【nhận định trận hàn quốc hôm nay】Công tác kiểm tra sau thông quan cần hướng đến tạo thuận lợi cho DN
Tính đến ngày 30-6-2014,ôngtáckiểmtrasauthôngquancầnhướngđếntạothuậnlợnhận định trận hàn quốc hôm nay toàn ngành đã hoàn thành KTSTQ 768 cuộc, bằng 85% so với cùng kì năm 2013; trong đó kiểm tra tại cơ quan Hải quan là 511 cuộc, chiếm 67%, kiểm tra tại DN 257 cuộc, chiếm 33%. Qua kiểm tra đã phát hiện vi phạm là 336 cuộc, chiếm 44% tổng số cuộc kiểm tra. Kết quả kiểm tra tại một số đơn vị lớn như Cục KTSTQ đạt 100%, Cục Hải quan TP.HCM đạt 80%, Hải quan Đồng Nai đạt 85%, Hải quan Hà Nội đạt 45%, Hải quan Hải Phòng đạt 25%. Quyết định ấn định truy thu (bao gồm thuế và phạt) là 240,4 tỉ đồng, bằng 67% so với cùng kì 2013, trong đó đã thực thu vào ngân sách Nhà nước (NSNN) là 204,08 tỉ đồng, bằng 61% so với cùng kì năm 2013.
Chống thất thu ngân sách
Theo đánh giá của Cục trưởng Cục KTSTQ Dương Phú Đông, hoạt động KTSTQ 6 tháng đầu năm đã đạt được kết quả nhất định, kiểm tra tại trụ sở DN đã được chú trọng đẩy mạnh; tỉ lệ số cuộc KTSTQ tại trụ sở DN trên tổng số cuộc KTSTQ đạt 33%, tăng 14% so với cùng kì 2013. Qua công tác kiểm tra đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ DN, ngăn chặn kịp thời các trường hợp sai phạm, thực hiện thu tiền thuế thiếu, tiền phạt cho NSNN đồng thời tổng hợp phản ánh kịp thời để sửa đổi, bổ sung các bất cập của chính sách.
Bên cạnh đó, công tác KTSTQ cũng còn tồn tại cần khắc phục như ngoài các chuyên đề do Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Cục KTSTQ chỉ đạo, các đơn vị chỉ mới tập trung kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm của từng DN mà chưa chú trọng kiểm tra, đánh giá tuân thủ pháp luật và dấu hiệu vi phạm của các DN có kim ngạch XNK, số thuế phải nộp lớn, kiểm tra đánh giá theo nhóm DN, ngành hàng; chưa chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao tính tuân thủ pháp luật, tự giác khai báo của DN. Số lượng các cuộc KTSTQ tại cơ quan Hải quan chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên tỉ lệ phát hiện vi phạm và số thu còn thấp và thấp hơn so với KTSTQ tại DN.
Một số tồn tại nữa là việc KTSTQ lĩnh vực gia công, sản xuất XK, chính sách, trị giá còn hạn chế. Kết quả KTSTQ về các lĩnh vực chưa đồng đều giữa các đơn vị. Chưa có sự thống nhất trong nghiệp vụ KTSTQ giữa các đơn vị trong khâu thu thập thông tin, đề xuất kiểm tra đến các nguyên tắc chung phải tuân thủ khi KTSTQ theo kế hoạch, theo dấu hiệu vi phạm, KTSTQ tại cơ quan Hải quan và tại trụ sở DN...
Tạo thuận lợi cho DN
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay thì công tác KTSTQ phải chuyển sang định hướng chính là tạo thuận lợi cho DN. Cán bộ, công chức Hải quan làm nhiệm vụ KTSTQ phải thay đổi tư duy là kiểm tra không chỉ nhằm mục tiêu tìm ra vi phạm của DN để xử phạt, mà phải giúp DN đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật và thực hiện tốt hơn.
Nhiều ý kiến phát biểu nhất trí với chỉ đạo của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường. Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai Huỳnh Thanh Bình cho rằng, đa số các DN hiện nay đều mong muốn chấp hành tốt quy định pháp luật hải quan, kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên do việc thực hiện thủ tục hải quan phần lớn do nhân viên hoặc phòng XNK, kế toán đảm trách nên trong nhiều trường hợp chủ DN không nắm được vi phạm trong quá trình XNK. Do đó, công tác KTSTQ cần hướng đến mục tiêu tuyên truyền, vận động, giúp DN phát hiện và sửa chữa sai sót, nâng cao tính tuân thủ pháp luật Hải quan đặc biệt khi hệ thống VNACCS/VCIS đã chính thức đi vào hoạt động với nguyên tắc thông quan nhanh nhất cho DN và tăng hậu kiểm.
