【kq bayer leverkusen】Những công việc lặng thầm ở Biển Đông
Những công trình do Ban quản lý dự ánBiển Đông thực hiện đã góp phần bảo đảm an toàn hàng hải và bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong ảnh: Đèn biển Tiên Nữ trên quần đảo Trường Sa |
Nhiệm vụ đặc biệt
Cho đến thời điểm này,ữngcôngviệclặngthầmởBiểnĐôkq bayer leverkusen dù đã nghỉ công tác được 13 năm, nhưng “lão tướng” Phan Đình Vinh, nguyên Tổng giám đốc Ban quản lý dự án Biển Đông vẫn nhớ rất rõ bối cảnh ông được lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) gọi từ Nghệ An ra để nhận một nhiệm vụ khá đặc biệt.
“Đó là khoảng tháng 10/1994, khi đang là Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án 85 (có trụ sở tại Vinh - Nghệ An), tôi được Bộ GTVT và Ban yêu cầu khẩn trương tập hợp một số cán bộ, kỹ sư có năng lực để thành lập Phân ban quản lý công trình Biển Đông, thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư, quản lý đầu tư các dự án thuộc Chương trình Biển Đông - Hải Đảo”, ông Vinh nhớ lại.
Đây là nhiệm vụ mới, nhưng rất quan trọng mà Chính phủ đặt ra cho ngành giao thông sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 6/3/1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tếbiển trong những năm trước mắt.
Được biết, trong các nhiệm vụ quan trọng được Bộ Chính trị đề cập trong Nghị quyết số 03, có việc phải sớm đồng bộ hoá và hiện đại hoá dần cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý, điều hành hàng hải, hàng không quốc tế trên vùng biển, vùng trời của ta (hệ thống điều hành, rađa, đèn hiệu, phao tiêu, cứu hộ…); khẩn trương xây dựng một số nhà nổi ở những nơi xung yếu trên thềm lục địa, tạo chỗ đứng cho việc kiểm soát, bảo vệ vùng biển và đưa các hoạt động kinh tế, nghiên cứu khoa học tiến ra biển và xây dựng trù phú một số đảo ven biển quan trọng như Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Hòn Mê, Cát Bà, cung đảo Hạ Long - Cô Tô.
Các đầu công việc trong lĩnh vực phát triển các công trình hàng hải dân dụng và phát triển hạ tầng giao thông ở một số đảo tiền tiêu nằm trong phạm vi trách nhiệm của Bộ GTVT khi ấy khá đa dạng, phức tạp, nên cần một đầu mối vừa phải có năng lực, vừa phải có nhiệt huyết, không ngại gian khó để vừa tìm kiếm, huy động các nguồn lực, vừa phải trực tiếp thi công, giám sát công trình trên thực địa.
Do tính chất quan trọng của công việc, chỉ 6 tháng sau (tháng 4/1995), Bộ GTVT đã quyết định nâng cấp Phân ban quản lý công trình Biển Đông thành Ban quản lý dự án Biển Đông trực thuộc Bộ GTVT.
"Ngoài tờ quyết định thành lập và hơn một chục cán bộ kỹ sư trẻ được tuyển chọn kỹ lưỡng, chúng tôi ra Hà Nội với hai bàn tay trắng, trong khi vừa phải chuẩn bị, hoàn thiện bộ máy, vừa bắt tay ngay vào việc triển khai công trình đầu tiên thuộc Chương trình Biển Đông - Hải Đảo”, một cán bộ Ban Quản lý dự án Biển Đông nhớ lại
Công trình đầu tiên của Ban quản lý dự án Biển Đông đảm nhận chính là Dự án mang mã số Z-95 - Tôn tạo đảo Đá Tây (Trường Sa), khi đó vẫn còn là một đảo chìm, nhằm hình thành bước đầu một cụm công trình kiên cố, phục vụ cho hoạt động hàng hải và nghề cá.
Mặc dù phần lớn đều được đào tạo bài bản trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông, nhưng đây là công trình thách thức rất lớn đối với các kỹ sư khi ấy đều trong độ tuổi đôi mươi của Ban Biển Đông.
