【kq ut】Thêm yêu quê hương qua từng trang sử
Hiểu được điều đó,m ykq ut những năm qua huyện Đồng Phú đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử địa phương. Đặc biệt với sự phối hợp hiệu quả giữa Ban Tuyên giáo Huyện ủy và Phòng GD&ĐT, việc đưa môn lịch sử địa phương vào giảng dạy ở các trường đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy môn Lịch sử, cô Lê Thị Mận, Trường tiểu học và THCS Thuận Lợi đã áp dụng công nghệ thông tin cũng như chịu khó tìm tòi, sưu tầm hình ảnh, tư liệu đặc sắc của lịch sử địa phương Đồng Phú để đưa vào bài giảng. Điều này không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn giúp các em hiểu sâu hơn về truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hương mình.
Cô Mận cho rằng: Không có hình thức nào giáo dục ý thức về truyền thống quê hương cho học sinh tốt bằng giáo dục qua lịch sử địa phương. Từng giai đoạn lịch sử dân tộc, giáo viên sẽ có chủ đề gắn với lịch sử địa phương. Cụ thể, như kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giáo viên cho học sinh tìm hiểu về những di tích lịch sử, những anh hùng của địa phương gắn với phong trào đấu tranh của nhân dân Đồng Phú nói riêng và Bình Phước nói chung trong thời kỳ đó. Đồng thời, để học sinh hình dung và khắc sâu kiến thức lịch sử là phải tham quan thực tế, về nguồn. Đến tận nơi quan sát, tìm hiểu, các em sẽ có ấn tượng sâu sắc và càng cảm thấy tự hào, trân trọng sự hy sinh anh dũng của những người đi trước.
Một tiết học lịch sử địa phương tại Trường tiểu học và THCS Thuận Lợi (huyện Đồng Phú)
Hiện nay chương trình giảng dạy lịch sử địa phương ở Trường tiểu học và THCS Thuận Lợi được thực hiện đúng quy định. Chương trình sử dụng tài liệu lịch sử địa phương giai đoạn 1930-2005 do Ban Tuyên giáo Huyện ủy biên soạn. Bên cạnh đó, trong các tiết học lịch sử dân tộc, căn cứ vào từng giai đoạn, giáo viên cũng linh hoạt lồng ghép lịch sử địa phương vào để bổ sung thêm kiến thức cho học sinh.
Em Nguyễn Thành Danh, lớp 9A1, Trường tiểu học và THCS Thuận Lợi chia sẻ: Học lịch sử địa phương giúp chúng em thấy quê hương mình có nhiều truyền thống tốt đẹp và lịch sử hào hùng. Qua những nhân vật, sự kiện lịch sử, em được bồi dưỡng thêm tinh thần anh dũng, sự gan dạ, lòng trung thực và hiểu hơn về địa danh Đồng Phú cũng như Bình Phước. Từ đó, chúng em phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập để đóng góp vào sự phát triển quê hương.
Huyện Đồng Phú hiện có 15 trường THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; có 31 cán bộ làm công tác và giảng dạy lịch sử Đảng, lịch sử địa phương. Số tiết lịch sử địa phương được đưa vào giảng dạy chính khóa theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT ở Trường THCS là 7 tiết, trường THPT 4 tiết. Ngoài ra, ở môn Giáo dục công dân, các trường cũng đưa vào 1 tiết ngoại khóa liên quan đến lịch sử địa phương của huyện và tỉnh.
Hiện nay, việc dạy và học lịch sử địa phương được các trường linh hoạt tổ chức thực hiện thông qua nhiều hoạt động như: cho học sinh xem phim tư liệu văn hóa và lịch sử, đưa học sinh đi tham quan các bảo tàng, di tích, khu tưởng niệm, tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề… Từ đó, học sinh có thêm cơ hội được tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức về văn hóa, lịch sử của quê hương.
Ông Nguyễn Thành Danh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đồng Phú cho biết: Lịch sử địa phương có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là giáo dục truyền thống địa phương, giúp học sinh nhận thức được tính gắn kết của các sự kiện địa phương hòa trong tiến trình lịch sử hào hùng của dân tộc. Qua đó, giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm hơn đối với quê hương, đất nước. Hiện nay, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể linh hoạt dạy học trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng, tổ chức cho học sinh thảo luận, hùng biện, trình bày ý kiến riêng của mình hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác…
Từ thực tiễn dạy và học lịch sử địa phương ở Đồng Phú cho thấy, việc biên soạn tài liệu lịch sử địa phương và đưa vào giảng dạy trong các trường học là việc làm cần thiết. Qua đó góp phần giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử của địa phương, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước, rèn luyện đạo đức và lý tưởng cách mạng ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan vụ ngập nước cao tốc Phan Thiết
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Sớm xây cao tốc không để xảy ra sự cố như vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Vụ sạt lở mỏ titan làm 4 người chết: 'Chưa đủ căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm'
- ·Sửa quy định để bổ sung 5 vị trí trong công an có hàm cao nhất là thiếu tướng
- ·Điều tra nghi án người phụ nữ ở Quảng Trị đổ xăng đốt tình nhân
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Lệnh từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến công vang dội của Phi đội Quyết Thắng
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Thuê 7 chung cư cao cấp ở Hà Nội để lừa đảo trên mạng, chiếm đoạt hơn 30 tỷ
- ·Chuẩn bị quản lý biển số định danh, Công an Hà Nội tập huấn 1.500 cán bộ
- ·Hai cán bộ ngân hàng vụ cựu Bí thư Bến Cát mua đất thế chấp được trả tự do
- ·Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- ·Lời kể của tài xế lái xe vụ tai nạn làm 3 người clb HAGL tử vong
- ·Giám đốc công an Đồng Nai: Không để hình thành tội phạm theo kiểu 'xã hội đen'
- ·Vụ lật ghe chở 8 người trên hồ thuỷ điện: Tìm thấy thi thể người đàn ông
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8