Về định hướng, để đảm bảo hoạt động KTSTQ từng bước hiện đại, chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả đáp ứng mục tiêu đề ra và khắc phục được các tồn tại hạn chế, Cục KTSTQ đề nghị công tác KTSTQ trong thời gian tới cần chú trọng nghiên cứu xây dựng hệ thống quy định pháp luật phù hợp với Luật Hải quan sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 7 vừa qua, Hệ thống VNACCS/VCIS và thực tế thực hiện để tạo cơ sở pháp lý cho lực lượng KTSTQ hoạt động hiệu quả. Theo đó, các đơn vị cần tập trung KTSTQ theo kế hoạch, đánh giá tuân thủ pháp luật của những DN có kim ngạch XNK và số thuế phải nộp lớn để đánh giá, làm cơ sở phân loại DN, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa cho DN tuân thủ tốt. Thu thập, phân tích thông tin, lựa chọn DN có rủi ro cao để thực hiện kiểm tra theo dấu hiệu góp phần ngăn chặn kịp thời các trường hợp sai phạm, chống gian lận thương mại và đảm bảo chống thất thu NSNN.
Cục trưởng Dương Phú Đông cho biết giải pháp thực hiện là ngay trong tháng 7-2014, Cục KTSTQ sẽ tham mưu, nghiên cứu trình Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính ban hành nội dung sửa đổi về KTSTQ trong các Thông tư sửa đổi Thông tư 128/2013/TT-BTC và Thông tư 29/2014/TT-BTC. Trong 6 tháng cuối năm 2014 và năm 2015, Cục sẽ phối hợp với các đơn vị tập trung rà soát, phân tích, đánh giá khoảng 2.000 DN có kim ngạch XNK và số thuế lớn. Chú trọng nghiên cứu phân tích thông tin, bố trí cán bộ thực hiện kiểm tra về trị giá tính thuế. Chỉ đạo Hải quan các địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng… căn cứ danh mục, thông tin dữ liệu thu thập được, rà soát đánh giá các DN có kim ngạch lớn, rủi ro cao. Toàn lực lượng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN qua KTSTQ năm 2014 với số thu bằng hoặc vượt chỉ tiêu đạt được năm 2013.
Hội nghị cũng đã nghe 6 ý kiến tham luận của các đơn vị và 9 tham luận chuyên đề của các Cục Hải quan địa phương, Cục KTSTQ, trong đó có nhiều chuyên đề được đánh giá cao như: Kinh nghiệm phân loại, áp mã HS mặt hàng màn hình nhập khẩu (Cục Hải quan Hà Nội); Kinh nghiệm KTSTQ về mã số đối với mặt hàng Hồ điện cực dùng cho lò nung (Cục Hải quan Cao Bằng); Một số kinh nghiệm KTSTQ trong lĩnh vực trị giá hải quan (Cục Hải quan TP.HCM); Chuyên đề phát hiện dấu hiệu gian lận trong hoạt động XNK tại chỗ và vấn đề chống gian lận giá đối với các DN có mối quan hệ liên kết; Chuyên đề kinh nghiệm thu thập, phân tích thông tin và thực hiện KTSTQ đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu (Cục Kiểm tra sau thông quan)…
Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường đánh giá cao về công tác hoạt động KTSTQ của các đơn vị toàn ngành thời gian qua, cũng như các báo cáo chuyên đề tại hội nghị. Phó Tổng cục trưởng cũng đã nhấn mạnh đến những mặt làm được và những mặt còn hạn chế của công tác KTSTQ cần khắc phục trong thời gian tới.
Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Phước Việt Dũng: Cần có quy định đạo đức nghề nghiệp KTSTQ Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là công việc phức tạp, nghiệp vụ khó, CBCC Hải quan thường xuyên phải tiếp xúc với DN, đặc biệt là DN đang có “vấn đề” cần kiểm tra. Vì thế, đạo đức nghề nghiệp đối với lực lượng KTSTQ rất cần được đề cao và coi trọng. Bởi vì, CBCC Hải quan làm việc độc lập, trực tiếp tại trụ sở DN nên rất dễ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực và nhũng nhiễu. Đạo đức của CBCC lực lượng KTSTQ theo tôi, ngoài đáp ứng quy tắc ứng xử của Ngành, thì cần phải đề cao: Tính chia sẻ với các DN sản xuất để giúp họ nâng cao tính tuân thủ quy định pháp luật, khắc phục thiếu sót để mở rộng, phát triển sản xuất; luôn xem DN là đối tác hợp tác, không vô cảm với những khó khăn trong công tác quản lý của DN; Cần minh bạch, thông báo các vi phạm của DN cho các DN khác biết để họ tự chấn chỉnh hành vi chấp hành tốt pháp luật…; Biết chia sẻ công tác nghiệp vụ với lực lượng thông quan, không chia cắt giữa thông quan và sau thông quan để tạo thuận lợi cho DN. Phó trưởng Phòng kiểm tra trị giá HQ- Cục KTSTQ Nguyễn Thu Nhiễu: Cảnh giác với gian lận giá trong XNK tại chỗ Trong những năm gần đây, mối quan hệ liên doanh liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia rất đa đạng phong phú. Tuy nhiên, một số trường hợp đã lợi dụng mối quan hệ này để gian lận, trốn thuế. Những hành vi gian lận chủ yếu như khai sai định mức, xuất khống, sử dụng sai định mức nguyên phụ liệu NK… không chỉ gây thất thu thuế mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến thương mại quốc tế, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN kinh doanh cùng lĩnh vực, cùng ngành nghề. Qua thực tế kiểm tra, Cục KTSTQ phát hiện ngoài các hình thức gian lận như nêu trên còn có hình thức gian lận tinh vi khác, trong đó có gian lận giá tính thuế trong hoạt động XNK tại chỗ giữa công ty mẹ là DN chế xuất 100% vốn nước ngoài và công ty con là DN thương mại. Đây là nội dung nghiệp vụ mới đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu nghiệp vụ, đặc biệt là giữa khâu kiểm tra SXXK (XNK tại chỗ) và kiểm tra trị giá. Đối với trường hợp gian lận này, Đoàn KTSTQ nên lưu ý thu thập thông tin liên quan đến hàng hóa XK vào thị trường nội địa. Các tài liệu cần thu thập gồm: Xác nhận của công ty mẹ về số lượng, giá bán và giá thành sản xuất của hàng hóa mà công ty mẹ bán cho công ty con; xác nhận của công ty mẹ về các khoản chi phí của quá trình sản xuất khác được sử dụng vào sản xuất hàng hóa XK cho công ty con (nếu có); xác nhận của công ty mẹ về các khoản chi phí chung (bán hàng, quản lý) và lợi nhuận liên quan đến việc bán hàng hóa cho công ty con; chứng từ thanh toán của các lô hàng mà công ty mẹ xuất bán cho công ty con (hóa đơn bán hàng, phiếu thu, sổ phụ ngân hàng)… Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Anh Tuấn: Làm rõ hơn khái niệm công việc, lực lượng KTSTQ Trên cơ sở lực lượng, khối lượng công việc hiện tại của đơn vị, Cục Hải quan TP.HCM đã mạnh dạn xây dựng, phân cấp mô hình để đảm bảo thực hiện tốt công tác giá tính thuế theo quy định tại Thông tư 29/2014/TT-BTC ngày 26-2-2014. Điểm nổi bật trong Thông tư này là việc chuyển đổi một phần công việc nghiệp vụ (kiểm tra trị giá) trong thông quan sang sau thông quan. Việc chuyển đổi này là tất yếu trong quá trình phát triển quản lý hải quan theo hướng đơn giản, hiện đại. Song, muốn công tác KTSTQ được thực hiện tốt thì cần chuẩn bị đầy đủ từ khâu xây dựng văn bản quy định liên quan đến hoạt động thực tiễn; xây dựng nguồn nhân lực và nhất là làm rõ khái niệm công việc, lực lượng KTSTQ cho đúng bản chất gồm phát hiện sai sót của khâu trước và đánh giá sự tuân thủ pháp luật của DN… đảm bảo không gây khó khăn cho DN và CBCC Hải quan khi thực hiện. Q.D (ghi) |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- ·Ông Nawat không nỡ 'tháo' vương miện của Thùy Tiên
- ·Tập trung lựa chọn nhà đầu tư, triển khai nhanh các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Lý do Bảo Ngọc đăng quang ở quốc tế nhưng chỉ 'chạy show' trong nước
- ·Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Nhiều băn khoăn về phạm vi điều chỉnh
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cần nhân rộng các chính sách đặc thù có hiệu quả
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Việc tính toán vấn đề tăng dân số phải được đặt trong tương quan phát triển TP.HCM
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quy hoạch Vùng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng
- ·Chủ tịch mới Miss Universe đã 'thấy và đánh giá' Ngọc Châu
- ·Đột nhập hậu trường làm việc điên cuồng của Thùy Tiên
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·KTS Ngô Viết Nam Sơn: Định hình lại không gian đô thị TP.HCM cần đẩy mạnh liên kết mềm
- ·Fan gửi tín hiệu 'giải cứu' Hoa hậu Đỗ Hà
- ·Đối thủ của Thiên Ân và Engfa tại Miss Grand là đại diện Trung Quốc
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Thiên Ân catwalk loạng chạng, lộ khuyết điểm khi diễn bikini