会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【qua bong da】Ngừa tham nhũng tận gốc!

【qua bong da】Ngừa tham nhũng tận gốc

时间:2025-01-16 02:36:24 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:204次

Công tác phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh thực hiện với sự kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa,ừathamnhũngtậngốqua bong da chủ động phát hiện, với xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng.

.

Thời điểm này, khi Hội nghị Toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020 chuẩn bị diễn ra, hành lang pháp lý để phòng ngừa tham nhũng đã có thêm bước tiến mới, với quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 bắt đầu được thực thi.

Theo quy định mới, cho dù là kê khai tài sản lần đầu hay giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm, nếu không trung thực, thì người ứng cử vào các cơ quan dân cử sẽ bị xóa tên khỏi danh sách ứng cử. Những người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ cũng sẽ mất luôn cơ hội này.

Điểm mới đáng chú ý là luật đã mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức, nhằm tạo cơ sở để so sánh, đối chiếu khi họ được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn, hoặc khi có tài sản, thu nhập biến động trong năm từ 300 triệu đồng trở lên.

Còn quá sớm để nói về hiệu quả của quy định mới đó, song kiểm soát tài sản, thu nhập lâu nay vẫn gắn với hai chữ hình thức, nay có thể sẽ thực chất hơn. Nhưng, đó cũng chỉ là một trong nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Một trong 7 bài học kinh nghiệm được rút ra qua quá trình tổng kết công tác này thời gian qua là phải tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực để ngăn ngừa tận gốc các hành vi tham nhũng.

Đây cũng là vấn đề được người lãnh đạo cao nhất của Đảng nhấn mạnh tại nhiều hội nghị về xây dựng Đảng, công tác cán bộ, cũng như những cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - nơi ông đang giữ trọng trách Trưởng ban suốt 7 năm nay.

Cũng cần phải nói thêm rằng, 7 năm trước, việc chọn mô hình Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu, chứ không để ở Chính phủ như cũ, cũng từng được nâng lên đặt xuống, cân nhắc kỹ càng. Đến nay, được nhắc đi nhắc lại trên diễn đàn Quốc hội, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, là từ khi có sự thay đổi này, chống tham nhũng đã không có vùng cấm, không có ngoại lệ, rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn.

Trở lại vấn đề kiểm soát quyền lực, hơn một lần, vị lãnh đạo cao nhất của Đảng đã nhấn mạnh sự nêu gương của cán bộ, đảng viên với tinh thần chức vụ càng cao càng phải nêu gương, càng phải gương mẫu. Nhưng trên thực tế, đã có cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải ra toà vì tham nhũng. Bởi thế, chỉ trông chờ vào sự nêu gương là không đủ.

Về lâu dài, giải pháp căn cơ vẫn là công tác xây dựng pháp luật phải xóa bỏ các kẽ hở, cơ chế “xin - cho” trong quản lý kinh tế- xã hội, tiếp tục cụ thể hóa quy định rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tất nhiên, việc hoàn thiện mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng cũng là giải pháp cần được tính tới.

Thực ra, đây không phải là vấn đề mới, mà đã được bàn thảo nhiều chiều từ năm 2012, khi Luật Phòng, chống tham nhũng được sửa đổi lần thứ ba. Các phương án thành lập cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng thuộc Quốc hội, có thể là Ủy ban Phòng, chống tham nhũng thuộc Quốc hội, hoặc thành lập Ủy ban Giám sát về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội đứng đầu, hay thành lập cơ quan chuyên trách điều tra độc lập thuộc Quốc hội... đều được tính tới. Nhưng đến lần sửa Luật tiếp theo vào năm 2018, mô hình này vẫn chưa thể hình thành, mà chỉ quy định trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng.

Hiện Ban Nội chính Trung ương đang nghiên cứu đề án về cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng nghiêng về việc tăng thẩm quyền, tăng tính độc lập cho các đơn vị chuyên trách phòng chống tham nhũng hiện có. Ngoài ra, có hai phương án khác cũng được tính đến là thành lập cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng trực thuộc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và Quốc hội sẽ thành lập cơ quan này, trực thuộc Quốc hội.

Hoàn thiện thể chế để phòng ngừa tham nhũng, đương nhiên là rất quan trọng. Nhưng ở một góc nhìn đa chiều, kiểm soát quyền lực để ngăn ngừa tận gốc các hành vi tham nhũng còn phụ thuộc vào sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và hiệu quả của giám sát việc thực thi đó. Quyền giám sát của một chủ thể chỉ được đảm bảo khi chủ thể đó thực hiện việc giám sát, ra kết luận, kiến nghị và cơ quan chịu sự giám sát phải thực hiện kiến nghị đó, nếu không thực hiện, thì cơ quan chịu sự giám sát phải chịu hậu quả pháp lý. Bởi thế, để kiểm soát quyền lực, thì cơ quan giám sát cần có thực quyền, có vị thế ngang tầm nhiệm vụ.

Quốc hội, bên cạnh lập pháp, còn có thẩm quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Chính vì vậy, việc có ngăn ngừa được tận gốc tham nhũng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình như thế nào.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
  • Cái chết liên quan tới màu vẽ của danh họa Caravaggio khi 39 tuổi
  • Lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng kỷ lục
  • Thâm hụt ngân sách của Mỹ thu hẹp trong 6 tháng đầu tài khóa 2022
  • Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
  • Infographic: Dốc sức tìm kiếm các nạn nhân ở Thủy điện Rào Trăng 3
  • WB: Các nền kinh tế Trung Đông
  • Nghệ sĩ vui vì nhận được tiền Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước
推荐内容
  • Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
  • Infographic: Quý III/2020: Thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi
  • Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV thành công tốt đẹp
  • FPT được Stevie Awards vinh danh ứng phó Covid
  • Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
  • Khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế