【đội hình villarreal gặp real sociedad】Ghế nóng tại doanh nghiệp nhà nước Bài 3: Nơi dụng võ của nhà quản trị chuyên nghiệp
Lần này là sự thay đổi khái niệm doanh nghiệpnhà nước và mục tiêu niêm yết trên thị trường chứng khoán lớn của thế giới. Nhưng ai sẽ là người thực thi các nhiệm vụ này khi những chiếc ghế lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước,ếnóngtạidoanhnghiệpnhànướcBàiNơidụngvõcủanhàquảntrịchuyênnghiệđội hình villarreal gặp real sociedad đại diện phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp ngày càng nóng, nhiều rủi ro...
Nguồn: CIEM Đồ hoạ: Đan Nguyễn |
Bài 3: Nơi dụng võ của nhà quản trị chuyên nghiệp
Tư duy đúng về quản trị doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra sự thay đổi căn bản của cả khu vực này. Khi đó, doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những người đứng đầu doanh nghiệp, sẽ tự tin, ngẩng cao đầu bước ra thị trường.
Đường ray mới
Theo kế hoạch, trong tuần tới, Dự thảo Đề án Tái cơ cấudoanh nghiệp nhà nước giai đoạn 5 năm 2021-2025 sẽ được Bộ Tài chínhhoàn tất, trình Chính phủ. Chắc chắn, sẽ có những thay đổi đáng kể khi đường ray của khu vực này đang được đặt mới.
Song, khi trao đổi về việc này, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương (CIEM) khá tâm tư. “Chắc chắn phải thay đổi, nếu không, sẽ không thể thực hiện được các mục tiêu mới. Nhưng tôi rất lo lắng, vì sự thay đổi này cần những người thực sự tâm huyết, trăn trở vì công việc, cần tư duy thực sự thị trường”, ông Cung nói.
Trong gần 300 chữ liên quan đến doanh nghiệp nhà nước mà Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 (Dự thảo Báo cáo Tổng kết thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030) đề cập ở phần phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, có thể hình dung những mục tiêu đầy thách thức đang được chọn.
Một là, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế.
Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động, sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước; đổi mới cách thức thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; tiền thu từ được từ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tập trung đầu tưcác công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, địa phương, bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước then chốt quốc gia.
Ba là, hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước.
Bốn là, hình thành đội ngũ quản lý doanh nghiệp nhà nước chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt.
Năm là, củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế…
Hơn thế, giới chuyên gia kinh tế đang đặt nhiều tham vọng vào khu vực này trong thập kỷ tới, khi đây là nơi nắm giữ nguồn lực về vốn, nhân lực và cả cơ hội bứt phá nhanh trong công cuộc chuyển đổi số.
Trong những kiến nghị về Dự thảo Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 5 năm 2021-2025, CIEM cho rằng, doanh nghiệp nhà nước phải được hoạt động theo cơ chế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm như doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật…
Đặc biệt, ông Cung nhắc nhiều tới yêu cầu là, ít nhất có 1 đến 3 doanh nghiệp nhà nước niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán lớn trên thế giới; phấn đấu có doanh nghiệp nhà nước thuộc danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế có uy tín…
“Đẩy các doanh nghiệp ra bên ngoài, tham gia thị trường toàn cầu, hoạt động và phát triển như một công ty đa quốc gia là cách hữu hiệu nhất để các doanh nghiệp nhà nước lớn nhanh và bền vững. Khi đó, chúng ta sẽ có được những CEO tầm cỡ quốc tế, quản trị chuyên nghiệp, chuẩn mực cao nhất của quốc tế, từ đó tạo nên những thay đổi cốt lõi của khu vực doanh nghiệp này”, ông Cung phân tích.
Đất dụng võ của ai?
Kỳ vọng vậy, nhưng ông Cung chưa thể nói gì về tính khả thi. “Trong các nghiên cứu của chúng tôi, PVN, EVN và nhiều tập đoàn nhà nước có nhiều điều kiện vào Top 500 Forbes, nhưng câu hỏi là bao giờ. Nếu chủ đầu tư không bao giờ bỏ vốn, có lợi nhuận thì thu hết, nếu mỗi khi cần đầu tư, các nhà quản lý phải xin xỏ dày đặc và chỉ trông vào nguồn vốn vay như hiện tại, thì có lẽ, không bao giờ và cũng không có đất cho các CEO tầm cỡ”, ông Cung thẳng thắn.
Doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ 9,65 triệu tỷ đồng vốn kinh doanh, chiếm 24,8% tổng vốn của toàn khu vực doanh nghiệp. Tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế là 12,5 triệu tỷ đồng. Trong đó, khối doanh nghiệp sở hữu 100% vốn là 4,65 triệu tỷ đồng, còn lại là doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Các doanh nghiệp nhà nước chi phối nhiều ngành quan trọng của nền kinh tế, như năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông… Đây cũng là khu vực có năng suất lao động cao nhất, so với khu vực doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Với tầm cỡ, ưu thế, lợi thế như trên của nhiều doanh nghiệp nhà nước trên thị trường, những chiếc ghế tại doanh nghiệp nhà nước đầy hấp dẫn và đáng để thử thách đối với những nhà quản trị chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế có vẻ ngược lại.
Hơn 15 năm trước, năm 2004, cơ chế thí điểm thuê tổng giám đốc cho doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai, nhưng thông tin còn lại chỉ là 5 doanh nghiệp được chọn tham gia thí điểm, đó là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty Công nghiệp ô tô(Vinamotor), Công ty Vận tải đa phương thức, Công ty Vận tải thiết bị điện Việt Nam và Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (Viglacera); có hai hợp đồng được ký kết, nhưng không kéo dài lâu. Đặc biệt, không có báo cáo tổng kết nào về việc này được công bố.
Nói về các nhiệm vụ của mình, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước tâm tư nhiều hơn là tự hào.
“Chúng tôi cần một cơ chế quản lý để những người chuyên nghiệp có thể yên tâm làm việc, sáng tạo, phát huy được năng lực của mình và có thể cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Hiện tại, điều hành doanh nghiệp nhà nước khó vì cơ chế, khung khổ cứng nhắc, vì vừa kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ chính trị…., nhưng còn khó hơn vì cứ có chuyện gì xảy ra là sẽ bị phủ nhận hết”, một vị nói, nhưng xin phép không lộ diện.
Thậm chí, vị này còn cho rằng, với cơ chế như quản lý nhà nước can thiệp quá sâu hoạt động doanh nghiệp hiện tại, công chức nhà nước lại không thực sự thấu hiểu hoạt động doanh nghiệp, thì nếu hoàn thành trách nhiệm, họ chỉ nhận được khoản lương không mấy hấp dẫn, nhưng nếu lỡ xảy ra chuyện, kiểu như đầu tư 10, được 7, thua 3, thì có thể đối mặt với hình thức xử lý về mặt pháp luật.
Ông Cung chia sẻ nỗi niềm này. Về lý thuyết, khi Nhà nước tham gia kinh doanh, bên cạnh tạo môi trường kinh doanh - đầu tư thuận lợi cho người kinh doanh, cũng phải thiết lập khung khổ để các doanh nghiệp của mình hoạt động đúng nghĩa là doanh nghiệp.
“Không thể bắt các doanh nghiệp nhà nước phải gánh các nhiệm vụ chính trị, xã hội. Việc đó có thể thực hiện thông qua đấu thầu, hoặc nếu giao cho doanh nghiệp nhà nước thì phải được Nhà nước thanh toán, nếu chưa trả được ngay phải ghi sổ, để doanh nghiệp công khai với thiên hạ. Bảo toàn vốn cũng là một yêu cầu không còn phù hợp, vì khi đó, chỉ cần doanh nghiệp không lỗ là hoàn thành nhiệm vụ. Cơ chế quản lý, hoạt động rõ ràng, đúng vai và được công khai, minh bạch sẽ không tạo nên điều tiếng”, ông Cung phân tích thêm.
Có thể hình dung là, trong cơ chế này, Chính phủ, với sự giám sát của Quốc hội, sẽ đặt mục tiêu cho doanh nghiệp nhà nước qua chiến lược phát triển từng doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu theo hướng muốn gì ở doanh nghiệp nhà nước, doanh thu, lợi nhuận, sáng tạo công nghệ mới, sản phẩm mới…, có thể đầu tư thêm hay thoái vốn vì mục tiêu này.
Trên cơ sở đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp nhà nước, đại diện phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu định lượng đủ cao và đủ thách thức với nguồn lực đang có, nhưng không tham gia công việc quản lý hàng ngày của doanh nghiệp, thực hiện giám sát doanh nghiệp thông qua hệ thống người đại diện tại doanh nghiệp.
