会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định rayo vallecano】Nét đẹp từ phong tục thờ cúng gia tiên!

【nhận định rayo vallecano】Nét đẹp từ phong tục thờ cúng gia tiên

时间:2025-01-14 20:15:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:198次

Báo Cà MauBàn thờ gia tiên trong gia đình ở nông thôn Cà Mau.

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống văn hoá tốt đẹp của Nhân dân ta từ bao đời nay. Dân gian có câu: “Chim có tổ, người có tông”, thể hiện triết lý nhân sinh của người Việt Nam, dù đi đâu, ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng không quên nguồn cội, tổ tiên, ông bà. Chính vì thế, phong tục thờ cúng gia tiên (hay thờ cúng tổ tiên) là một trong những phong tục tập quán phổ biến làm nên nét đẹp văn hoá truyền thống trong các gia đình người Việt Nam nói chung, người Cà Mau nói riêng.

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, hầu hết các gia đình có từ 2-3 thế hệ trở lên đều có lập bàn thờ gia tiên để thờ cúng ông bà, cha mẹ đã quá vãng. Bàn thờ gia tiên vừa đóng vai trò như sợi dây liên lạc giữa con cháu với ông bà tổ tiên, giữa người còn sống và người đã khuất; vừa là biểu tượng thiêng liêng gắn kết với ngôi nhà, mảnh đất mình đang sống. Hằng ngày, vào lúc chiều tối, thời điểm chuyển giao giữa ngày và đêm (giữa âm và dương), gia chủ đều thắp nén nhang lên bàn thờ gia tiên, để tưởng nhớ, và cầu nguyện tổ tiên phù hộ cho con cháu được mạnh khoẻ, bình an, ấm no và hạnh phúc.

Bàn thờ gia tiên trong gia đình ở nông thôn Cà Mau.

Bàn thờ gia tiên thường được đặt trang trọng chính giữa ngôi nhà, hoặc đặt ở nhà trên nếu gia đình đó có cất thêm nhà dưới để nấu ăn, bếp núc. Hướng bàn thờ bao giờ cũng quay ra cửa cái, để mỗi khi mở cửa bước vào nhà là có thể nhìn thấy bàn thờ trước tiên. Người xưa đã rất tinh tế khi cất nhà thường làm thêm cái “ngạch cửa”, là thanh gỗ hoặc tráng bê-tông nhô lên vài cen-ti-mét dưới khung cửa cái, để lúc khách đến bước vào nhà buộc phải cúi đầu xuống nhìn ngạch cửa (tránh bị vấp té) cũng là để cúi đầu chào bàn thờ gia tiên nhà mình.

Việc sắp đặt, trang trí trên bàn thờ gia tiên cũng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, nhà nghèo thì bố trí chiếc bàn đơn sơ nhưng sạch sẽ, phía trên đặt bộ lư hương, các bài vị, ảnh thờ, mấy ly nước nhỏ, chiếc đèn dầu và ống đựng nhang. Gia đình có điều kiện hơn thì trang trí thêm tranh thờ, bộ chữ đại tự, đôi câu đối, cặp chân đèn, bộ lư hương bằng đồng… bức tranh thờ có hình ảnh làng quê Nam Bộ, với bụi tre, dòng sông, hàng dừa (hoặc hàng cau), ngôi nhà nhỏ, chiếc cầu… Bức đại tự nằm ngang phía trên được viết bằng chữ Hán, thường có ba chữ: “Ðức Lưu Quang” (đức của tổ tiên để lại ánh sáng cho con cháu), “Ðức Lưu Phương” (đức của tổ tiên để lại tiếng thơm cho con cháu); hoặc bốn chữ: “Khắc Xương Quyết Hậu” (để lại điều tốt lành về sau), “Ẩm Hà Tư Nguyên” (uống nước nhớ nguồn)…

