【kết quả mu và mc】Gỡ “nút thắt” thiếu giáo viên
Bài cuối:
LINH HOẠT NHIỀU GIẢI PHÁP
BPO - Việc thiếu giáo viên trong một thời gian dài khiến nhiều trường học và ngành giáo dục của tỉnh Bình Phước đưa ra những giải pháp linh hoạt như cho giáo viên dạy liên môn,nkết quả mu và mc kiêm nhiệm và dạy liên trường. Điều này khiến giáo viên chịu nhiều áp lực và đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, ngành giáo dục cần có các giải pháp nhằm giải quyết tận gốc vấn đề cũng như đảm bảo chất lượng dạy và học, để chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả như mong đợi.
Những giải pháp tình thế
Là đô thị trẻ có tốc độ phát triển nhanh, thị xã Chơn Thành thu hút nhiều lao động trẻ từ các tỉnh, thành phố trên cả nước về định cư, làm việc. Từ đó việc tăng dân số cơ học khiến áp lực về trường lớp, giáo viên trên địa bàn tăng cao. Nhiều năm nay, ngành giáo dục thị xã Chơn Thành vẫn có nhu cầu lượng lớn giáo viên hằng năm mới đáp ứng cho việc đứng lớp. Tuy nhiên, vướng ở cơ chế, chính sách và nguồn nhân lực tuyển dụng khan hiếm.
Một tiết học của thầy và trò Trường THCS&THPT Đắk Mai, huyện Bù Gia Mập
Thầy Dương Trần Quốc Vũ, giáo viên Trường THPT Chu Văn An, thị xã Chơn Thành cho biết: Hiện nay, tổ ngoại ngữ của trường chưa có. Giáo viên tiếng Anh phải sinh hoạt chung với các tổ chuyên môn khác vì số lượng chưa đủ để thành lập tổ. Điều này là thiệt thòi rất lớn trong chuyên môn đối với môn Tiếng Anh. Do thiếu giáo viên tiếng Anh nên mặc dù hằng năm trường có hợp đồng thỉnh giảng 1 giáo viên để đảm bảo dạy đúng và đủ chương trình theo quy định, nhưng mỗi người vẫn phải dạy rất nhiều tiết trong tuần, dạy cả 2 buổi trong ngày.
Đó là giải pháp tình thế mà Trường THPT Chu Văn An đã linh hoạt áp dụng trong nhiều năm qua. Điều này được lãnh đạo UBND thị xã rất quan tâm nhưng mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chơn Thành cho biết: Trước khó khăn chung, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy học rất cần những giải pháp kịp thời của ngành giáo dục tỉnh. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên để thực hiện kiêm nhiệm và dạy thêm các bộ môn khác.
Với các giải pháp hiện tại để gỡ khó như tăng tiết, thêm giờ, dạy liên môn, liên trường và kiêm nhiệm thì mọi vấn đề vẫn quy về giáo viên là người thực hiện. Họ như những cái chong chóng phải xoay xở trong thực trạng “khát” giáo viên của ngành giáo dục hiện nay.
Ảnh hưởng chất lượng giáo dục
Mỗi trường có một đặc thù khó khăn khác nhau. Để xử lý khó khăn đó, mỗi trường đã tự tìm giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và địa phương trên cơ sở đảm bảo đúng các quy định của ngành. Ông Nguyễn Đình Lương, Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Võ Thị Sáu, huyện Bù Gia Mập cho biết: Để giải bài toán thiếu giáo viên, trường cố gắng khắc phục bằng cách hợp đồng thỉnh giảng giáo viên của trường khác đến dạy. Hiện trường đang mời 1 giáo viên môn Tin học, 1 giáo viên môn Vật lý của trường khác tới hỗ trợ. Bên cạnh đó, trường cũng bố trí dạy tăng giờ, tăng tiết cho giáo viên để đảm bảo đúng phân phối chương trình.
Hầu hết các trường ở huyện Bù Gia Mập đều thiếu giáo viên môn Tin học. Các trường phải thực hiện dạy liên trường
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Đắk Mai, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập cho biết: Đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở khối lớp 6 và lớp 7, trường đang thiếu giáo viên dạy các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử, Địa lý. Và trường đang đăng ký cho giáo viên đào tạo theo kế hoạch của Sở GD&ĐT để đảm bảo tiêu chí dạy các môn ghép.