HĐQT, hội đồng thành viên của doanh nghiệp nhà nước sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; chịu hoàn toàn trách nhiệm giải trình trước chủ sở hữu nhà nước, các cổ đông, hoạt động vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp. Đây cũng là nơi có toàn quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm giám đốc điều hành thông qua thi tuyển hay săn đầu người...
Trách nhiệm lớn nhất của chủ sở hữu là đảm bảo để đồng vốn nhà nước trong doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả, theo cả nghĩa lợi nhuận, giá trị cổ phần. Để thực hiện được yêu cầu này, doanh nghiệp phải xây dựng quản trị doanh nghiệp tốt để thu hút các nhà đầu tư, gia tăng tầm ảnh hưởng, quy mô, từ đó niêm yết được trên thị trường chứng khoán trong nước, quốc tế...
“Lúc này, ghế nóng trong doanh nghiệp nhà nước không phải là chiếc ghế bổng lộc và sẽ thuộc về CEO chuyên nghiệp, tầm cỡ. Việt Nam không thiếu người tài, người tâm huyết với sự phát triển của đất nước, chỉ cần cơ chế”, ông Cung nói.
Bài học từ thị trường
Những thay đổi lớn về cơ chế, chính sách, khung khổ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp nhà nước đang được thực hiện.
Sau khi Luật Doanh nghiệp 2020 thay đổi khái niệm về doanh nghiệp nhà nước, sẽ có hàng loạt văn bản phải sửa đổi để đảm bảo sự tương thích và giải tỏa trăn trở của những người… trở lại như Chủ tịch Vinatex. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cũng trong kế hoạch sửa đổi, để phân rõ vai của ông chủ và người đại diện phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp.
Đề xuất sửa đổi các quy định liên quan để chủ sở hữu nhà nước, trong đó có chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu với doanh nghiệp nhà nước, vốn nhà nước trong doanh nghiệp cũng được đưa ra.
Đặc biệt, các hướng dẫn cụ thể trong thực hiện yêu cầu tách người quản lý doanh nghiệp nhà nước khỏi chế độ công chức, viên chức đang được trông đợi. Bài toán khó về lương, thưởng và cơ chế động lực cho người quản lý doanh nghiệp nhà nước sẽ được giải.
Tuy nhiên, cũng phải nhắc đến lo ngại của các “ghế nóng” đương nhiệm rằng, nếu quá trình hoàn thiện cơ chế này vẫn bị ám ảnh bởi tư duy “quản lý” của những người không hiểu về hoạt động của doanh nghiệp, thì cơ hội để đổi đường ray của doanh nghiệp nhà nước sẽ còn nhiều khó khăn. Bởi vì, tư duy quản lý là đưa tất cả vào khuôn khổ, cộng với nỗi sợ thất thoát vốn nhà nước tiềm ẩn sẽ không tạo ra cơ chế khuyến khích quyết định sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mang lại sự phát triển, có lợi cho doanh nghiệp nhà nước.
Những chiếc ghế nóng trong doanh nghiệp nhà nước cần sự thay đổi thực sự căn bản về tư duy, để doanh nghiệp nhà nước phải là nơi những nhà quản trị chuyên nghiệp dụng võ…
(责任编辑:La liga)
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Ứng trước vốn đối ứng cho một số dự án ODA
- ·Ô tô nhập khẩu “nhỏ giọt”, số thu của Hải quan Cao Bằng giảm mạnh
- ·Dự báo nhập siêu 9 tỷ USD trong năm nay
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Thống nhất chủ trương tiếp nhận khoản viện trợ của Chính phủ Ailen
- ·Bản tin tài chính sáng 20/8: Giá vàng và dầu ghi nhận tuần giảm, USD tăng
- ·Yên Bái: Bảo vệ an toàn tiền và tài sản Nhà nước
- ·Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- ·Mobile Money thúc đẩy thanh toán không tiền mặt ở nông thôn
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Thuế nhập khẩu vào EU 0%: Không quá xa vời!
- ·Tìm cơ hội từ ThaiLand Lab 2013
- ·Chưa đáng lo ngại!
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng
- ·Tháng 4/2013: Sản lượng thủy sản giảm nhẹ
- ·Thống nhất quy định quản lý tài sản trong dự án có vốn nhà nước
- ·Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- ·Infographics: Quy định miễn thuế đối với hành lý của hành khách xuất nhập cảnh