Chính giữa bức tranh thờ có bốn chữ: “Cửu Huyền Thất Tổ” hàm ý sự nối tiếp các đời trong dòng tộc. Trong đó, “Cửu Huyền” chỉ 9 đời con cháu: Tử, Tôn, Tằng, Huyền, Lai, Côn, Nhưng, Vân, Nhĩ; “Thất Tổ” chỉ 7 đời cha ông: Phụ, Tổ, Tằng, Cao, Thái, Huyền, Hiễn. Hai bên bức tranh thờ thường có đôi câu đối với ý nghĩa khuyên dạy, giáo dục con cháu trong nhà hoặc ca ngợi công ơn tổ tiên, ví dụ: “Sùng đức Cửu Huyền ân thượng trọng/ Tôn công Thất Tổ nghĩa cao thâm” (Kính bái đức độ của Cửu Huyền đó ơn cao trọng/ Tôn trọng công nghiệp của Thất Tổ là nghĩa cao sâu); hoặc “Tổ công phụ đức thiên niên thịnh/ Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh” (Công đức cha ông ngàn năm thịnh/ Cháu hiền con hiếu môn đời vinh); “Phụ đạo sinh thành sơn nhạc trọng/ Mẫu ân cúc dục hải hà thâm” (Ðạo cha sinh thành nặng như núi non/ Ơn mẹ nuôi dưỡng sâu như sông biển)… Những gia đình ở nông thôn Cà Mau thường thỉnh (mua) tranh thờ từ các cửa hàng bán đồ thờ cúng ở chợ huyện, chợ Cà Mau hoặc các ghe hàng trên sông nước.

Bàn thờ gia tiên là nơi diễn ra các nghi thức trọng đại của gia đình, dòng họ. Cô dâu, chú rể khi tổ chức đám cưới phải làm “lễ thành hôn” trước bàn thờ tổ tiên: lên đèn, thắp nhang, dâng rượu, cúi đầu, lạy tạ ơn tổ tiên… trước sự chứng kiến của họ hàng; người đi học hoặc làm ăn xa mỗi khi về nhà sẽ thắp nén nhang lên bàn thờ gia tiên để báo cáo kết quả công việc, thành tựu của bản thân; dịp Tết Nguyên đán con cháu ở xa về, hoặc họ hàng, bè bạn đến chúc Tết, đầu tiên là thắp nhang ở bàn thờ gia tiên, sau đó mới mừng tuổi, chúc tụng nhau và mời trà, mời rượu; vào ngày 25 tháng Chạp gia đình nào cũng chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn để đưa ông bà về trời, sau đó đến ngày 30 tháng Chạp lại cúng mâm cơm rước ông bà về ăn Tết với con cháu…

Thông thường, trong các gia đình thì người con trai út có trách nhiệm thờ cúng gia tiên, vì con trai út thường lập gia đình muộn nhất, ở lại phụng dưỡng cha mẹ già và quản lý đất đai, tài sản do tổ tiên để lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp con trai út do làm ăn xa, hoặc không phụng dưỡng được cha mẹ, thì nhiệm vụ thờ gia tiên sẽ được giao cho người con trai trưởng hoặc người con trai thứ. Trên bàn thờ gia tiên thường chỉ thờ đến ông bà 3 đời của gia chủ, những đời cao hơn sẽ được đưa vào “Cửu Huyền Thất Tổ”.

Hoạt động tiêu biểu trong phong tục thờ cúng gia tiên là hình thức tổ chức đám cúng cơm (đám giỗ). Ðám cúng cơm là ngày kỷ niệm của ông bà, cha mẹ quá vãng. Xưa kia được tổ chức 3 lễ: tiên thường, cúng chánh (chính) và hậu thường. Lễ tiên thường (có nơi gọi là cáo giỗ) vào ngày trước ngày cúng cơm, với ý nghĩa thông báo với Thổ thần và mời người đã khuất, ông bà, tổ tiên về dự với con cháu, nhiều gia đình kết hợp gói bánh tét, bánh ít, bánh ú, giết heo, giết gà, lợp rạp… để chuẩn bị cho ngày cúng chính.

