【lịch thi đấu quốc gia pháp】Nỗi lòng của cặp nghệ sĩ xiếc 9X Trịnh Thắng
Clip Trịnh Thắng và Phương Đông chia sẻ nỗi niềm nghề xiếc:
Trẻ,ỗilòngcủacặpnghệsĩxiếcXTrịnhThắlịch thi đấu quốc gia pháp đẹp, giỏi nghề... là những nhận định của đồng nghiệp, đối tác về cặp nghệ sĩ xiếc Trịnh Thắng - Phương Đông. VietNamNet trò chuyện với cặp đôi trong buổi tập tại rạp xiếc công viên Gia Định (TP.HCM).
Nghệ sĩ Trịnh Thắng sinh năm 1991, tính từ lúc học trường xiếc đến nay là 16 năm hoạt động trong nghề. Nghệ sĩ Phương Đông sinh năm 1990, có 19 năm hoạt động trong nghề. Cả hai đều chuyên về đu dây và thăng bằng, hiện đang công tác tại Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam của Đoàn Xiếc TP.HCM. Cặp nghệ sĩ diễn chung khoảng 7 – 8 năm trong hơn 1.000 show.
Trịnh Thắng và Phương Đông trong buổi trò chuyện với VietNamNet. |
Trật khớp, trầy xước, bầm chân tay là bình thường
- Một ngày của diễn viên xiếc diễn ra thế nào? Show của anh chị ổn không?
Phương Đông: Chúng tôi có lịch tập giống nhau, mỗi ngày đều bắt đầu tập từ 9-13h. Chúng tôi đi diễn cố định các tối cuối tuần. Trong tuần, chúng tôi có thể nhận show bên ngoài như đi diễn sự kiện, truyền hình, diễn bar… Nếu không có show thì ở nhà. Riêng Thắng thường đi tập thêm cardio, gym các buổi chiều.
Trịnh Thắng: Mỗi tháng, nếu tính cả show cuối tuần lẫn show bên ngoài thì vào khoảng 20 show. Những năm gần đây, bộ môn xiếc đang có tiến triển khả quan nên diễn viên xiếc có nhiều show hơn, thu nhập cũng đảm bảo.
Chúng tôi làm việc cho đoàn Nhà nước, đã vào biên chế nên có lương Nhà nước. Lương của tôi là 3,7 triệu đồng còn Đông là 4,5 triệu đồng. Chúng tôi diễn show nào nhận cát-xê theo show đó.
Phương Đông: Đúng là môn xiếc có giới hạn tuổi nghề nên diễn viên xiếc phải nắm bắt được xu hướng chung. Mấy năm nay, gameshow nở rộ rất nhiều, họ luôn mời diễn viên xiếc nên nhờ truyền hình mà chúng tôi được biết đến nhiều hơn. Khi được biết đến rộng rãi, chúng tôi có nhiều cơ hội kiếm thêm thu nhập.
- Nhưng phần lớn khán giả liệu có biết đó là cặp Trịnh Thắng - Phương Đông không hay đơn giản chỉ là “một đôi nam nữ nhào lộn giữa không trung”?
Phương Đông: Tôi có hơi tủi một chút. Nghề của chúng tôi không được biết đến nhiều như ca sĩ, diễn viên. Khi chúng tôi đến điểm diễn, các bạn hậu đài có thể nhận ra chúng tôi nhưng thông thường khán giả thì không. Chúng tôi chỉ buồn một chút vì mình đã xác định lên sân khấu để trình diễn, cống hiến hơn là để tìm kiếm danh tiếng. Vậy nên, cảm xúc ấy rất chóng qua.
Trịnh Thắng: Nhiều năm trước, khi tôi và Đông đi diễn, mọi người chưa thực sự biết mình là ai nhưng khoảng 1 - 2 năm nay, đã có nhiều người biết tới cặp Trịnh Thắng - Phương Đông rồi. Tôi rất vui khi được mọi người nhận ra mình.
