【tỷ số gladbach】Nhiều người "chiến thắng" nhờ Việt Nam mạnh tay hội nhập
Hội nhập giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh
Tại Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam mang tên "Biến lợi thế cạnh tranh thành sức mạnh hội nhập" diễn ra chiều qua (23/10),ềungườiquotchiếnthắngquotnhờViệtNammạnhtayhộinhậtỷ số gladbach bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đánh giá, hội nhập quốc tế là một công cụ vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, rất nhiều luật và quy định quan trọng của Việt Nam đã được xem xét và sửa đổi theo chuẩn WTO như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đấu thầu, Luật đất đai, Luật sở hữu trí tuệ… Điều này đã giúp cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thị trường.
Cũng theo bà Victoria Kwakwa, việc Việt Nam tham gia nhập WTO đã giúp khá nhiều doanh nghiệp trở thành những “người chiến thắng”. Trong đó, có thể kể đến chế tạo công nghiệp (điện thoại, thiết bị điện tử, máy tính), dệt may, da giày…
Việt Nam tham gia nhập WTO đã giúp khá nhiều doanh nghiệp trở thành những “người chiến thắng” |
Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho thấy, nhờ có việc gia nhập WTO, ngành chế tạo công nghệ của Việt Nam tuy mới phát triển nhưng lớn mạnh nhanh chóng, trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Cùng với đó, ngành công nghiệp dệt may cũng ngày càng phát triển và năng động. “Việc Việt Nam gia nhập WTO rất quan trọng cho ngành công nghiệp này trong việc đảm bảo tiếp cận thị trường. Từ đó năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và xuất khẩu đều tăng nhanh chóng”, bà Victoria Kwakwa nói.
Riêng về ngành da giày, bà Victoria Kwakwa cũng nhận định, xét trên toàn cầu, ngành da giày đã thâm nhập thành công vào các thị trường trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ và Châu Âu. Đây là thành tích đáng ghi nhận.
Trong khi đó, khẳng định về việc hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam, ông Lê Triệu Dũng - Phó Vụ trưởng - Vụ chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương cho biết, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã trở thành xu thế chung và là lựa chọn của nhiều quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng hiện nay.
“Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong suốt thời gian qua là “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Hội nhập kinh tế là quan trọng, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, cũng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia…”, ông Dũng nói.
Nhiều thách thức khi Việt Nam mở rộng hội nhập
Chia sẻ về tác động của hội nhập quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang tích cực tham gia, ông Lê Triệu Dũng cho biết, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nhưng thách thức cũng tăng lên rất lớn.
Theo ông Dũng, việc Việt Nam tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ giúp cân bằng trong quan hệ với các đối tác, đa dạng hóa quan hệ kinh tế. Mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Ông Dũng cũng cho biết, các FTA có thể thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các đối tác có công nghệ cao, công nghệ nguồn, từ đó thúc đẩy gia tăng giá trị gia tăng của sản xuất trong nước (dệt may, nông sản, thủy sản. Tạo thêm động lực cải cách thể chế, giúp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, tạo rao môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế.
Bên cạnh những thuận lợi trên, ông Dũng cũng cho biết, Việt Nam gặp khá nhiều thách thức. Trong đó có sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam. “Khi mở cửa thị trường, Việt Nam cũng đối mặt với những yêu cầu, tiêu chuẩn cao và chất lượng hàng hóa. Điều này có thể dẫn đến việc phá sản và tình trạng thất nghiệp ở các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu”, Phó Vụ trưởng - Vụ chính sách thương mại đa biên nhận định.
Cùng quan điểm, bà Victoria Kwakwa cũng cho rằng, sau gia nhập WTO, hoạt động của các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn yếu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước chủ yếu là quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, năng lực quản lý doanh nghiệp yếu, hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu còn chưa hiệu quả. Điều này dẫn đến tình trạng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước chưa đủ mức.
Trước tình trạng trên, theo bà Victoria Kwakwa, để tận dụng tối đa lợi ích của hội nhập quốc tế, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh, tận dụng cơ hội hiện đại hóa công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng, cải thiện chất lượng sản phẩm. Tăng cường hạ tầng kinh tế, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, phát huy tối đa các mối liên kết với doanh nghiệp FDI, hội nhập theo chiều sâu vào chuỗi sản xuất trong khu vực.
Theo bà Victoria Kwakwa, các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội do các FTA mang lại để thâm nhập thị trường nước ngoài, chuyển từ gia công hợp đồng sang xuất khẩu trực tiếp.
(责任编辑:La liga)
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Khối IB của SSI tiếp tục khẳng định vị thế với giải thưởng của Euromoney
- ·PSG lên kế hoạch tống khứ Neymar
- ·Sôi động giải vô địch Karate Cup Hanoisme mở rộng 2023
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·TMS chốt ngày chia cổ tức 25%
- ·Triển khai thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”
- ·SSI tiếp tục dẫn đầu về thị phần môi giới trên HOSE
- ·Xiaomi ra mắt website bán hàng trực tuyến, đặt trước Redmi Note 14 và POCO X7
- ·Mbappe 'quay xe' ký 3 năm với PSG, bỏ túi 600 triệu euro
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Chứng khoán tuần: Điều chỉnh từ trụ
- ·Đại Nội có thêm dịch vụ mới
- ·Thiếu nhi học làm bánh
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Khai mạc triển lãm “Hợp tác Đức – Việt qua ảnh” và Liên hoan phim Đức
- ·“Áo dài trên con đường di sản”
- ·Vở ca kịch “Cái mẻ kho” đoạt Huy chương Bạc liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Lắng lòng để hướng về cha mẹ