Lễ cúng chính vào buổi sáng ngày hôm sau, chủ nhà thường chuẩn bị 4 mâm cúng: mâm cúng đất đai (cúng Thổ thần), mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ (cúng tổ tiên), mâm cúng chính (cúng người mất) và mâm kiến (cúng các vong hồn khuất mặt khuất mày, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…). Thức cúng ngoài bánh trái, trà rượu, nhang đèn, còn có ít nhất 3 món chính: món mặn (thịt heo kho tàu, vịt kho gừng, bò kho…), món hầm (vịt tiềm, gà hầm thuốc bắc, cari, lagu…), món xào (lòng xào, tim cật xào, bún xào…) và cơm trắng. Mâm cúng hậu thường được tổ chức vào buổi chiều hôm đó, để thông báo đám cúng cơm đã kết thúc. Sau khi tiến hành các nghi thức cúng giỗ, gia chủ mời họ hàng, quan khách dùng cơm, mời rượu. Khi khách về, chủ nhà gửi theo một ít bánh trái, thức ăn cho trẻ con ở nhà ăn lấy thảo.

Ðám cúng cơm truyền thống là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ cùng tưởng nhớ đến người đã khuất. Ðây cũng là dịp để họ hàng gặp gỡ, nhận mặt nhau, vì nhiều khi công việc làm ăn, người đi xa ít có điều kiện về quê, có người lấy vợ, lấy chồng thêm thành viên mới… cùng nhau về dự đám cúng cơm ông bà, đồng thời chào hỏi, ra mắt bà con dòng họ.

Ngày tiên thường, con cháu, họ hàng ở xa về cùng với bà con hàng xóm đi tiếp đám vần công quây quần nấu nướng, quét dọn bàn thờ, dựng rạp, gói bánh… Ðây là dịp để những người trẻ tuổi học thêm những kỹ năng trong cuộc sống, con trai tham gia lợp rạp, dọn bàn ghế, trang hoàng nhà cửa, tiếp đón quan khách; con gái tham gia nấu ăn, cắt tỉa rau củ, làm bánh khéo…

Có thể nói, phong tục thờ cúng gia tiên là nét đẹp truyền thống góp phần làm nên bản sắc văn hoá của người Việt Nam nói chung, người Cà Mau nói riêng. Những giá trị từ phong tục thờ cúng gia tiên chính là di sản văn hoá phi vật thể quý giá cần được bảo tồn và phát huy.

Rất tiếc, những năm gần đây, việc tổ chức đám cúng cơm đã dần mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có, việc dựng rạp, nấu nướng, dọn bàn ghế hầu hết đều thuê mướn dịch vụ bên ngoài. Có gia đình đặt cỗ của nhà hàng, mời hàng trăm khách đến dự tiệc, khách đến chỉ ngồi vào bàn, ăn xong gửi phong bì rồi về, có khi không kịp thắp nhang lên bàn thờ gia tiên của chủ nhà./.

Bài và ảnh: Huỳnh Thăng

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
  • Đại diện Hoa hậu Ý Nhi phủ nhận tin đồn gia đình trả vương miện
  • Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam thi lại Miss Grand Vietnam 2023
  • Á hậu Phương Anh rạng rỡ trong lễ ăn hỏi với doanh nhân Đức Hồ
  • FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
  • Hoa hậu Ý Nhi kể tên 3 người nổi tiếng quê Bình Định: 'Em, nhà thơ Hàn Mặc Tử và vua Quang Trung'
  • Top 3 Miss World Vietnam 2022 khoe dáng nóng bỏng với bikini
  • Vì sao hình ảnh Hoa hậu Ý Nhi thăm bệnh nhân ở bệnh viện 5 sao gây phản ứng dữ dội?
推荐内容
  • Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
  • Hoa hậu Đền Hùng khoe mẹ ruột U80 vẫn trẻ trung, sành điệu, từng là hoa khôi Nhạc viện
  • Hoa hậu Phan Kim Oanh: 'Thanh Hương làm được điều mà hiếm nghệ sĩ nào làm được
  • Hoạ sĩ Phan Anh Thư quyên góp tiền, xây dựng trường nội trú cho các em nhỏ Tây Nguyên
  • Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
  • Cú lột xác bất ngờ của Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 Ý Nhi