【bonh da lu】Kỳ 2: Cao Bằng: Rừng đặc dụng cũng bị xâm hại khi làm đường
Rừng đặc dụng Thiên An - Thừa Thiên Huế kêu cứu Cao Bằng: Phát triển mô hình hợp tác xã giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững |
Đáng chú ý,ỳCaoBằngRừngđặcdụngcũngbịxâmhạikhilàmđườbonh da lu đơn vị thi công đã đổ thải vùi lấp hơn 7.000m2 rừng nằm ngoài phạm vi được cấp phép.
Theo tài liệu VietNamNet thu thập được, năm 2021, UBND huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) triển khai dự án đường giao thông Quốc lộ 34 - xã Phan Thanh, khu du lịch Phia Oắc - Phia Đén, xã Thành Công.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 120 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Đơn vị thi công là liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Ân Phú - Công ty Cổ phần xây dựng công trình 399 - Công ty Thương mại Xuân Hòa.
Về trình tự thủ tục giải phóng mặt bằng, vào tháng 3/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh ký văn bản ủy quyền cho huyện Nguyên Bình thu hồi đất để thực hiện dự án.
Hình ảnh đường Phan Thanh - Thành Công đã tác động đến rừng đặc dụng vào tháng 11/2021. Ảnh: TN |
Sau khi thi công dự án, các nhà thầu thi công đã tác động hơn 3,2 hecta rừng đặc dụng. Trong số này, có hơn 7.000m2 rừng đặc dụng bị tác động nằm ngoài phạm vi được phê duyệt xây dựng.
Đáng chú ý, toàn bộ diện tích rừng bị tác động nêu trên đều chưa được chuyển mục đích sử dụng rừng. Theo quy định, đối với rừng quốc gia, thẩm quyền phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng rừng do Thủ tướng quyết định.
Bà Hoàng Thị Duyên, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng ngày 13/2/2023 xác nhận với VietNamNet, rừng quốc gia Phia Oắc - Phia Đén thuộc huyện Nguyên Bình bị tác động khi chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng.
Theo bà Duyên, thời điểm rừng bị các nhà thầu thi công tác động đúng vào thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc kiểm tra khó thực hiện.
"Vào khoảng tháng 4, tháng 5/2021 rừng đã bị tác động. Do ảnh hưởng bởi đại dịch nên việc đi lại bị hạn chế, kể cả việc các tỉnh khác muốn vào Cao Bằng cũng phải qua chốt. Diện tích rừng bị tác động là do quá trình mở rộng đường, qua kiểm tra các cây bị tác động chủ yếu là cây thông", bà Duyên thông tin.
Không đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng
Theo tài liệu VietNamNet có được, vào tháng 11/2021, một đoàn kiểm tra do Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng kiểm tra hiện trường dự án làm đường Phan Thanh - Thành Công.
Đoàn kiểm tra xác định, diện tích rừng đã bị tác động tại khu vực xây dựng đường là 2,56 hecta (chưa bao gồm diện tích bị ảnh hưởng tại các bãi đổ thải).
Đường tỉnh 218 giao nhau với đường Phan Thanh - Thành Công do UBND huyện Nguyên Bình làm chủ đầu tư. |
Tiếp đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng kiểm tra hiện trường và xác định, có 7.200m2 thuộc quy hoạch rừng đặc dụng bị tác động nằm ngoài khu vực dự án do 3 đơn vị thi công gây ra.
Quá trình kiểm tra hiện trạng này, Chi cục Kiểm lâm "không có căn cứ để xác định trữ lượng rừng do hiện trường bị xáo trộn, không nguyên vẹn (bị đổ thải, san lấp)".
Tài liệu kiểm tra hiện trạng cho thấy, hơn 7.000m2 rừng đặc dụng bị tác động do 3 đơn vị gây ra, cụ thể: Công ty CP Đầu tư xây dựng Ân Phú tác động hơn 4.600m2; Công ty CP xây dựng 399 tác động hơn 1.200m2 và Công ty thương mại Xuân Hòa tác động gần 1.200m2.
Không chỉ riêng rừng bị tác động, vào tháng 2/2022, trong báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng gửi UBND tỉnh có nội dung "đề nghị chủ đầu tư làm bước chuyển đổi mục đích sử dụng đất".
Hơn 1 năm sau đợt kiểm tra nêu trên, tháng 11/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường mới phối hợp với UBND huyện Nguyên Bình nộp hồ sơ để Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (lúc này, dự án đã thông tuyến và rừng đã bị tác động).
Dự án đường 206 tác động đến rừng nhưng chưa chấp hành quy định trồng rừng thay thế. |
Ông Đào Nguyên Phong, Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình xác nhận với VietNamNet, huyện đã phê duyệt vị trí đổ thải khi làm đường nhưng các nhà thầu đổ sai vị trí.
Như VietNamNet đã phản ánh, nhiều tuyến đường do tỉnh Cao Bằng triển khai đã tác động đến hàng chục hecta rừng tự nhiên. Nhiều dự án chưa đảm bảo các quy định hiện hành đã tác động đến nhiều diện tích rừng.
Nổi bật là đường tỉnh 206 (nối xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh - cửa khẩu Lý Vạn, huyện Hạ Lang) đã tác động vào rừng khi chưa thực hiện quy định trồng rừng thay thế. Đường Tĩnh Túc - Phan Thanh - Mai Long (huyện Nguyên Bình) - Pắc Nặm (Bắc Kạn) tác động hơn 7 hecta rừng nhưng chưa thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Kỳ 3: Bất thường việc Cao Bằng duyệt 'xóa' 150ha rừng phòng hộ để làm đường
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1: Hướng tới ngôi đầu
- ·Cao tốc Đà Nẵng
- ·Sức hút bất ngờ từ khu đô thị khép kín cao cấp The Spring Town Xuân Mai
- ·Ngày 14/8: 1 ca mắc COVID
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Bộ Y tế: Thêm 1,5 triệu liều vaccine COVID
- ·Quảng Ninh hủy quy hoạch dự án BĐS hơn 8,7 ha vì khối lượng san gạt quá lớn
- ·Bảo đảm trực 24/24 giờ vào dịp lễ 30
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Cân đo hai siêu dự án đình đám của Vingroup cuối năm 2018
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Đồng loạt tổ chức tháng cao điểm tiêm vắc xin và diệt lăng quăng
- ·Đo loãng xương toàn thân bằng thiết bị hiện đại
- ·15 chung cư vi phạm PCCC bị kiến nghị chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Khu đô thị Thuận Thành III – “Kích sóng” thị trường bất động sản Bắc Ninh
- ·Tổng giám đốc HD Mon Real Estate: “Chúng tôi sẽ không lấy quá của cư dân một xu”
- ·Chuyên gia khuyến nghị cách phòng bệnh đậu mùa khỉ
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Hướng đi nào cho phát triển nghỉ dưỡng ven đô?