- Có điều gì đằng sau những tiết mục đẹp đẽ, hoành tráng trên sân khấu mà khán giả chưa biết đến, thưa anh chị?
Phương Đông: Đúng như bạn nói, tiết mục đã mang ra sân khấu biểu diễn là một tiết mục hoàn thiện. Ở mảng của chúng tôi, tiết mục có nhiều loại nhưng thời gian trung bình để tập xong một bài mất 2 - 3 năm. Chẳng hạn, có những tiết mục xiếc thăng bằng phải tập 4-5 năm mới diễn được, bài nào nhanh lắm một năm.
Ấy là với những người đã đào tạo căn bản và ghép cặp ăn ý với nhau như chúng tôi. Dù thế nào, tập xiếc cũng phải tính bằng năm chứ không tính tháng được. Tất cả những vất vả, gian nan, chấn thương đều ở sàn tập, cái khán giả xem là một tiết mục đã hoàn thiện.
Tôi từng ngã gãy tay năm 17 tuổi. Một lần tập diễn cảnh đu bay, có thể do khi ấy tay mình còn yếu mà động tác mới tạo ra lực văng quá lớn khiến tôi ngã từ độ cao 4 - 5m và gãy một tay. Sau đó, tôi phải nghỉ gần nửa năm mới lành.
Trịnh Thắng: Có thể nói, tôi ít bị chấn thương hơn vì trong một cặp nam nữ diễn xiếc thăng bằng thì người nam là trụ, ở dưới. Nếu động tác sai tư thế, tôi chỉ bị sái vai, khoảng một tháng là lành chứ không nặng lắm. So với người nữ ở trên họ thường bị tai nạn hơn.
Với chúng tôi, những chấn thương nhỏ như trật khớp, trầy xước, chảy máu, bầm chân tay… được xem là bình thường. Chúng tôi bị thường xuyên trong quá trình tập mỗi ngày.
- Nhưng thực tế đã có những chuyện rất đau lòng xảy ra với nghệ sĩ xiếc. Tôi không nói rủi nhưng anh chị hẳn phải trù liệu trường hợp xấu nhất?
Phương Đông: Khoảng năm 2013, giới xiếc chúng tôi đều thảng thốt khi nghe tin chị Tuyết Hoàn bị tai nạn ở Hà Nội. Chị tập và bị ngã từ độ cao 2m thôi mà bị liệt nửa người. Dù vậy chị vẫn rất yêu nghề và đã trở lại nghề với công việc giảng dạy.
Tuy nhiên, chúng tôi không vì thế mà đến nỗi phải canh cánh lo rủi ro. Chúng tôi tập từ thấp lên cao chứ không phải một bước đã nhào vào bán mạng.
Đôi khi, chúng ta tưởng chỉ ở trên cao mới gặp tai nạn nhưng thực tế thì dưới thấp vẫn có chấn thương. Chẳng hạn, những động tác nhảy dây ngay trên mặt đất vẫn có thể bị bong gân, trẹo chân như thường. Hoặc nếu một tập thể không ăn ý nhau, chỉ một người sai nhịp người còn lại sẽ mắc dây, sai tư thế và bị tai nạn.
Trịnh Thắng: Nghề xiếc không bảo đảm 100% an toàn được, tập chắc bài đến đâu cũng chỉ 99% thôi. Làm nghề này, chúng tôi đều phải chuẩn bị sẵn tâm lý. Lỡ không may có xảy tai nạn thì chúng tôi chỉ có một cách chấp nhận thôi. Nghe có vẻ bất lực nhưng sự thật là thế, chúng tôi không làm khác được.
Để tự bảo vệ mình, chúng tôi tích lũy càng nhiều kinh nghiệm càng tốt. Chúng tôi cống hiến cho nghề đến khi không cống hiến được nữa thì thôi chứ không tính trước được.
Tay mỏi nhừ, căng cứng nhưng mắt vẫn phải tình tứ
- Anh chị có thể nói rõ hơn về đam mê, lòng kính nghiệp của mình – động lực giúp anh chị vượt qua gian nan, những chấn thương và đau đớn?
