会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd eibar】Thống nhất cao việc đổi tên thành Luật Căn cước và Thẻ căn cước!

【kqbd eibar】Thống nhất cao việc đổi tên thành Luật Căn cước và Thẻ căn cước

时间:2025-01-15 18:36:25 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:577次

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sáng 15-11,n thkqbd eibar Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Căn cước. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng việc đổi tên Luật Căn cước và Thẻ Căn cước là phù hợp.

Phù hợp với xu hướng quản lý Xã hội Số

Báo cáo về một số vấn đề lớn liên quan đến dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết liên quan tên gọi của dự thảo luật và tên thẻ căn cước, có ý kiến cho rằng vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy đề nghị cân nhắc về tên gọi của luật; đề nghị không đổi tên luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng-An ninh cho rằng việc thay đổi hình thức, nội dung, tên gọi của thẻ căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý Xã hội Số, với nội dung được bổ sung bao quát, toàn diện, đầy đủ thông tin trong thẻ căn cước và hình thức, phương thức quản lý số tính khoa học, đại chúng.

Cũng theo giải trình của cơ quan thẩm tra, căn cước công dân hiện hành chỉ quy định về cấp thẻ căn cước công dân cho công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên. Còn dự thảo Luật mà Chính phủ trình bổ sung đối tượng áp dụng là công dân dưới 14 tuổi và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (người gốc Việt Nam); đối với người gốc Việt Nam thì không cấp thẻ căn cước mà chỉ cấp giấy chứng nhận căn cước.

Do đó, việc đổi tên luật và tên thẻ như Chính phủ trình là cần thiết, phù hợp với phạm vi và để bao hàm hết đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng việc bổ sung điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận căn cước cho đối tượng là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho người gốc Việt Nam được hưởng các quyền cơ bản của con người. Thực tế hiện nay, do không có giấy tờ tùy thân, họ rất khó khăn trong việc đi lại, giao dịch, lao động, sở hữu tài sản… nên cần cấp giấy chứng nhận căn cước cho họ.

Từ những vấn đề trên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và Thẻ Căn cước là hoàn toàn phù hợp cả về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật; đạt các mục đích quản lý và phục vụ nhân dân. Vì vậy, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho sử dụng tên gọi Luật Căn cước và Thẻ Căn cước như Chính phủ trình.

Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự thảo luật đã trình tại Kỳ họp thứ 6, phần lớn ý kiến đại biểu Quốc hội đồng tình các vấn đề lớn và góp ý, chỉnh sửa một số nội dung hoàn thiện dự thảo luật.

ttxvn-luat can cuoc8.jpg

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh thêm một số nội dung lớn đã được tiếp thu, giải trình và đã được đồng thuận cao của các cơ quan, tổ chức hữu quan. Trong đó, về thu thập, cập nhật quản lý kết nối, chia sẻ khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư cũng đã điều chỉnh, cụ thể là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó để tránh việc lạm dụng, đánh cắp thông tin, cũng như bảo mật thông tin cá nhân của công dân. Về tích hợp thông tin và sử dụng khai thác thông tin, cơ quan giải trình đã tiếp thu ý kiến của đại biểu đã chính lý, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 5, điều khoản 4 Điều 5.

Tăng cường tuyên truyền

Về cấp, quản lý căn cước điện tử, có ý kiến nhất trí sự cần thiết quy định về căn cước điện tử trong dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị báo cáo thêm về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip vì dễ bị xâm nhập, theo dõi.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết theo báo cáo của cơ quan soạn thảo, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, chống lại việc làm giả thẻ. Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ. Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập và truy xuất dữ liệu.

Các ý kiến của phiên họp cũng đề nghị công tác thông tin tuyên truyền cần được tăng cường, thực hiện đầy đủ, để tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân về dự án Luật Căn cước.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, cơ quan soạn thảo đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội hoàn chỉnh dự luật. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo cơ bản nhất trí với những định hướng để hoàn chỉnh dự luật.

Bộ trưởng Bộ Công an nêu rõ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc phòng và An ninh để tiếp tục tiếp thu, giải trình, trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • 'Năm qua, tôi đã làm gì...'
  • Gia hạn thời gian thanh tra mua sắm kit test, vắc xin Covid
  • Bắt 2 vụ vận chuyển 1.500 bao thuốc lá nhập lậu
  • Tạm giam hai đối tượng cướp giật tài sản
  • Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
  • 11 tháng lạm phát tăng 2,38%
  • Ngăn độc quyền, chặn 'chủ nghĩa thân hữu', tạo cơ chế mở để DN dám làm
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sắp thăm Singapore
推荐内容
  • Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
  • Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức đủ phẩm chất, uy tín  và năng lực
  • Bắt đối tượng cướp tài sản
  • Triển khai thực hiện áp dụng án lệ
  • Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
  • Tuyên dương 56 thôn, tổ dân phố trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa