【bảng xếp hạng u21】hông được phép mà livestream phiên tòa là vi phạm quyền con người
. |
Livestream không được phép của chủ tọa phiên tòa thì đó là vi phạm quyền con người,ôngđượcphépmàlivestreamphiêntòalàviphạmquyềnconngườbảng xếp hạng u21 Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình lý giải quy định cấm ghi âm, ghi hình trong phiên toà.
Sáng ngày 18/8, 100% các vị uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Trước đó, dự thảo Pháp lệnh đã được Ủy ban Thường vụ xem xét tại cuộc họp ngày 15/8.
Khi đó, điều 23 dự thảo Pháp lệnh quy định: Phạt tiền từ 15.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh Hội đồng xét xử không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa và phát trực tiếp trên không gian mạng;
Mức phạt này cũng áp dụng cho hành vi nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh người tham gia tố tụng không được sự đồng ý của họ và phát trực tiếp trên không gian mạng (livestream).
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về nội quy phiên tòa, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính đều có quy định “Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”.
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định chung “Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa” . Vì vậy, để bảo đảm quy định thống nhất giữa Pháp lệnh với các luật tố tụng về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý.
Theo đó, điều 23 quy định phạt tiền 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Phát biểu tại phiên họp Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, các quy định về xử phạt hành vi ghi âm, ghi hình trong Pháp lệnh không phải tòa án nghĩ ra mà đã được quy định trong các luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự.
Chánh án cũng chia sẻ, sau khi dự thảo được cho ý kiến lần đầu, "một số nhà báo điện cho tôi hỏi tại sao các anh quy định không cho nhà báo ghi âm, ghi hình và livestream, đấy là quyền nhà báo để thông tin đến công chúng".
"Tôi giải thích nhà báo có quyền như vậy, nhưng người khác cũng có quyền mà quyền rất thiêng liêng. Ví dụ, anh có một người em gái đang liên quan đến vụ án hôn nhân, trước phiên tòa phải trình bày lý do tại sao ly hôn, tài sản có gì, tiền bạc bao nhiêu để phân chia. Có một ai đó livestream tài sản của em anh lên trên mạng cho thế giới xem thì anh có đồng ý với việc đó hay không. Cho nên một nguyên tắc rất lớn ở đây là bảo vệ quyền con người. Không phải chỉ ta đâu mà cả thế giới quy định như vậy, người ta không cho phép, đây là bảo vệ quyền riêng tư của con người", ông Bình nhấn mạnh.
Vẫn theo Chánh án thì kể cả trong vụ án hình sự cũng vậy, không phải chỉ có bị can, bị cáo là những người bị hạn chế về quyền con người, tham gia vụ án hình sự còn có những người khác như bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đều có quyền bảo vệ bí mật tài sản của họ.
Vì thế, các vụ án xâm hại nhân thân, xâm hại nhân phẩm mà livestream đưa hết lên mạng, là vi phạm quyền con người. Đó là lý do tại sao pháp luật phải có quy định để bảo vệ quyền con người.
Ngoài ra, theo Chánh án Nguyễn Hoà Bình thì tổ chức một phiên tòa mục tiêu tối thượng là hướng đến một bản án đúng pháp luật, công tâm, tâm phục khẩu phục, không phải là dịp để truyền thông.
"Thử hình dung là hàng trăm máy điện thoại đưa lên để livestream thì sự toàn tâm, toàn ý cho nhiệm vụ chính của phiên tòa là đưa ra các bản án đúng pháp luật sẽ bị xao nhãng. Tâm trạng của bất cứ ai cũng thế thôi, đứng trước ống kính và đứng trước các máy truyền thông thì bị xao nhãng. Rất mong các nhà báo chia sẻ với áp lực này", ông Bình nói.
Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Thứ trưởng Bộ Lao động
- ·Tỉnh đoàn thăm hỏi, động viên thanh niên trước khi nhập ngũ
- ·Bắp Mỹ bán tại chợ tết tới 10.000 đồng/trái, nông dân phấn khởi
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Nâng cao hiệu quả công tác xét xử và thi hành án hành chính
- ·Khẩn trương triển khai các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
- ·Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Kiên Giang qua Philippines đạt 13,25 triệu đô la Mỹ
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chúc tết Trung đội Pháo 105 Đồn Rạch Cát
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·Bãi bỏ các chủ trương cho nhà đầu tư tiếp cận dự án điện gió, điện mặt trời
- ·Tấm lòng của Cỏ
- ·Huyện Long Mỹ: Triển khai chuyên đề 2024
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Phó Bí thư Thành ủy Hà Tiên Mai Quốc Thắng giữ chức Chủ tịch UBND TP. Hà Tiên
- ·Vận động 100% hộ gia đình có bình chữa cháy
- ·Bổ sung hơn 5,1 tỉ đồng cho 7 gói thầu Khu tái định cư thị trấn Nàng Mau
- ·Nhận định, soi kèo U23 Braga vs U23 CD Mafra, 18h00 ngày 6/1: Tin vào đội khách
- ·Tổ chức học tập nghiêm túc, chất lượng Chuyên đề năm 2024