【kết quả bóng đá nhà nghề mỹ】Cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp vẫn “giậm chân tại chỗ”
Cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp vẫn “giậm chân tại chỗ”
Trong số 19 doanh nghiệp được phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa,ổphầnhóanhiềudoanhnghiệpvẫngiậmchântạichỗkết quả bóng đá nhà nghề mỹ đến nay có 5 doanh nghiệp đã thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc; 14 doanh nghiệp vẫn đang triển khai các bước chuẩn bị thực hiện.
Chưa doanh nghiệp nào cán đích mục tiêu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết giai đoạn 2022-2023, trong 19 doanh nghiệp được phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa, chưa doanh nghiệp nào cán đích mục tiêu này.
Kết quả trên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu trong báo cáo thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2022-2023 gửi lãnh đạo Chính phủ.Theo kế hoạch Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn 2022-2025, cả nước phải thực hiện cổ phần hóa 19 doanh nghiệp, sắp xếp lại 5 doanh nghiệp.
Trong 2 năm đầu của giai đoạn này (2022-2023), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết chưa có doanh nghiệp nào hoàn thành cổ phần hóa.
Trong số 19 doanh nghiệp được phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa, đến nay có 5 doanh nghiệp đã thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc; 14 doanh nghiệp vẫn đang triển khai các bước chuẩn bị thực hiện.
Các doanh nghiệp gặp vướng mắc với nhiều lý do khác nhau, như Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ứng dụng và phát triển công nghệ NEAD (Bộ Khoa học và Công nghệ) vướng mắc về xác định phương án sử dụng đất. Một số doanh nghiệp khác phải thực hiện xử lý các tồn tại về tài chính, tài sản, đang triển khai sắp xếp nhà đất…
Với 5 doanh nghiệp được phê duyệt sắp xếp lại, 3 doanh nghiệp đã hoàn thành việc sáp nhập. Hai doanh nghiệp đang triển khai phương án sắp xếp lại (1 doanh nghiệp giải thể và 1 doanh nghiệp sáp nhập).
Nhiều vướng mắc
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước còn gặp một số vướng mắc, hạn chế, nguyên nhân là do đến từ việc các địa phương chậm phê duyệt phương án sử dụng đất, nhất là đối doanh nghiệp có đất tại nhiều địa phương.
Các quy định pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước chưa bao hàm hết các tình huống phát sinh trong thực tế, đặc biệt là nội dung về xác định giá trị doanh nghiệp. Do việc xác định giá trị đất và tài sản, sắp xếp và xử lý đất đai... dẫn đến thời gian xây dựng phương án cổ phần hóa kéo dài, không hoàn thành đúng kế hoạch được giao.
Cùng với đó, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được ban hành nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành còn bất cập, chưa cụ thể nên ảnh hưởng đến việc sắp xếp, xử lý tài sản công tại các doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, âm vốn chủ sở hữu, nợ bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến công tác cổ phần hóa, như Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thiết bị giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Agrexport thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cùng với đó, một số bộ, địa phương cũng chưa tích cực trong triển khai thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp trực thuộc quản lý. Quá trình xây dựng và phê duyệt các quyết định liên quan đến việc cổ phần hóa còn kéo dài.
Tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết các đơn vị đều đề nghị được tiếp tục thực hiện kế hoạch, hoặc phương án cổ phần hóa đối với doanh nghiệp thuộc kế hoạch giai đoạn 2022-2025.
Tuy nhiên, một số địa phương đề nghị xây dựng cơ chế nâng cao tỷ lệ vốn Nhà nước đang nắm giữ tại các doanh nghiệp cấp nước có tỷ lệ vốn Nhà nước hiện tại dưới 50%, hoặc đưa lĩnh vực khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch và thoát nước đô thị, nông thôn lên nhóm doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên. Điều này nhằm đảm bảo khả năng chi phối để thực hiện tốt việc cấp nước cho nhân dân (Hà Nội, Cần Thơ, Hà Tĩnh).
Qua tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp giai đoạn 2022-2023 và kiến nghị, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc, quyết liệt thực hiện để hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg, Quyết định số 1479/QĐ-TTg.
Đặc biệt là một số địa phương có nhiều doanh nghiệp Nhà nước cần thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn 2021-2025 (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh).
Đối với các doanh nghiệp chưa triển khai công tác cổ phần hóa, cần khẩn trương triển khai thực hiện, trường hợp có vướng mắc cần báo cáo cụ thể, gửi các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện.
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·VinaPhone khuyến mại tặng tới 75% giá trị thẻ nạp
- ·Việt Nam ngoạn mục giành giải “Oscar du lịch”
- ·163.443 xe ô tô đã được tiêu thụ trong 9 tháng
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Vaccine ngừa COVID
- ·Chính thức khoán chi cho khoa học và công nghệ
- ·Tiết kiệm mỗi ngày, trúng vàng SJC với VPBank
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Tìm biện pháp giúp sách đạt giải được xuất bản với số lượng lớn
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Tập đoàn Hoàng Huy tổ chức hội nghị khách hàng
- ·ExxonMobil công bố nhà phân phối ủy quyền tại miền Bắc
- ·Bài 4: “Giữ chân” lạm phát, theo sát thị trường
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·VNMID tăng trưởng vượt trội trong năm 2015
- ·Hội đồng tư vấn thuế xã, phường chính thức hoạt động
- ·Văn hóa uống
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Ford Việt Nam tổ chức "Hội thi tay nghề dịch vụ toàn quốc lần thứ 8"
- Ngành Hải quan nâng cao hiệu quả thu trong những tháng cuối năm
- Cần chấm dứt can thiệp hành chính vào hoạt động doanh nghiệp
- Quy định mới về trích khấu hao tài sản cố định
- Kiên Giang huy động 255.000 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng
- Từ 1/3, chính thức giảm mức bảo lãnh chính phủ
- Đề xuất thu phí đường trục đô thị mới Mê Linh, Vĩnh Phúc
- Đẩy nhanh tái cơ cấu ngân sách nhà nước
- Cục Dự trữ Nhà nước TP. Hồ Chí Minh: Đưa gạo hỗ trợ học sinh nghèo trước 30/4
- Tháng 11, sẽ giảm phí đường bộ 2 trạm thu phí quốc lộ 5
- Hải quan và VASEP: Cốt lõi niềm tin trong thỏa thuận hợp tác