Phương Đông: Ban đầu, không phải tôi và Thắng chọn học trường xiếc mà là họ chọn chúng tôi. Chúng tôi là những đứa trẻ ở quê, tôi ở Ba Vì (Hà Nội) còn Thắng ở Ninh Bình. Mùa hè, trường xiếc sẽ đến các địa phương để tuyển sinh. Chúng tôi nhận giấy, lên trường học 2 tháng và trải qua 3 vòng thi. Bạn nào vượt qua 3 vòng thi đó sẽ nhập học chính thức với thời gian đào tạo là 5 năm. Khi ấy, tôi mới 11 tuổi, Thắng học sau tôi 3 khóa. Chúng tôi vẫn học song song, sáng học xiếc và chiều học văn hóa. Cấp 3, tôi vào TP.HCM học, đến 17 tuổi thì đi làm.
Trịnh Thắng: Quá trình của tôi cũng giống như Đông. 16 năm theo nghề, chúng tôi làm mọi thứ quen thuộc như cuộc sống của mình vậy. Tập luyện thì vất vả thật nhưng cứ thử vài hôm không tập, không diễn xem, người mình ngứa ngáy ngay. Khi lên sân khấu trình diễn và được khán giả yêu thích, vỗ tay, chúng tôi thấy những tháng ngày tập gian nan như bù đắp lại hết.
- Thực trạng rằng có những đoàn chưa làm rốt ráo khâu bảo hiểm cho thành viên của mình, một số nghệ sĩ phải tự tìm mua bảo hiểm. Anh chị có quan tâm vấn đề này?
Phương Đông: Chúng tôi ở Đoàn Xiếc TP.HCM nên dĩ nhiên có bảo hiểm tai nạn nhưng hình như không cao lắm. Chúng tôi xác định đến với nghề xiếc vì yêu nghề. Những chuyện như tai nạn, rủi ro, chúng tôi phải lường trước hết vì bản chất của nghề này là vậy. Có một thực tế rằng bên bảo hiểm rất ngại bán cho dân xiếc chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phải tự biết bảo vệ mình.
Trịnh Thắng: Như Đông nói, chúng tôi không trách nhân viên bảo hiểm khi đó là ngành nghề của họ. Nếu thấy khách hàng rủi ro cao quá, làm sao họ dám bán? Bản thân tôi cũng thế thôi, làm ăn thua lỗ thì mình không làm.
- Những tối trong tuần không có show, anh chị có làm thêm nghề tay trái? Như Trịnh Thắng có thể làm mẫu ảnh, PT?
Trịnh Thắng: Thú thật hiện tại, tôi vẫn rất yêu nghề. Tôi muốn dành hết thời gian, tâm huyết cho xiếc chứ không muốn làm thêm công việc khác. Tuy đã đi diễn nhiều năm nhưng để nâng cao chuyên môn, tôi phải dành thêm thời gian tập. Nếu chia bớt thời gian cho việc khác không phát triển nghề được.
Như bạn nói, xiếc là bộ môn có giới hạn tuổi. Năm nay, tôi 29 tuổi, có lẽ sẽ cố thêm 10 năm nữa. Sau tuổi đó, tôi có muốn làm nghề tiếp cũng không làm nổi. Lúc ấy, tôi có thể chuyển sang công việc khác như kinh doanh.
Phương Đông: Ngoài xiếc, tôi là HLV Yoga, có trung tâm riêng ở Quận 3 (TP.HCM). Tôi biết cách sắp xếp công việc nên không quá bận bịu. Ở Yoga, tôi dạy trị liệu và phục hồi chấn thương. Ngày trước, tôi hay bị chấn thương khi tập xiếc nên mới học các phương pháp trị liệu của Yoga. Tôi yêu thích công việc này từ đó và muốn truyền cảm hứng đến mọi người.
- Nhìn vào thực trạng nghề hiện nay, anh chị mong muốn gì?
