会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định trận qatar】Thay đổi cách tiếp cận từ “quản lý” đến “điều phối và hỗ trợ”!

【nhận định trận qatar】Thay đổi cách tiếp cận từ “quản lý” đến “điều phối và hỗ trợ”

时间:2025-01-27 22:42:03 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:152次

9

Cấp phát tiền mặt và bộ dụng cụ vệ sinh cho người dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề của bão năm 2020

Góp ý cho dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 64/2008/NĐ-CP (do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo) về vận động,đổicáchtiếpcậntừquảnlýđếnđiềuphốivàhỗtrợnhận định trận qatar tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn, thiên tai, dịch bệnh…, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thay đổi cách tiếp cận của chính quyền và đoàn thể trong công tác cứu trợ. Cụ thể, thay đổi từ “quản lý” cứu trợ đến “điều phối và hỗ trợ” nhằm đảm bảo hoạt động cứu trợ hiệu quả, kịp thời.

Điều phối khéo giúp huy động được nhiều nguồn lực

Sau hơn 10 năm đi vào cuộc sống, bên cạnh những kết quả tích cực, Nghị định 64/2018-NĐ-CP đã bộc lộ một số bất cập. Một số ý kiến cho rằng, cần bỏ tư duy cho phép hay không cho phép một số đối tượng tham gia vào quá trình vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp cho cứu trợ mà thay vào đó, giải pháp là Nhà nước, cơ quan nhà nước ở địa phương nên là người đứng ra điều phối, hỗ trợ.

Trả lời cho câu hỏi tại sao lại là điều phối và hỗ trợ, ông Hoàng Anh Dũng (Tổ chức Oxfam Việt Nam) cho rằng, cơ quan nhà nước ở địa phương hiểu rõ địa bàn của mình và các vấn đề tại đó. Thứ hai, nguồn thông tin của các cơ quan này là thông tin chất lượng. Thứ ba, các cơ quan này nên thực hiện trách nhiệm của mình là: kêu gọi, huy động nguồn lực, hỗ trợ phân phối, đảm bảo công bằng, ổn định trật tự, đảm bảo an toàn cho các bên, kiểm định chất lượng sản phẩm. Theo ông Dũng, trong cứu trợ khẩn cấp, các công việc này sẽ giúp đảm bảo nhu cầu từ thiện tối thiểu theo quy chuẩn của quốc tế là: điều kiện vệ sinh, điều kiện dinh dưỡng, thực phẩm, điều kiện ở, điều kiện được hỗ trợ y tế. Với cách làm này, Nhà nước đã huy động được tối đa sự tham gia của các thành phần khác trong xã hội tham gia vào quá trình cứu trợ khẩn cấp và phục hồi sau thảm họa; từ đó Nhà nước cũng có thể điều phối nguồn lực hỗ trợ cho các quá trình phục hồi tái thiết và giảm nhẹ về sau.

Cũng theo ông Dũng, để hoạt động thiện nguyện có tính thiết thực, hiệu quả hơn, các địa phương cần tư duy xây dựng hệ sinh thái cho hoạt động thiện nguyện phát triển. Trong đó, các bên liên quan như cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, quỹ từ thiện, người dân, các đoàn hội, câu lạc bộ, cơ quan truyền thông, luôn được kết nối, chia sẻ thông tin, phối hợp hỗ trợ nhau một cách tự nhiên, trơn tru khi có thảm họa thiên tai diễn ra. “Để có được hệ sinh thái đó, vai trò điều phối của cơ quan nhà nước, lãnh đạo ở cấp địa phương rất quan trọng. Điều phối khéo thì huy động được nguồn lực, sức người sức của, giúp giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Điều phối không khéo thì mất hệ sinh thái và nguồn lực chảy ra chỗ khác” - ông Dũng nhấn mạnh.

Phối hợp hiệu quả từ chính quyền,người dân và các tổ chức cứu trợ

Từ thực tiễn tại địa phương, ông Hồ Quốc Thường - Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết, trong đợt bão lũ tháng 10 năm 2020, huyện Tuyên Hóa đã tiếp nhận trên 50 tỷ đồng ủng hộ thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện. Số kinh phí này đã được phân bổ tới các xã, từ đó điều tiết xuống các thôn, thông qua danh sách các hộ thiệt hại nặng để hỗ trợ, đảm bảo công bằng, minh bạch. Ông Thường cũng nhấn mạnh rằng, cứu trợ khẩn cấp trong thiên tai không phải theo tiêu chí hộ nghèo mà xét theo mức độ thiệt hại, hộ nào thiệt hại nặng nề hơn thì được ưu tiên hỗ trợ.

