【ban xep hang c2】Sân bay Baghdad bị không kích: Nhiều nước sẽ bị thiệt hại kinh tế
Khói bốc lên từ bốt gác tại lối vào Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, ngày 31-12-2019
Các chuyên gia phân tích ngày 3-1 đã tỏ ý quan ngại rằng nguy cơ xung đột leo thangở khu vực Trung Đông có thể gây ra những thiệt hại kinh tế đối với không ít quốc gia trên thế giới cũng như ảnh hưởng bất lợi tới các thị trường vàng, dầu, chứng khoán và tài chính trên toàn cầu ngay từ đầu năm 2020.
Cuộc không kích của Mỹ nhằm vào sân bay quốc tế ở thủ đô Baghdad của Iraq ngày 3-1 khiến Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Thiếu tướng Qasem Soleimani, thiệt mạng đã gây lo ngại về các cuộc xung đột tại Trung Đông gia tăng.
Theo nhà đồng sáng lập DataTrek Research, Nicholas Colas, những "cú sốc" về giá dầu đã gây thiệt hại nhiều nhất đối với nền kinh tế Mỹ so với bất kỳ nguyên nhân nào khác.
Trong lịch sử hiện đại của Mỹ, giá dầu tăng là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thoái đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Xung đột ở khu vực Trung Đông - nơi sở hữu tài nguyên dầu mỏ dồi dào và là nguồn cung cấp “vàng đen’ quan trọng của thế giới - sẽ đẩy giá dầu tăng cao, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới chi tiêu tiêu dùng - động lực quan trọng của nền kinh tế Mỹ.
Trong khi đó, Giám đốc chiến lược đầu tư của Glenmede, Mike Reynolds, nhận định, lịch sử của Mỹ cho thấy suy thoái kinh tế Mỹ thường xảy ra sau khi giá dầu tăng cao.
Còn ông Troy Gayeski, đồng Giám đốc đầu tư của SkyBridge Capital, cho rằng những "cú sốc" giá dầu thường rất đáng quan ngại do đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới chi tiêu hộ gia đình và niềm tin tiêu dùng của Mỹ.
Ngoài ra, giới phân tích cho rằng nguy cơ xung đột leo thang ở Trung Động sẽ gây ra phản ứng dây chuyền đối với các nền kinh tế Nam Á - vốn có nền kinh tế dựa vào nguồn kiều hối từ các lao động làm việc tại nước ngoài.
Theo số liệu thống kê, các nước Nam Á hiện có tổng cộng gần 20 triệu người lao động làm việc tại Saudi Arabia, Kuwait, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Oman và Bahrain với nguồn kiểu hối lên tới 131 tỷ USD năm 2019.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn kiều hối của các lao động làm việc tại khu vực Trung Đông gửi về các nước Nam Á tăng 12% năm 2018, cao gấp đôi mức tăng của năm 2017. Trong đó, con số tương ứng của Ấn Độ và Bangladesh tăng lần lượt 14% và 15%.
Còn tại khu vực Đông Nam Á, Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Xã hội Philippines Ernesto M. Pernia ngày 3-1 cho hay các lao động của nước này đang làm việc tại khu vực Trung Đông sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do xung đột ở khu vực trên gia tăng.
Theo ông Ernesto M. Pernia, một trong những ảnh hưởng ngay lập tức của mối nguy trên là giá dầu trong nước của Philippines gia tăng.
Còn theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Philippines, 54,9% trong tổng số 2,29 triệu người lao động Philippines làm việc ở nước ngoài trong năm 2018 là làm việc tại Trung Đông hay Tây Á, trong đó có UAE, Saudi Arabia, Qatar, Kuwait, Jordan, Liban.
Trong số này, Kuwait, Saudi Arabia và UAE đứng đầu về nguồn kiều hối của Phlippines (theo số liệu của Banko Sentral ng Pilipinas).
Người biểu tình rút khỏi khuôn viên Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad, Iraq ngày 1-1-2020(责任编辑:World Cup)
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao giá trị hạt điều
- ·Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2016
- ·Điểm nhấn công nghiệp và xây dựng
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Tạo động lực để phát triển kinh tế tập thể
- ·Nghề “khắc chữ” dưa chưng tết vào mùa
- ·Tín dụng chính sách tiếp sức hộ nghèo
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·6 doanh nghiệp tại huyện Phú Riềng ngưng hoạt động bởi dịch Covid
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Truyền tải những thông điệp lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam
- ·Nỗ lực giải quyết thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng
- ·Tân Xuân: 85 tuyến đường được nâng cấp, làm mới
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Xây dựng ngành TT
- ·Đắk Nông và mục tiêu thu hút đầu tư hơn 290.000 tỷ đồng
- ·Việt Nam đồng hành cùng quốc tế giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Vì công nhân giàu...