【u20 pháp vs】Nên có lộ trình cho doanh nghiệp tự quyết về tiền lương
Theêncólộtrìnhchodoanhnghiệptựquyếtvềtiềnlươu20 pháp vso đề án cải cách chính sách tiền lương, bên cạnh cải cách tiền lương ở khu vực công, những chính sách liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp cũng được đề xuất.
Doanh nghiệp sẽ được tự chủ về tiền lương
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Doãn Mậu Diệp, trong lần cải cách này, về cơ bản tiền lương ở khu vực doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ quy định của Bộ luật Lao động, là căn cứ để ký kết các thỏa ước lao động tập thể. Tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho người lao động không được thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương cũng phải gắn với năng suất lao động, tức là người lao động muốn có lương cao thì phải tăng năng suất.
Bên cạnh mức lương tối thiểu tháng, đề án cũng quy định mức lương tối thiểu giờ, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2020, lương tối thiểu bảo đảm được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Đặc biệt, sẽ giảm dần sự can thiệp của Nhà nước, tiến tới các doanh nghiệp tự quyết định chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận với người lao động.
Cho rằng với những giải pháp như vậy, khu vực doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hơn, song dưới góc độ tổ chức đại diện người lao động, ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) cho rằng, khi năng lực thương lượng của người lao động và tổ chức công đoàn còn nhiều hạn chế thì vẫn cần sự can thiệp của Nhà nước vào cơ chế tiền lương.
Ông Quảng dẫn kết quả khảo sát của TLĐLĐVN cho thấy, trong thời gian qua, có đến 90% cuộc đình công liên quan đến tiền lương và điều kiện làm việc, trong đó các cuộc đình công liên quan trực tiếp đến lương, tiền thưởng là khoảng 60%.
“Chúng tôi trực tiếp đi khảo sát một số doanh nghiệp về thực hiện cơ chế tiền lương và nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương. Nhiều doanh nghiệp nói rằng, họ có thói quen pháp luật quy định như thế nào thì doanh nghiệp làm như vậy. Do đó, trong trường hợp giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào vấn đề tiền lương, định mức lao động thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng chèn ép và gây thiệt hại cho người lao động” - ông Quảng nhận định.
Có lộ trình để nâng cao năng lực thương lượng
Cũng theo kết quả khảo sát của cơ quan này, dù hằng năm tiền lương tối thiểu đều được tăng lên song hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 94% nhu cầu sống tối thiểu. Nhìn chung, đời sống của công nhân lao động vẫn còn nhiều khó khăn, với mức thu nhập chỉ vừa đủ cho các khoản chi phí sinh hoạt hàng ngày, hầu như không có tích lũy.
Khảo sát trong năm 2017 cho thấy, có 51,3% người lao động đạt mức thu nhập đủ sống, 20,6% phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ và chỉ hơn 16% là có dư dật, tích lũy nhưng ở mức không cao.
Với những thực tế như vậy, ông Quảng cho rằng nếu bị ép lương thì đời sống của người lao động sẽ khó khăn hơn, dẫn đến ngừng việc tập thể hoặc đình công, lúc này cả người lao động và doanh nghiệp đều sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, cơ quan này cho rằng, giảm sự can thiệp của Nhà nước vào chính sách tiền lương trong doanh nghiệp là cần thiết song cần có lộ trình để vừa nâng cao nhận thức cho người lao động, tăng cường quản lý Nhà nước trong doanh nghiệp để thực hiện tuân thủ pháp luật.
Đồng thời, tổ chức công đoàn có thời gian nâng cao năng lực thương lượng, để những cuộc đối thoại phải là đúng nghĩa và thực chất. “Có lộ trình sẽ không tạo ra cú sốc cho người lao động, còn nếu không có thời gian chuẩn bị thì đình công về tiền lương, thưởng sẽ tiếp tục bùng phát” - ông Quảng nhấn mạnh.
Về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cũng cho rằng, hiện nay do quan hệ lao động giữa hai bên chưa thực sự hài hòa nên Nhà nước vẫn can thiệp vào lương tối thiểu, vì đây là sàn thấp nhất bảo vệ người lao động yếu thế. Liên quan đến đề xuất bỏ khoảng cách 5% giữa các bậc lương trong doanh nghiệp theo Nghị định 49/NĐ-CP, theo ông Huân cần nhìn nhận đây là thực tế khi quá trình thương lượng đang bị hạn chế, bất cập. Do đó, nếu không quy định như vậy thì người lao động sẽ bị ép lương.
“Về lâu dài, quy định 5% này cũng cần phải bỏ khi năng lực thương lượng tăng lên. Trước mắt, khi chưa thể bỏ ngay, giảm khoảng cách này xuống mức 3% là có thể chấp nhận được. Nếu vẫn quy định 5% thì hàng năm khi lương tối thiểu tăng lên sẽ tạo ra khoảng cách rất lớn, làm tăng chi phí đầu vào và gánh nặng cho doanh nghiệp” - ông Huân nói./.
Mai Đan
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông dịp thi đại học, cao đẳng
- ·Đề xuất thay đổi cách tính giá xăng dầu
- ·Chỉ thị của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV
- ·Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2012
- ·Ngân hàng Nhà nước: Năm 2012 chưa thu phí rút tiền ATM nội mạng
- ·Hoạt động tri ân tại xã Hồ Thị Kỷ
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Thái Lan sẽ tạo điều kiện cho lao động tự do Việt Nam
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Phá bỏ sức ì du lịch Việt Nam
- ·Doanh nghiệp phải công bố chế độ tiền lương, tiền thưởng
- ·Bất cập giữa nhu cầu và sản xuất đậu nành
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Nhiều trường dự kiến có kết quả thi ĐH từ ngày 25 đến 30
- ·Việt Nam có hơn 16 triệu thuê bao 3G
- ·Diện mạo đô thị khởi sắc
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Phát huy truyền thống huyện anh hùng, xây dựng Năm Căn phát triển nhanh và bền vững