Mô hình "trang trại sinh thái" đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để giảm phát thải mê-tan chủ yếu thông qua việc cải thiện công nghệ chăn nuôi và tối ưu hóa quy trình sản xuất,ảmphátthảimê–tanhiệuquảtừcácmôhìnhtrangtrạisinhthávdqg bolivia để phù hợp với mục tiêu giảm 30% lượng phát thải khí mê-tan mà Việt Nam cam kết.
Khi đặt chân đến Mộc Châu (Sơn La) những ngày cuối thu, chúng tôi cảm nhận được không khí trong lành, mát mẻ, nhờ vào nỗ lực bảo vệ môi trường, nhờ đó Mộc Châu thu hút ngày càng nhiều du khách đến khám phá vùng đất xinh đẹp này.
Cao nguyên Mộc Châu là vùng đất tương đối bằng phẳng, đây là điều kiện tốt nhất để phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, khi đàn bò phát triển nhanh chóng thì lượng chất thải cũng gia tăng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển du lịch trên địa bàn.
Để giải quyết vấn đề này, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu lựa chọn mô hình nông hộ bền vững với liên kết 4 nhà: Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông – Nhà khoa học từ nhiều năm qua. Mô hình liên kết hợp đồng với các hộ về đầu ra, cung cấp các dịch vụ đầu ra, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.
Đặc biệt, các trang trại đều được chứng nhận chăn nuôi đạt chuẩn VietGap, hệ thống xử lý chất thải tự động không gây ô nhiễm môi trường…Các trang trại đã mạnh dạn đầu tư xây dựng dây chuyền xử lý phân tự động, hình thành mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.
Ông Phạm Hải Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cho biết: Trong tổng số gần 600 hộ liên kết nuôi bò sữa ở Mộc Châu, bình quân mỗi hộ nuôi khoảng 50 con bò sữa, trong đó hộ nuôi nhiều nhất hơn 250 con.
Nhiều hộ đã có trên 300 tấn sữa tươi/năm bán cho Công ty, có hộ đã đạt trên 800 tấn/năm. Tại các trang trại, công ty đều cử cán bộ kỹ thuật đào tạo, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn người nông dân quy trình xử lý chất thải.
Toàn bộ chất thải hàng ngày của bò sữa được dọn rửa, đưa về bể thu gom để xử lý bằng men vi sinh, yếm khí, thổi khí. Sau đó chất thải sẽ được máy hút lên để tách nước và chất thải rắn. Đối với nước khi được tách ra một phần chảy vào hầm biogas tạo ra khí đốt phục vụ sinh hoạt của gia đình, trang trại.
Phần còn lại của nước thải chảy qua các bể xử lý bằng men vi sinh và enzym theo phương pháp yếm khí. Sau đó, nước thải tiếp tục được đưa qua các bể lọc đến khi đạt tiêu chuẩn cho phép sẽ được đưa đi tưới cho đồng cỏ.
“Đối với chất thải rắn, công ty cũng hướng dẫn bà con quy trình xử lý sau khi đã tách nước tiếp tục được xử lý bằng các loại men vi sinh, tới khi độ ẩm còn khoảng 15-20%. Sau 10 ngày, sản phẩm phân ép khô vi sinh bón cho đồng cỏ, ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi. Số phân dư thừa còn lại, nhiều nông hộ còn bán cho các hộ dân trong vùng bón cây trồng, để có thêm một nguồn thu ổn định.
Với quy trình khép kín, sử dụng dây chuyền xử lý chất thải đã góp phần giảm phát thải khí mê-tan. Thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ áp dụng thêm các công nghệ mới để xử lý triệt để các nguồn chất thải này để có thể vừa là nguồn phân bón, cũng có thể thương mại mang lại nguồn thu ổn định cho người dân”, ông Phạm Hải Nam chia sẻ
Giảm phát thải khí mê – tan trong chăn nuôi đã được nhiều doanh nghiệp Việt Nam triển khai, điển hình như tất cả trang trại của Vinamilk, toàn bộ chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi sẽ được thu gom bằng hệ thống hiện đại, xử lý với công nghệ biogas để tạo thành phân bón hữu cơ cho cây trồng; tận dụng làm khí đốt đun nóng nước thanh trùng sữa cho bê, sấy cỏ….
Vinamilk trở thành thương hiệu sữa đầu tiên có một nhà máy, một trang trại đạt chứng nhận trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014.
Tại Báo cáo công bố kiểm kê khí Mê-tan năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết phát thải khí metan lĩnh vực chăn nuôi là 20,3 triệu tấn, chiếm 18,27% tổng lượng phát thải khí metan; trong đó, nguồn phát thải chính của lĩnh vực chăn nuôi từ tiêu hóa thức ăn và chất thải vật nuôi.
Vì vậy, để đạt mục tiêu đến năm 2025, tổng lượng phát thải khí mê-tan trong chăn nuôi không vượt quá 16,8 triệu tấn CO2 tương đương, cần có nhân rộng các mô hình, giải pháp hiệu quả để triển khai trên thực tế.
Trong số các động vật có phát thải khí mê tan từ dạ cỏ thì bò sữa gây phát thải nhiều nhất, khoảng 68 kg khí CH4/con/ năm. Ứng dụng quản lý công nghệ trong chăn nuôi; cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong chăn nuôi… là các giải pháp phù hợp với Cam kết giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Tiến Hải, Giám đốc Kỹ thuật - Công nghệ mới, Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC), cho biết: Trong chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi gia súc lớn có 2 nguồn phát thải chính là từ tiêu hóa và chất thải. Bò sữa là động vật nhai lại, dạ dày chia ngăn chứa quần thể vi khuẩn cho phép chúng tiêu hóa xenlulo dưới dạng lên men tiền dạ dày.
Trong quá trình tiêu hóa khí mê-tan được giải phóng là tác nhân lớn nhất gây ra khí thải nhà kính tại trang trại. Vì vậy, thay đổi khẩu ăn cho bò dẫn đến tiêu hóa tiêu hóa xenlulo như sử dụng thức ăn ủ chua, bổ sung các chất ức chế bổ sung chất béo cũng góp phần giảm lượng phát thải khí mê-tan vào khí quyển.
Còn đối với chất thải, áp dụng công nghệ sinh học xử lý phân trở thành phân hữu cơ để giảm phát thải mê-tan. Nước thải của gia súc như bò có thể thu gom dưới hầm trở thành khí đốt từ mê tan, giúp cho các hộ nông dân tiết kiệm được thêm chi phí nhiệt năng. Đây là các giải pháp hiệu quả nhất để giảm phát thải mê–tan mà cộng đồng, doanh nghiệp có thể triển khai trong ngành chăn nuôi.