【kèo nhà cái dự đoán】Trao đổi về bài “đôi điều với “hồn Huế trong tiếng vọng Folklore”
Về “thuật ngữ” Folklore,đổivềbàiđôiđiềuvớihồnHuếtrongtiếngvọkèo nhà cái dự đoán tôi đã viết: “Folklore là thuật ngữ chỉ văn học dân gian vùng đất, ở Huế, hồn văn hóa dân gian đầm rất sâu trong cấu trúc đời sống, truyền qua hàng trăm năm, còn vọng đến nay”. Đúng là tôi có lỗi đánh máy nhầm đầy tai hại trong quá trình viết, đánh chữ “văn hóa” thành chữ “văn học”. Vì toàn bài, tôi đã nhắc đến văn hóa dân gian với ca Huế, hò Huế, tiếng Huế, sinh hoạt Huế, tín ngưỡng Huế, hội làng Huế, mỹ thuật Huế…, là những yếu tố làm nên văn hóa Huế. Để hiểu thuật ngữ này toàn diện hơn, xin tham khảo thêm “Từ điển văn học” tập II, mục từ “phôn – clo” (Nxb Khoa học xã hội, 1984, trang 222) và nhiều cuốn sách khác khảo về văn hóa dân gian.
Một số bức tranh làng Sình thể hiện trò chơi dân gian
Về tranh làng Sình, ông Minh Khiêm không đồng ý khi tôi viết: “tranh Sình với muôn màu sinh hoạt làng quê… Không rõ tác giả căn cứ vào đâu mà viết”; và cho rằng tranh Sình “là dòng tranh thể hiện tín ngưỡng dân gian. Tranh làm ra với mục đích duy nhất là phục vụ cho lễ cúng, cúng xong là đốt”. Theo tôi biết, tranh làng Sình có cả dòng tranh tín ngưỡng thờ cúng như ông Minh Khiêm đề cập và dòng tranh phản ánh sinh hoạt làng quê mà ông cho là không có. Xin đơn cử một số bức tranh trong dòng tranh làng Sình “Bịt mắt nữ”, “Thế vật đứng”, “Hội bài chòi”… (ảnh) để thấy rằng tranh Sình cũng phản ánh sinh hoạt làng quê, và đó là căn cứ của tôi.
Về ca Huế, bài báo của tôi viết: “Ca Huế hình thành trên cơ sở âm điệu, tiếng nói của địa phương, tỏ bày tâm trạng trên các con sông lững lờ, trên các cánh đồng tre trúc vây quanh, hoặc ngay dưới những mái nhà cô tịch…”. Ở đây có 2 ý, thứ nhất là “hình thành trên cơ sở âm điệu, tiếng nói của địa phương”. Về ý kiến này, cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị từng viết: “Ca mà gọi là ca Huế vì thanh âm người Huế hiệp với điệu ca này, mà phía Bắc xứ Huế như người Quảng Trị với Quảng Bình cũng ca được. Còn từ Linh Giang dĩ Bắc, Hải Vân Quan dĩ Nam, dầu có người ca mà ca giỏi thế nào cũng có hơi trại bẹ. Đó là câu chuyện ai cũng biết rồi”.
Thứ 2, về không gian diễn xướng ca Huế, trong bài báo chúng tôi không đề cập, không bàn đến xuất xứ ca Huế với “không gian diễn xướng nguyên thủy của ca Huế là trong các cung phủ rồi lan ra ngoài xã hội” như ông trao đổi, vì vậy xin không diễn giải thêm. Bởi khi ca Huế đã từ cung phủ lan tỏa ra cuộc sống dân gian, thì dân gian có thể cất tiếng hát bất kỳ đâu, ở làng quê sông nước hay trong mái nhà, đình làng, gốc đa, bến nước... Ở đây xin dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Tôn Thất Bình để rõ hơn: “Giai đoạn phát triển và thịnh đạt, đó là thời kỳ từ khoảng đầu thế kỷ XIX đến trước ngày thất thủ kinh đô (1885). Lúc bấy giờ, ngoài dân gian cũng như chốn cung đình, ca Huế đã phổ biến rộng rãi. Trong cung đình có một số bài ca Huế có lời bằng chữ Hán (ví dụ mười bài ngự trong ca nhạc Huế vừa có lời chữ Hán thông dụng trong cung đình, vừa có lời Nôm thông dụng trong dân gian)” - (Nguồn gốc sự hình thành và các giai đoạn biến chuyển ca Huế, Tạp chí Sông Hương số 121/tháng 3 năm 1999).
Về cái khác của văn học dân gian Huế, trong bài báo tôi có viết: “Văn học dân gian Huế ngoài những ký ức dân tộc trước thời kỳ di dân Nam tiến, còn là những sáng tác truyền khẩu của những lưu dân khai phá. Tuổi đời của văn học dân gian xứ Huế không lớn hơn cội nguồn văn học dân gian Việt Nam; tư duy hồn nhiên của con người ở buổi bình minh lịch sử cũng đã không còn đậm đặc trong nếp nghĩ của lưu dân khai phá, cả ý thức tạo dựng cuộc sống mới văn minh hơn vùng đất cũ… đã khiến cho văn học dân gian Huế, cả nội dung và hình thức, đều có những cái khác so với kho tàng văn học dân gian cả nước”. Vấn đề này nhiều nhà nghiên cứu trước đây cũng đã nhắc đến, tiếc là ông không để ý.
Do bài báo ngắn, tôi không thể dẫn chứng và diễn giải nhiều thêm, chỉ dẫn những ca dao, truyện cổ liên quan đến các địa danh, sản vật của Thừa Thiên Huế. Mà các địa danh, sản vật nổi tiếng được dẫn chứng như núi Túy Vân, cầu Trường Tiền, cau Mỹ Lợi, quýt Hương Cần, gạo hẻo rằn Tiên Nộn… chính là của riêng Huế; khó có một núi Túy Vân thứ hai, càng không thể có chiếc cầu Trường Tiền thứ hai. Và dĩ nhiên, càng không có câu ca dao “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp” ra đời ở nơi nào khác.
Một lần nữa cám ơn ông và chúc ông sức khỏe!
Bài, ảnh: HẠ NGUYÊN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Tình nghĩa Việt
- ·Chính phủ quy định chi tiết quy trình lập quy hoạch cấp quốc gia
- ·Thủ tướng chỉ đạo tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng dịch Covid
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Vĩnh biệt đảng viên lão thành Trần Doãn Khánh
- ·Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đẩy nhanh tiến độ gói phục hồi
- ·Nhiều trường đại học yêu cầu sinh viên test Covid
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Phó Chủ tịch Hà Nội: Nếu bệnh viện 'thủng' một lần nữa thì sẽ rất khó khăn
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Việt Nam phản đối hành động xâm phạm chủ quyền tại Trường Sa
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với người đồng cấp Mozambique
- ·Chủ tịch nước kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Quân khu 7
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Các địa phương hợp tác hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển vùng kinh tế
- ·Bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội khóa mới vào tháng 7
- ·'Sóng thần' Covid
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Tăng cường hợp tác ủng hộ lẫn nhau giữa Việt Nam với Ai Cập và Mông Cổ