Về công tác phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức cứu trợ, đại diện Hội chữ thập đỏ huyện cho biết, công tác phối hợp khá tốt. Điều này thể hiện ở việc khi các tổ chức thiện nguyện, cứu trợ liên hệ với hội, hội cung cấp cho các đoàn thông tin về mức độ thiệt hại ở các xã, liên hệ với chính quyền các xã để các tổ chức, các nhóm trực tiếp về tận thôn, bản trao hỗ trợ. Qua đó, công tác cứu trợ từ các tổ chức, nhóm thiện nguyện được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.

Chia sẻ thêm thông tin về vấn đề này, trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Cao Quảng (Tuyên Hóa, Quảng Bình) cho biết, trong đợt lũ lịch sử năm ngoái, chính quyền xã đã thực hiện rất tốt công tác tiếp nhận và điều phối. Cụ thể, ngay sau khi nhận được thông báo từ huyện về các đoàn cứu trợ, các cán bộ xã đã liên tục cập nhật tình hình, chia sẻ trên zalo về tình hình cụ thể các điểm bị ảnh hưởng nặng nề cũng như đưa lên danh sách những hộ bị thiệt hại cần hỗ trợ từ các thôn. Đồng thời, xã tiếp nhận, điều phối các cứu trợ này để đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội. Do đó, việc phân phối các nguồn cứu trợ cho bà con trong xã rất hợp lý, người dân ai ai cũng đồng tình và không xảy ra tình trạng tị nạnh nhau.

Từ góc nhìn của tổ chức làm cứu trợ nhân đạo, ông Vũ Xuân Việt - Quản lý Chương trình Cứu trợ khẩn cấp của Oxfam chia sẻ, Oxfam đảm bảo người dân và lãnh đạo địa phương tham gia thực sự vào toàn bộ quá trình cứu trợ, từ lập kế hoạch, quản lý, điều phối đến triển khai và giám sát và học hỏi. Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu của người dân và địa phương, Oxfam và các đối tác chú trọng việc xây dựng năng lực quản lý, điều phối và sự tự chủ của địa phương để địa phương triển khai hoạt động cứu trợ hiệu quả trong tương lai. Ngoài các lớp tập huấn đào tạo kỹ năng cho trưởng thôn, trưởng cụm và cán bộ xã, việc thiết lập cơ chế phối hợp và giám sát, cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu nại được lồng ghép xuyên suốt trong quá trình cấp phát tới người dân.

“Điều rất quan trọng trong cứu trợ nhân đạo là cơ chế phối hợp nhiều bên để huy động nguồn lực hiệu quả, tránh chồng chéo. Chúng tôi làm việc với các tổ chức quốc tế khác để phân bổ nguồn lực cứu trợ theo các địa bàn bị ảnh hưởng và xác định các lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, địa phương làm việc sâu sát với chúng tôi để phối hợp nguồn lực của dự án với các nguồn lực khác tại địa phương. Điều này củng cố năng lực điều phối viện trợ của địa phương hiệu quả hơn về lâu dài” - ông Việt cho biết thêm.

Thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản hướng dẫn phê duyệt dự án cứu trợ

Chia sẻ bài học kinh nghiệm trong cứu trợ nhân đạo với các địa phương và các tổ chức xã hội, nhiều ý kiến cho biết, về cơ bản, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiếp nhận nguồn cứu trợ khẩn cấp rất rõ ràng, cởi mở. Tuy nhiên, quy trình tiếp nhận cứu trợ quốc tế lại gặp vấn đề từ việc áp dụng các nghị định như: Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai và Nghị định 80/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam. Trong trường hợp khẩn cấp thì áp dụng Nghị định 50 là đúng, nhưng cũng có trường hợp ở địa phương có cách hiểu và áp dụng vênh nhau giữa các cơ quan chức năng về 2 nghị định này. Đồng thời “tư duy quản” và máy móc, dẫn đến quá trình thẩm định, phê duyệt và tiếp nhận quá lâu làm mất tính khẩn cấp của hoạt động cứu trợ.

Thảo Miên

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
  • VinaPhone được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định mức phân bổ vốn cho từng dự án
  • Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa kinh tế Việt Nam
  • Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
  • Ngư dân miền Trung ra quân mở cửa biển đầu năm
  • Tăng cường các giải pháp đầu tư hiệu quả cho giáo dục đào tạo
  • Chống tham nhũng: Phải mạnh tay với cả hành vi đưa hối lộ
推荐内容
  • Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
  • Vận động viên nước ngoài  tham gia “Mekong delta marathon” Hậu Giang
  • Người ngược đãi, chửi bới bố mẹ già có thể bị phạt tù
  • Kết phà làm cầu tạm đoạn gần chợ Hỏa Lựu tại giải chạy “Mekong delta marathon”
  • Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
  • Thực hiện nghiêm việc niêm yết giá cước vận tải dịp Tết