Do công trường xây dựng nằm giữa biển, công tác chuẩn bị buộc phải kỹ lưỡng ngay từ trong bờ. Vật liệu mang đi không được thiếu, cũng không được thừa. Cát, đá, xi măng… đều được bọc trong nylon nhiều lớp để tránh hơi mặn. Nhiều cấu kiện phải gia công từ trong bờ, lắp thử, rồi tháo rời, vận chuyển ra đảo, trong đó có những thùng bê tông cốt thép cao 6 m, rộng 10 m, dài 30 m, nặng tới 300 tấn cũng được đúc từ trong đất liền, sau đó được kéo ra biển để tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi trời yên biển lặng vài tháng trong năm tại khu vực Trường Sa.
Ngoài điều kiện thi công khắc nghiệt, tại thời điểm thi công đảo Đá Tây, tình hình tại Trường Sa đang rất căng thẳng, nên hầu hết thông tin liên quan đến quy mô, thời gian khởi công, hoàn thành đều được giữ kín.
“Cứ hai tháng một lần, anh em được gọi về cho vợ con qua tổng đài ICOM ở trụ sở Bộ GTVT. Hẹn giờ lên sóng không khớp, sóng yếu, coi như cuộc hẹn bị hủy. Ngay cả khi gặp rồi, phải bí mật về công việc ở đảo, chỉ hỏi dăm ba câu chuyện ở đất liền”, một cán bộ Ban Biển Đông khi đó hồi tưởng.
Vượt qua những khó khăn, thách thức, với những giọt mồ hôi mặt hơn cả vị biển được đổ xuống, sau khoảng 10 tháng thi công, vào năm 1996, cụm công trình hàng hải kiên cố bằng bê tông cốt thép trên đảo Đá Tây đã được hoàn thành.
Từ nền tảng công trình tôn tạo do Ban Biển Đông thực hiện, tới nay trên đảo Đá Tây đã xây dựng một Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, thuộc diện lớn nhất quần đảo Trường Sa, cung cấp tất cả mọi dịch vụ cho các tàu đánh bắt xa bờ. Không chỉ sửa chữa nhỏ, những hạng mục lớn cần phải đưa tàu lên khỏi mặt nước vốn chỉ có thể thực hiện trong đất liền giờ cũng đã có thể thực hiện ngay tại trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá này, vừa giúp ngư dân bám biển, vừa bảo vệ chủ quyền đất nước.
Đội nắng gió giữa trùng khơi
Gần như đồng thời với thời gian xây dựng, tôn tạo đảo Đá Tây - Trường Sa, Ban quản lý dự án Biển Đông còn được các cơ quan chức năng tín nhiệm giao triển khai một loạt dự án quan trọng khác cũng thuộc chương trình Biển Đông - Hải Đảo như: Dự án Ra đa cảnh giới biển quốc gia tầm xa và hai dự án đường và cảng trên đảo Phú Quý - hòn đảo nằm ngoài cùng hệ thống đảo ở cực Nam Trung bộ.
Công trình mà nhiều cán bộ thuộc Ban quản lý dự án Biển Đông nhớ nhất chính là Dự án xây dựng hải đăng Tiên Nữ. Hải đăng Tiên Nữ là một trong 9 cụm hải đăng ở khu vực Trường Sa, được thiết lập ở vị trí cách điểm đảo Tiên Nữ khoảng 2,9 hải lý về phía Đông Bắc, được xây dựng trên bãi đá chìm thuộc quần đảo Trường Sa, cách điểm gần nhất trên đất liền là Nha Trang (Khánh Hòa) khoảng 275 hải lý. Đây cũng là đảo chìm xa nhất thuộc quần đảo Trường Sa. Theo thiết kế, đèn biển đảo Tiên Nữ có tâm sáng ở độ cao 20,5 m, tầm hiệu lực ánh sáng ban ngày 14 hải lý, tầm hiệu lực ánh sáng ban đêm 15 hải lý.
“Ngoài thực hiện chức năng bảo đảm an toàn hàng hải, đèn biển Tiên Nữ còn khẳng định chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông, nên khi được giao nhiệm vụ, chúng tôi ai nấy đều cảm thấy rất tự hào”, kỹ sư Trần An Hải, hiện là Phó giám đốc Ban quản lý dự án Hàng hải (Bộ GTVT) cho biết.
Được biết, ông Hải khi đó là kỹ sư công trình vừa mới ra trường, được đích thân ông Vinh tuyển về làm việc tại Ban quản lý dự án Biển Đông. Sau 1 năm làm việc tại công trình xây dựng đường và cảng trên đảo Phú Quý, đầu năm 1999, ông Hải cùng một số cán bộ trong Ban lại ôm ba lô, lên tàu hàng ra Trường Sa nhận nhiệm vụ.
Mặc dù là chủ đầu tư, kiêm tư vấn giám sát, nhưng tại công trường xây dựng hải đăng Tiên Nữ, để tận dụng quãng thời gian triều kiệt vài tiếng ngắn ngủi trong ngày, nên bất kể là chỉ huy hay công nhân, giám sát hay thi công đều phải xông vào vác sắt thép, trộn xi măng.
Trong nhật ký công trường của ông Trần Ngọc Hoàng, khi đó là cán bộ kỹ thuật của Ban có ghi lại như sau: “Công việc thi công hải đăng Tiên Nữ thường diễn ra từ chập tối đến 3 giờ sáng. Sau khi thi công quần quật thâu đêm, cả đội 40 người lăn ra sàn bê tông ngủ, đến khi mặt trời chiếu thẳng vào mắt cay xè, mới thức dậy về tàu. Bởi thế, xây dựng ở đảo không có chỗ cho sự chần chừ, mà phải luôn khẩn trương, sáng tạo. Chậm một chút sẽ vỡ kế hoạch cả ở trong bờ và ngoài đảo, lương thực sẽ hết, vật liệu sẽ hỏng, nhiệm vụ với ngành không hoàn thành”.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Phát hiện loài cá mập ma bạch tạng cực hiếm ngoài khơi Albania
- ·Bài 3: Lộ diện những 'bóng hồng' buôn tem giả
- ·Long An: Phát hiện 1 cơ sở may mặc bán hàng không rõ nguồn gốc
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·ảnh báo phương thức, thủ đoạn các loại tội phạm trong dịp Tết
- ·Đồng Nai: Phát hiện 25 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc bốc mùi ôi thối
- ·Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Cắt mí giọt lệ Trung Hoa coi chừng gặp biến chứng nặng nề
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Nhiều tác hại khi ăn quá nhiều đồ ngọt dịp Tết
- ·TSMC chi 350 triệu USD để phát triển chip quy trình 1,4nm
- ·Nhân quả dưới góc nhìn của nhà khoa học và tâm lý học
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Thu hồi toàn quốc thuốc Viên nén bao tan trong ruột Rabesta 20 do không đạt chất lượng
- ·Những tác hại không ngờ nếu lạm dụng ăn chocolate để tăng chuyện 'chăn gối'
- ·HONOR X60 và X60 Pro giá tầm trung pin khủng, camera 108Mp
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·Cảnh báo nguy hiểm khi uống nước ngọt có gas
- Giá trị giao dịch thị trường thanh toán điện tử sẽ chạm mốc 2.000 tỷ USD vào năm 2023
- Xuất khẩu lao dốc đặt Nhật Bản trước sức ép nới lỏng tiền tệ
- Dự báo thời tiết hôm nay 18/10: Cả nước có mưa dông ban ngày, về đêm trời se lạnh
- Nước Nga với thông điệp đoàn kết và hợp tác Ngày Chiến thắng
- Yêu cầu về chính sách nhất quán khi xây dựng Trung tâm tài chính
- Thừa Thiên Huế hướng tới mục tiêu trở thành Thành phố văn hóa ASEAN
- Uy tín của liên minh cầm quyền tại Đức tăng lên mức cao nhất
- Các trưởng đoàn đều mắc COVID
- Phát huy vai trò tổ chức Hội trong đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Ngày 15/11: Giá vàng thế giới tăng, vàng miếng SJC bám sát 68 triệu đồng/lượng