【kết quả vô địch ba lan】Dự án điện đình trệ do vướng mắc về đất đai
Vướng mắc về đất đai là yếu tố ảnh hưởng lớn tới tiến độ thi công các dự ánđiện. |
2 năm không dời được 6 hộ
Ông Nguyễn Đức Tuyển,ựánđiệnđìnhtrệdovướngmắcvềđấtđkết quả vô địch ba lan Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) cho hay, có 350 hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị ảnh hưởng trong hành lang tuyến đường dây 220kV Quảng Ngãi - Quy Nhơn. CPMB đã chi trả hỗ trợ, bồi thường cho 344 hộ; còn lại 6 hộ dân tại thị xã Đức Phổ chưa nhận tiền, dù địa phương đã thông báo và tổ chức chi trả rất nhiều lần trong 2 năm qua.
“Ban Quản lý dự án đầu tưxây dựng và phát triển quỹ đất thị xã Đức Phổ, UBND xã và CPMB đã kiểm tra, đo đạc lại hiện trạng, giải quyết khiếu nại, vận động, giải thích nhiều lần, nhưng các hộ dân vẫn không nhận tiền và không cho đơn vị thi công kéo dây. Họ yêu cầu bồi thường theo đơn giá mới của tỉnh, trong khi quyết định duyệt phương án bồi thường ban hành trước khi có quyết định giá mới. Chính quyền địa phương đã tổ chức bảo vệ thi công 2 lần, trong quý I và quý II/2018, nhưng các hộ dân phản kháng rất quyết liệt và rất manh động, nên công tác bảo vệ thi công phải dừng lại”, ông Tuyển giải thích lý do chậm trễ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Tuyển cho biết, đường dây 500 kV mạch 3 do CPMB quản lý thi công cũng đang gặp khó khăn tương tự, mốc hoàn thành ban đầu là tháng 6/2020 đã bị phá vỡ và phải lùi lại tới hết năm 2020.
Tính đến hết ngày 30/6/2020, mới có 5 địa phương mà tuyến này đi qua cơ bản bàn giao xong mặt bằng là Gia Lai, Kon Tum, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Bình. Tại Hà Tĩnh, chính quyền đang vận động để bàn giao sớm 3 vị trí móng cột còn lại đi qua khu dân cư có đồng bào giáo dân sinh sống. Quảng Nam và Quảng Ngãi là hai địa phương chậm bàn giao mặt bằng nhất.
“Khối lượng công việc còn lại ở tỉnh Quảng Nam rất lớn, vì mới đạt 82%. Hàng tuần, CPMB đều làm việc với địa phương để tháo gỡ, nhưng vẫn chưa có kết quả như mong đợi”, ông Tuyển nói.
Đáng nói là, dù ảnh hưởng của Covid-19, nhưng thiết bị, vật tư đặt hàng từ châu Âu, Nga phục vụ xây dựng dự án này đã về gần như đầy đủ để phục vụ thi công.
Hàng loạt dự án điện vướng mắc về đất đai
Mới đây, Văn phòng Ban Chỉ đạo phát triển điện lực quốc gia đã có Báo cáo chuyên đề về khó khăn, vướng mắc trong chuyển mục đích sử dụng rừng và giải phóng mặt bằng tại các dự án điện gửi tới các cấp lãnh đạo.
Rất nhiều dự án điện được nhắc tên trong báo cáo này đang gặp vướng mắc liên quan đến đất đai, khiến những người quan tâm không khỏi lo lắng, xót xa vì nguồn lực chung đang bị lãng phí.
Theo Báo cáo, thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng rừng quy định tại Điều 40, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, đặc biệt là rừng tự nhiên sang đất xây dựng dự án rất phức tạp, thời gian kéo dài, ảnh hưởng lớn đến tiến độ phê duyệt đầu tư xây dựng dự án.
Quy định dự án và diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất 5 năm của tỉnh được Chính phủ ra nghị quyết và phù hợp kế hoạch sử dụng đất được hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hàng năm cũng là điểm nghẽn lớn. Lý do là, dự án điện thường không được UBND tỉnh cập nhật trong quy hoạch sử dụng đất 5 năm và diện tích đất chủ đầu tư đăng ký kế hoạch sử dụng chỉ là phần thu hồi đất tại phần móng trụ mà không có diện tích đất trong hành lang tuyến, nên diện tích xin chuyển mục đích sử dụng rừng cả hành lang sẽ không tương ứng.
