【kết quả u19 pháp】Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị,ậptrunghỗtrợdoanhnghiệpngườidânđểgiảmáplựcchiphíthúcđẩysảnxuấkết quả u19 pháp Ban Bí thư. Ảnh: TTXVN. |
Bộ Chính trị nhấn mạnh yêu cầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất trong thời gian tới.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực sụt giảm
Ngày 21/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về báo cáo tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023.
Sau khi nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo, ý kiến góp ý của các cơ quan, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận và cơ bản tán thành những nhận định, đánh giá tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm theo báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ: Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm, nợ công, nợ chính phủ, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt.
Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tiếp tục được quan tâm và đẩy mạnh. Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, huy động hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng thấp; hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực sụt giảm. Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp; một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy, né tránh giải quyết công việc thuộc thẩm quyền. Một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu thống nhất; phân cấp, phân quyền còn vướng mắc.
Tình trạng thiếu điện, thuốc, vật tư, thiết bị y tếvẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình hình lao động, việc làm ở một số địa phương, lĩnh vực, đời sống của một bộ phận người dân còn gặp khó khăn. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tội phạm ở một số địa bàn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, nhất là an ninh mạng, ma tuý, tín dụng đen…
Nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô
Bộ Chính trị cơ bản đồng ý về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm, đồng thời nhấn mạnh thêm một số nội dung: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ; khẩn trương, quyết liệt tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát; tiếp tục rà soát, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Theo dõi sát, dự báo chính xác tình hình thế giới, trong nước, kịp thời phản ứng chính sách trước các tình huống phát sinh. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất.
Nội dung tiếp theo được nhấn mạnh là chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá, kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận vốn tạo động lực tăng trưởng; rà soát, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh và củng cố, thúc đẩy các động lực tăng trưởng.
Triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Thúc đẩy mạnh mẽ công tác giải ngân vốn đầu tưcông; có giải pháp hiệu quả bảo đảm các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, tín dụng ngân hàng, chứng khoán, khoa học công nghệ hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững; bảo đảm nguồn cung xăng dầu, nguồn điện cho sản xuất, tiêu dùng. Đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng trong nước cùng với đa dạng hoá thị trường, mặt hàng xuất khẩu; tập trung xử lý nhanh, hiệu quả các vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng, thuốc, vật tư y tế, quy định về kinh doanh xăng dầu, phòng cháy chữa cháy; triển khai quy hoạch điện VIII.
Bộ Chính trị cũng yêu cầu phát triển các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế, tranh thủ tối đa nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số; đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng số quốc gia; hoàn thiện chiến lược, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp, năng lượng mới, chuyển đổi xanh; hoàn thiện khung khổ pháp luật phát triển thị trường tín chỉ cácbon.
Làm tốt công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; bảo đảm ổn định đời sống người dân, nhất là người lao động bị mất việc làm. Phát triển thị trường lao động, tăng cường kết nối cung cầu; hỗ trợ người sử dụng lao động duy trì việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề trong khu vực sản xuất...
Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hoá, xã hội; tập trung xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; gắn phát triển văn hoá với phát triển du lịch; đẩy mạnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, chuẩn bị tích cực, chủ động cho năm học mới; giải quyết dứt điểm tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Nội dung tiếp theo là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, không để bị động, bất ngờ. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định.
Đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo, theo dõi.
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin, giữ vững tâm lý thị trường, doanh nghiệp, nhà đầu tư; chú trọng đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc, sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước, Bộ Chính trị nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Tìm thấy 26 thi thể trong vụ tai nạn máy bay QZ8501
- ·Tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí sau 10 ngày cách ly xã hội
- ·Xử phạt 42 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, thu 62 tỷ đồng
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Long An: Phát hiện vụ vận chuyển gần 2.500 bao thuốc lá nhập lậu
- ·Lạng Sơn: Thu giữ hàng tấn pháo ngụy trang dưới lớp hành khô trên xe tải
- ·Nhật Bản hứng chịu giá rét khắc nghiệt những ngày đầu năm mới
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·Làm trong sạch Đảng: Chỉ dẫn của Lênin chưa bao giờ cũ
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Ngày nghỉ Tết thứ 2, thu hơn 4,5 tỷ đồng từ vi phạm giao thông
- ·Ngành vận tải đường thủy sẽ phải rời xa tư duy bao cấp
- ·Gìn giữ nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc ở Điện Biên
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Hà Tĩnh: 26 xã về đích xây dựng nông thôn mới
- ·Khánh thành văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh
- ·Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản cho đồng bào dân tộc
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Bạc Liêu: Tiêu hủy hơn 2,7 triệu con tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch