【vaduz vs】Chiêu trò lừa đảo 'núp bóng' hỗ trợ xác thực sinh trắc học trên app ngân hàng
Liên tiếp các ngân hàng phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo mới,êutròlừađảonúpbónghỗtrợxácthựcsinhtrắchọctrênappngânhàvaduz vs lợi dụng quá trình xác thực sinh trắc học của người dân qua ứng dụng nhiều người gặp khó.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 1/7, tất cả các giao dịch chuyển tiền trực tuyến hơn 10 triệu đồng/lần hoặc lũy kế hơn 20 triệu đồng/ngày buộc phải xác thực sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay).
Để hỗ trợ cho việc xác thực, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn người dân thực hiện các thao tác xác thực sinh trắc. Các ngân hàng cũng có thông báo, hướng dẫn để người dân dễ dàng thao tác xác thực sinh trắc khuôn mặt. Tuy nhiên trong ngày đầu tiên áp dụng quy định việc xác thực sinh trắc học vẫn còn những khó khăn, ở một số ứng dụng ngân hàng, mặc dù người dùng đã thử nhiều lần vẫn chưa thực hiện thành công.
Lợi dụng tình trạng này, một số đối tượng lừa đảo đã có hành vi mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ cài đặt sinh trắc học nhằm đánh cắp thông tin của khách hàng, với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lấy thông tin cá nhân.
Một số ngân hàng lớn như ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)... vừa phát đi cảnh báo về hình thức lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ cập nhật sinh trắc học nhằm đánh cắp thông tin dịch vụ ngân hàng.
Cách thức lừa đảo phổ biến đang được các đối tượng thực hiện là liên hệ với khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.
Hoặc lập nick gây nhầm lẫn như “nhân viên ngân hàng”, “hỗ trợ khách hàng"... và trà trộn tương tác với những bình luận của khách hàng dưới các bài đăng trên trang mạng xã hội chính thức của ngân hàng để đề nghị khách hàng liên hệ riêng (inbox) nhằm dẫn dụ khách hàng để lừa đảo lấy thông tin dịch vụ ngân hàng của khách.
Sau đó, các đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt của khách hàng… để được hỗ trợ, thậm chí đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.
Các đối tượng còn đề nghị khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại… . Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Vì vậy người dân tuyệt đối không bấm vào link, không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP), dịch vụ thẻ (số thẻ, mã OTP), thông tin tài khoản hay bất cứ thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng, thông tin cá nhân nào khác.
Đồng thời, không chia sẻ các thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ ngân hàng, thông tin giao dịch ngân hàng… lên mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo lợi dụng mạo danh ngân hàng/cán bộ ngân hàng liên hệ, yêu cầu được hỗ trợ hoặc yêu cầu cung cấp thông tin nhằm thực hiện các hành vi lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.
Thời điểm hiện tại, các ngân hàng khuyến cáo, khách hàng chỉ thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học qua ứng dụng ngân hàng, tuyệt đối không cập nhật qua bất kỳ trang web hay ứng dụng nào khác để tránh rủi ro giả mạo, lừa đảo. Nếu không tự thao tác được, người dân có thể đến các quầy giao dịch của ngân hàng để được hỗ trợ trực tiếp.
Trước đó, nói về những hình thức lừa đào kể trên, lãnh đạo của Bộ Công an cũng khuyến cáo người dân không cung cấp dữ liệu cá nhân, mã OTP, không bấm vào đường link hay tải ứng dụng theo yêu cầu của người lạ, không mua bán, trao đổi, cho thuê, mượn tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, giấy tờ tùy thân; cài đặt bảo mật hai lớp và hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng.
La Thành(责任编辑:Thể thao)
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·Những mặt hàng nào hưởng thuế giá trị gia tăng 5%
- ·Bộ Công Thương họp xin ý kiến Dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam
- ·Đồi trồng sầu riêng ngay điểm sạt lở trên đèo Bảo Lộc có một phần đất rừng
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Giải ngân vốn đầu tư công: Phá tan sự ì ạch với các giải pháp mạnh
- ·Nửa triệu thông tin đăng nhập vào Zoom bị rao bán trên mạng
- ·4 tháng đầu năm 2024, Campuchia xuất khẩu gạo đạt hơn 248.000 tấn
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Bộ Tài chính giữ vững tốp đầu về chỉ số cải cách hành chính
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Điểm tên 3 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam
- ·Xuất khẩu hàng hóa sẽ về đích trong năm nay
- ·Chốt việc cấm quảng cáo rượu, bia từ 18 giờ đến 21 giờ
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·TP. Hồ Chí Minh: Không chấp thuận trạm thu phí thu thủ công sau ngày 31/7
- ·Thương mại biên giới: Duy nhất xuất nhập khẩu qua Trung Quốc tăng trưởng dương
- ·Nửa triệu thông tin đăng nhập vào Zoom bị rao bán trên mạng
- ·Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- ·Viêm não Nhật Bản "vào mùa", dịch sởi diễn biến bất thường