Với trường hợp bắt buộc phải có đường tạm thi công, thì thủ tục để thỏa thuận đường tạm thi công sẽ rất khó khăn. Tại các vị trí rừng tự nhiên, UBND các tỉnh đều yêu cầu chủ đầu tư phải xin thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích triển khai dự án.
Đó là trường hợp của 4 dự án lưới điện đang thi công, gồm: đường dây 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm; trạm biến áp 220 kV Nghĩa Lộ; đường dây 220 kV đấu nối Nghĩa Lộ - trạm biến áp 500 kV Việt Trì hay đường dây 220 kV Huội Quảng - Nghĩa Lộ mới chỉ được các địa phương trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin chủ trương chuyển đổi đất rừng và vẫn chưa được Chính phủ chấp thuận. Như vậy, nguy cơ không đảm bảo tiến độ đề ra là rất cao.
Tại Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái, vướng mắc lớn nhất là công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất rừng cho Dự án. Theo xác định của đơn vị tư vấn, diện tích đất sử dụng lâu dài là 184,4 ha (không nằm trong đất quy hoạch rừng phòng hộ); diện tích đất sử dụng tạm thời 62,70 ha (trong đó có 40,90 ha cây rừng tái sinh nghèo kiệt trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ). Như vậy, diện tích đất, đất rừng của Dự án nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ nhỏ hơn 50 ha. Chiếu theo Luật Lâm nghiệp (2017), chủ đầu tư không phải báo cáo, xin ý kiến Quốc hội.
Tuy nhiên, ngày 28/6/2018, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 199/QĐ-UBND về phê duyệt kết quả quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2025, trong đó, đất sử dụng cho Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái đến năm 2020 là 280 ha, được hiểu là toàn bộ diện tích này được đưa vào quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn của Ninh Thuận. Điều này đồng nghĩa, chủ đầu phải báo cáo, xin ý kiến của Quốc hội phê duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Điều này chắc chắn khiến các mốc mục tiêu của Dự án khó lòng đáp ứng được…
Bình luận về báo cáo này, các chuyên gia cho hay, nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, từ Chính phủ tới các bộ, ngành, địa phương, khó khăn trong giải phóng mặt bằng cho các dự án điện sẽ không thể tháo gỡ được như kỳ vọng và đây chính là sự lãng phí nguồn lực xã hội.
Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc CPMB
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người giàu nhất thế giới
- ·Hội nhập, hợp tác quốc tế về hải quan tạo lực đẩy cho thương mại
- ·Giảm nhập siêu: Hiện hữu nỗi lo
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·5 qui định có hiệu lực trong tháng 9
- ·Vĩnh Long giải ngân trên 120 tỷ đồng cho các công trình giao thông trọng điểm
- ·Giá cá tra tại thị trường Mỹ có xu hướng giảm
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Hà Nội thực hiện liên kết kinh tế vùng với các tỉnh
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Khuyến khích trả nợ sớm tiền sử dụng đất – Đà Nẵng lại có cách làm hay
- ·Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu dịp Tết Nguyên đán 2025
- ·Câu chuyện ở Nghệ An và công tác bảo vệ nhãn hiệu Petrolimex
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Tỷ giá USD hạch toán tháng 9 là 21.036 đồng
- ·TP. Hồ Chí Minh: Đối thoại, giải đáp hàng chục vướng mắc về thủ tục hải quan
- ·Mỹ giảm thuế chống bán phá giá cho các DN cá tra Việt Nam
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Cập nhật tình hình thu
- Có cắt điện dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 không?
- Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Lịch xét tuyển bắt đầu từ 1/8
- Nguy cơ lây lan rất cao từ dịch cúm gia cầm
- Tin tức mới nhất: Đám đông lột trần tội phạm hiếp dâm rồi đánh đến chết tại Ấn Độ
- Dự báo thời tiết hôm nay ngày 3/5/2015: Cả nước nắng nóng, nền nhiệt cao
- Dịp nghỉ lễ 30/4: Hàng loạt chuyến bay phải hủy bỏ
- Đánh bả hàng ngàn con chó vì bị...viêm phổi
- Bệnh dịch lạ gây chết hàng loạt người ở Nigeria trong 24 giờ
- Tin tức mới cập nhật ngày 7/4/2015: Việt Nam sẽ có luật an ninh thông tin
- Thai nhi bỗng biến khối u khổng lồ