Học sinh Trường THCS&THPT Đắk Mai, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập trong giờ học tin học
Trong khi đó, tại Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập khuyết cán bộ quản lý và cán bộ hành chính hơn 2 năm nay, khiến việc quản lý dạy và học khó càng thêm khó. Bà Nguyễn Thị Như Ý, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường đang thiếu 1 hiệu phó và 1 nhân viên kế toán - văn thư. Thiếu 1 hiệu phó chuyên môn khiến hiệu trưởng, hiệu phó còn lại rất vất vả và kéo theo các tổ trưởng chuyên môn cũng phải gánh vác nhiều việc.
Việc thiếu giáo viên kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục tại các địa phương. Điều này đi ngược với mong muốn và mục tiêu mà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra. Ông Hồ Hải Thạch, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh cho biết: Giáo viên mà thiếu thì chất lượng không đảm bảo. Qua đó, Sở GD&ĐT kiến nghị việc cắt giảm biên chế giáo viên không nên cào bằng theo các tỉnh, vì có tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, học sinh ở các đơn vị trung tâm tương đối đông, như thành phố Đồng Xoài hằng năm tăng rất nhiều. Nếu cắt giảm theo lộ trình 10% mỗi năm sẽ dẫn đến thiếu giáo viên, ảnh hưởng chất lượng dạy và học.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước Hồ Hải Thạch cho biết: Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, sở đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát bố trí lại, điều động từ nơi thừa sang nơi thiếu hoặc ghép lớp, ghép trường nếu có thể
Gỡ “nút thắt”
Thực trạng thiếu giáo viên kéo dài khiến ngành giáo dục tỉnh Bình Phước phải đau đầu tìm giải pháp căn cơ. Năm học 2022-2023, một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các đợt xét tuyển, thi tuyển viên chức trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, số viên chức ngành giáo dục tuyển dụng được không nhiều. Sở GD&ĐT cũng đưa ra nhiều phương án để gỡ khó cho các cơ sở giáo dục, đồng thời từng bước khắc phục khó khăn theo cách gỡ khó từ gốc của vấn đề.
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên nhằm đảm bảo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đạt hiệu quả như mong muốn, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát bố trí lại, điều động từ nơi thừa sang nơi thiếu; thực hiện ghép lớp, ghép trường ở những đơn vị có thể. Đặc biệt, đối với công tác nhân sự, các trường có thể hợp đồng giáo viên; hợp đồng giáo viên dạy liên trường; đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên dạy liên môn. Và hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số trường đang áp dụng giải pháp sử dụng giáo viên dạy liên trường đối với các môn Tin học, Tiếng Anh ở bậc tiểu học. |
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT HỒ HẢI THẠCH |
Đến nay, dù đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhưng chỉ giải quyết được phần nào thực trạng thiếu giáo viên. Đã đến lúc ngành giáo dục cần có những thay đổi trong cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp với từng cơ sở, khu vực để thu hút giáo sinh ứng tuyển; giữ chân giáo viên lành nghề, yêu nghề tiếp tục gắn bó với trường lớp, học sinh nhằm tạo nguồn nhân lực ổn định trong thời gian tới.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·“Rung chuông vàng” nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh
- ·Xử phạt ba doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
- ·Người dân bức xúc vấn nạn ô nhiễm tại bãi tắm cộng đồng Vĩnh Thái
- ·Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- ·US Open 2023: Djokovic lập kỷ lục lần thứ 47 vào bán kết Grand Slam
- ·Kê biên tài sản của Công ty Cổ phần Bách Đạt An để thu hồi nợ thuế
- ·Nghệ An: Tuyên án Giám đốc và Trưởng BQL Dự án Khu đô thị Minh Khang
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·Bắt 2 tàu vận chuyển số lượng lớn dầu DO không rõ nguồn gốc
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Kết quả bóng đá Arsenal 3
- ·Tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương
- ·Olympic Việt Nam: HLV Hoàng Anh Tuấn gọi Nhâm Mạnh Dũng dự Asiad
- ·Lốc xoáy cuốn bay hàng chục mái nhà ở Thừa Thiên Huế
- ·Bài 4: Nhiều lợi ích cho DN cảng, chủ hàng và cơ quan Hải quan
- ·Phong Điền khởi công xây dựng 2 ngôi nhà Đại đoàn kết
- ·Lộ điều khoản Bernardo Silva ký Man City, Barca và PSG mừng thầm
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- ·Hà Tĩnh: Bắt đối tượng dùng dao đâm vợ trọng thương tại tòa