【tỉ số malmo】Tạm đình chỉ công tác Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM
Tạm đình chỉ công tác Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM
(Dân trí) - Sở Y tế TPHCM đã tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ chức vụ với Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc. Trước đó, người này cũng đã bị Bộ Công an khởi tố bị can.
Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc đã bị đình chỉ công tác, tạm đình chỉ chức vụ.
Cụ thể, Sở Y tế TPHCM thông tin, ngày 25/11, sau khi nhận thông báo của Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an về việc khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc, đơn vị này đã gửi văn bản số 12529/SYT-TCCB báo cáo Ủy ban nhân dân TPHCM về tình hình nhân sự lãnh đạo của Viện Y dược học dân tộc.
Căn cứ quy định tại Nghị định 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của Chính phủ, Ban Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã họp thống nhất tạm đình chỉ công tác, tạm đình chỉ chức vụ đối với ông Huỳnh Nguyễn Lộc (tại các Quyết định số 6021/QĐ-SYT, Quyết định số 6020/QĐ-SYT ngày 26/11).
Sở Y tế TPHCM cũng thống nhất giao ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Viện Trưởng, Viện Y dược học dân tộc phụ trách quản lý, điều hành hoạt động, thực hiện các giao dịch tài chính, thực hiện nhiệm vụ của Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc (tại Quyết định số 6127/QĐ-SYT ngày 29/11) cho đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
"Hiện nay, Viện Y dược học dân tộc vẫn đang duy trì hoạt động bình thường. Sở y tế vẫn đang tiếp tục chờ những thông tin mớinhất từ các cơ quan chức năng và tiếp tục cập nhật, báo cáo Ủy ban nhân dân TPHCM", Sở Y tế TPHCM thông tin.
Như đã thông tin, từ giữa tháng 8, phóng viên báo Dân tríđã nhận được phản ánh của nhiều nhân viên y tế làm việc tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM.
Họ cho biết chịu nhiều bất cập trong các hoạt động của đơn vị này, như: Tự ý trừ nhiều ngày lương từ đầu năm đến nay với danh nghĩa đóng góp từ thiện; liên tục tổ chức hội thảo thu phí; điều động đi các chương trình của đơn vị nhưng cấn trừ vào ngày nghỉ; thu tiền xác nhận thực hành của nhân viên cơ hữu đã cống hiến thời gian dài.
Bên cạnh đó, phóng viên cũng nhận được đơn khiếu nại của chị N.B., viên chức khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM, cho biết bị "treo" bảo hiểm xã hội kéo dài vì không được giải quyết đơn xin nghỉ việc chính đáng suốt hơn 2 năm, khiến cuộc sống lao đao.
Đến cuối tháng 10, Viện Y dược học dân tộc TPHCM tiếp tục công bố quyết định kỷ luật chị B., với hình thức buộc thôi việc. Ngoài ra đến nay, Viện Y dược học dân tộc TPHCM cũng chưa giải quyết các chế độ thai sảncho nữ viên chức, dù chị B. đã thông báo việc mang thai từ năm 2022.
Sau khi phản ánh các vấn đề bất cập trên, báo Dân trí đã gửi công văn đề nghị các cơ quan chức năng thanh tra toàn diện Viện Y dược học dân tộc TPHCM. Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện tại việc thanh tra vẫn đang được tiến hành.
Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM là ai?
Ông Huỳnh Nguyễn Lộc sinh ngày 2/1/1981, quê quán tỉnh Bến Tre.
Ông Lộc tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược TPHCM năm 2006, sau đó hoàn thành bác sĩ chuyên khoa cấp 1 năm 2009, chuyên khoa cấp 2 năm 2016, Cao cấp lý luận chính trị (2012). Năm 2024, ông lấy bằng thạc sĩ Quản lý y tế tại Đại học Trà Vinh.
Quá trình công tác, ông Huỳnh Nguyễn Lộc từng là Trưởng ban Công nhân lao động, Thành đoàn TPHCM khóa VIII (nhiệm kỳ 2007-2012) và khóa IX (nhiệm kỳ 2012-2017).
Từ tháng 1/2014, ông Lộc là Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM. Đến tháng 8/2015 (tức năm 34 tuổi), ông Huỳnh Nguyễn Lộc giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM, sau đó được bổ nhiệm lại vào tháng 8/2020 và ở vị trí này đến nay.
Ngoài ra ông còn đã hoặc đang giữ các vị trí như Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội đông Y TPHCM, Ủy Viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Đông Y Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Phó Tổng thư ký Trung ương Hội Đông Y Việt Nam phụ trách phía Nam, Chủ tịch Hội Châm cứu TPHCM, Ủy Viên Ban chấp hành Đảng bộ Sở Y tế TPHCM.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Condotel đang đi lên, biệt thự, shophouse vẫn trầm lắng
- ·Quảng Bình: Nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng sốt đất ảo
- ·Dự án đại đô thị tìm cách thoát vòng xoáy bất ổn
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·An Giang kêu gọi đầu tư hạ tầng 4 khu công nghiệp
- ·Đảm bảo tính thống nhất, khoa học và khả thi trong hệ thống pháp luật đất đai
- ·Vì sao chủ đầu tư quyết không giảm giá dù bất động sản “ế” hàng
- ·Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- ·Nét đẹp khu phố dưới góc nhìn của người trẻ
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Cần một cuộc cải cách với thị trường bất động sản
- ·Quảng Nam làm việc với từng doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ khó khăn
- ·Vì sao Quảng Ngãi dừng chuyển đất nông nghiệp sang đất ở?
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Doanh nghiệp bất động sản cần giảm đòn bẩy tài chính, hạn chế đầu tư dàn trải
- ·Thị trường địa ốc “nương nhờ” nhu cầu thực
- ·Chỉnh trang đô thị có chuyển biến, nhưng...
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Tháo “nút thắt” về chính sách sử dụng đất nông nghiệp