dự trữ quốc gia, mà còn xuất khẩu đứng hàng thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, để tăng giá trị và khẳng định thương hiệu cho lúa gạo Việt, cần có sự đổi mới từ công tác quản lý đến tổ chức sản xuất.
Khắc phục hạn chế, yếu kém
Bức tranh phổ biến của nền nông nghiệp nước ta trong nhiều năm qua, chính là nông dân sản xuất theo nông hộ nhỏ, cá thể, sản xuất tự phát, thiếu sự liên kết, thiếu sự đặt hàng, đầu tư nguồn nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp. Thị trường bấp bênh, sản xuất ra sản phẩm chưa biết bán cho ai và giá cả cũng không tự định đoạt. Cũng bởi sản xuất nhỏ lẻ, tự phát cho nên việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH-CN) vào sản xuất còn hạn chế, chưa đồng bộ. Thêm vào đó là rủi ro do sâu bệnh, thiên tai như lũ lụt ngập úng, hạn hán, nhiễm mặn..., thiếu giống chất lượng (cả vùng chỉ 34% dùng giống xác nhận) trong khi giá vật tư (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), xăng dầu...) ngày càng tăng làm chi phí sản xuất cao, thường xảy ra hiện tượng trúng mùa mất giá, làm bà con nông dân chưa an tâm sản xuất. Mặt bằng về trình độ sản xuất, kỹ năng và kỹ thuật chưa cao, chưa đồng đều (thiếu kiến thức về chuyên môn, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP...) dẫn đến chênh lệch năng suất giữa các hộ sản xuất lúa trong cùng địa bàn, hoặc giữa tỉnh này và tỉnh kia còn khá cao. Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất chưa đồng bộ, hệ thống máy móc thiết bị sau thu hoạch như: máy sấy, kho dùng bảo quản tồn trữ, chế biến lương thực còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm yêu cầu, tổn thất trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa còn rất cao: 12 - 14%. Các phụ phẩm trong sản xuất lúa như rơm, trấu... có số lượng rất lớn chưa tận dụng được, còn lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Nước ta đã tham gia xuất khẩu gạo hơn 20 năm, hệ thống kinh doanh lương thực đã được xã hội hóa, nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, nhất là trong xuất khẩu, gạo Việt Nam chưa có thương hiệu cho nên giá trị không cao, sức cạnh tranh còn thấp.
Liên kết sản xuất để phát triển
Ðể khắc phục những hạn chế nêu trên, cánh đồng mẫu lớn đã và đang phát triển nhanh tại nhiều địa phương trong cả nước, sản xuất lúa mang tính hiện đại hơn, có được một sản lượng lớn, đồng đều, làm gia tăng chất lượng lúa gạo và làm nền tảng cho việc sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, và quan trọng hơn là các bên tham gia mô hình đều hưởng lợi. Ðể thực hiện cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa có hiệu quả, cần tổ chức thực hiện tốt mối liên kết “bốn nhà”, nhà nào cũng làm tốt vai trò của mình sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho mô hình. Trong đó Nhà nước (chính quyền địa phương, ngành Nông nghiệp) giúp nông dân tổ chức lại sản xuất, quy hoạch, thiết kế đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đê bao, trạm bơm điện, nạo vét kênh rạch, nâng cấp đường giao thông nông thôn. Vận động nông dân tổ chức các HTX, hoặc tổ hợp tác sản xuất... có chính sách hỗ trợ nông dân tiền chênh lệch khi mua giống lúa xác nhận (so với lúa thường), khuyến nông định kỳ tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Có chính sách hỗ trợ tiền đầu tư máy móc (máy kéo, công cụ sạ hàng, lò sấy, bình xịt thuốc BVTV, máy gặt đập liên hợp...). Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn ngân hàng để sản xuất. Giới thiệu, vận động các doanh nghiệp có uy tín cùng nông dân tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn, hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm...
Doanh nghiệp (DN): Ðặt hàng cho người sản xuất chủng loại, số lượng, chất lượng (loại giống lúa DN cần: lúa thơm, lúa chất lượng cao,...), cung ứng lúa giống xác nhận (1 - 2 loại); cung ứng phân bón, thuốc BVTV (từ doanh nghiệp đến thẳng nông dân, không qua trung gian); doanh nghiệp thu mua lúa hoặc đứng ra tổ chức khép kín các khâu, từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho nông dân; hoặc chỉ đáp ứng cung ứng vật tư đầu vào và phối hợp với DN lương thực khác bao tiêu sản phẩm. Tập hợp nông dân tham gia mô hình theo hình thức phân chia các nhóm sản xuất, có người phụ trách, nhóm sản xuất cần có cán bộ kỹ thuật của DN (hoặc địa phương) trực tiếp hướng dẫn, nhắc nhở giúp nông dân sản xuất đúng quy trình kỹ thuật. Chuẩn bị hệ thống sấy lúa, kho chứa lúa, nhà máy xay xát, xây dựng thương hiệu gạo, tìm nguồn tiêu thụ..., bảo đảm số lượng và chất lượng hạt lúa sau thu hoạch của nông dân ngày càng tốt hơn, lợi nhuận cao hơn, giúp nông dân chuyên tâm hơn cho cánh đồng của mình.
Nông dân trong cánh đồng sản xuất theo định hướng chung, sản xuất theo hợp đồng đặt hàng của các DN, sản xuất theo chủng loại giống, số lượng (lúa chất lượng cao, lúa thơm...), cùng xuống giống đồng loạt, né rầy. Áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, ghi chép vào sổ tay do ngành nông nghiệp hướng dẫn. Các đơn vị khoa học đưa KH-CN vào sản xuất, giúp nghiên cứu giống lúa mới thích nghi với các vùng sinh thái, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được một số sâu bệnh. Sản xuất nhân giống lúa 3 cấp: SNC, NC, XN cung cấp cho cánh đồng mẫu lớn. Nghiên cứu và chuyển giao các quy trình kỹ thuật tiên tiến, các chế phẩm sinh học có hiệu quả. Giúp nông dân áp dụng cơ giới hóa đồng bộ. Tham gia đào tạo, huấn luyện cán bộ kỹ thuật địa phương và huấn luyện để giúp nâng cao trình độ sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận để nâng cao đời sống cho bà con nông dân. Với việc xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” làm tiền đề cho cánh đồng chuyên canh, sản xuất theo tiêu chuẩn để tạo thương hiệu..., sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc đưa KH-CN vào sản xuất có hiệu quả nhất.
Về mặt xã hội, ý nghĩa nhân văn của mô hình “là tạo dựng nên cánh đồng lớn nhưng không dẫn đến tích tụ đất đai, không ép nông dân phải rời khỏi mảnh ruộng nhà mình để trở thành người làm thuê, cấy mướn. Sẽ có nhiều nông dân nhỏ trên cánh đồng lớn được bình đẳng về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho quy trình sản xuất; được biết rõ lợi nhuận từ mảnh ruộng nhà mình sau mỗi vụ gieo trồng...”.
Theo NDĐT
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Gỡ vướng sắp xếp lại nhà, đất công
- ·Truy tố Phan Văn Anh Vũ cùng 25 bị can trong vụ gây thiệt hại tại DAB
- ·Lễ truy điệu và an táng Chủ tịch nước Trần Đại Quang
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Cán bộ KBNN tỉnh Hà Giang đạt giải nhất hội thi báo cáo viên giỏi
- ·Bộ Công Thương cảnh báo về việc mua pháo hoa trực tuyến dịp Tết
- ·Các bộ phải ban hành tiêu chuẩn sử dụng tài sản công thuộc thẩm quyền
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Hàn Quốc khuyến khích phát triển dự án đầu tư BTL, giảm chi từ ngân sách
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán 2020: Nguồn cung dồi dào, không lo thiếu hàng
- ·Bệnh truyền nhiễm dồn dập “tấn công” trẻ nhỏ
- ·Xúc tiến thị trường mới cho xuất khẩu hàng hoá
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Khai thác dữ liệu môi trường phải nộp phí
- ·"Thông đường"
- ·Tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·Xuất khẩu hàng may mặc từ Việt Nam sang Indonesia tăng mạnh