Phương Đông: Tôi mong được nhiều show diễn hơn. Nếu được, quý vị khán giả hãy ủng hộ nghề xiếc nhiều hơn thu nhập của chúng tôi sẽ tăng lên thôi, anh em trong nghề sẽ đỡ khổ.
Trịnh Thắng: Nhiều năm trước, đúng là thu nhập diễn viên xiếc còn rất thấp nhưng hiện tại không đến nỗi. Hầu như các chương trình lớn như sự kiện kỷ niệm, du lịch… đều có tiết mục xiếc nên ai chịu đam mê, cố gắng và giỏi nghề đủ sống thôi.
Tôi mong nghề xiếc được quan tâm hơn. Nhiều người đam mê xiếc nhưng không theo nổi, phải bỏ giữa chừng nên tôi mong sao các điều kiện đảm bảo hơn để mọi người có động lực theo nghề.
- Xem anh chị biểu diễn, tôi thấy từ động tác đến ánh mắt đều rất tình cảm, lãng mạn. Anh chị có dành tình cảm cá nhân nào cho nhau ngoài công việc?
Phương Đông (cười lớn): Chúng tôi chỉ là bạn, đúng hơn là bạn diễn thôi. Chúng tôi có thể cọ xát, nhìn nhau đấy nhưng bối cảnh lại không như trong điện ảnh hay múa được.
Trịnh Thắng: Trên phim, khi đôi nam nữ bay lượn giữa không trung, nhìn nhau say đắm nhiều cảm xúc thật nhưng đời lại không như phim anh ạ. Khi chúng tôi diễn, người xem thấy nhẹ nhàng, lãng mạn thế còn chúng tôi đang phải tập trung cao độ. Tôi diễn sao cho từng động tác trông phải nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng thực tế tay mình đang gồng cứng cơ vì chịu trọng tải rất nặng.
Trình diễn đúng là cần nhập tâm nhưng xiếc vốn là bộ môn nguy hiểm cao. Chúng tôi phải hoàn thành tiết mục tốt nhất có thể, giữ an toàn cho mình và bạn diễn nên không có tâm trí cho cảm xúc khác.
Bài 1: Diễn viên xiếc 'bán mạng cho may rủi'
Bài 2: Đời diễn viên xiếc: Bao người từng bị trăn cắn, gấu tát, khỉ cào
Bài 3: 'Nhìn diễn viên xiếc mổ gà, làm thạch tôi rớt nước mắt'
Bài 4: 'Ca sĩ hát 1 bài mấy chục triệu, dân xiếc làm cả tháng lĩnh vài triệu'
Gia Bảo
Ảnh: Minh Bảo
'Nhìn diễn viên xiếc mổ gà, làm thạch tôi rớt nước mắt'
"Là lãnh đạo tôi khi nhìn các diễn viên của mình ở nhà mổ gà, làm thạch, ship chè để có thể trang trải cuộc sống khiến tôi đau lòng mà rớt nước mắt", nghệ sĩ Tống Toàn Thắng - Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc VN nói.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Cách mọi chức trong Đảng của ông Nguyễn Phong Quang, Nguyễn Anh Dũng
- ·Bộ trưởng Công an: Bỏ sổ hộ khẩu, không bỏ quản lý
- ·Xe chở cát quá tải làm sập cầu sắt ở Đắk Lắk, 1 học sinh rơi xuốn
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Triển khai Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Các đảng Ukraine lập liên minh mới
- ·‘Ông Đinh La Thăng đứng trước UB Kiểm tra TƯ nói giá mà…’
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Vụ lọt hồ sơ Trịnh Xuân Thanh: Yêu cầu bảo mật kết luận
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Thủ tướng Lý Hiển Long và phu nhân đến Đà Nẵng dự APEC 2017
- ·Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 9/4/2016
- ·DN tố với Tổ công tác của Thủ tướng bị Bộ Y tế hành
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Thủ tướng: Hà Nội phải là điển hình thu hút người tài, người giàu
- ·Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 6/4/2016
- ·Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào giữ chức Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Ông Nguyễn Thiện Nhân: Phải công khai hóa các kết luận thanh tra