【lich thi dau bong da vn hom nay】Điều hành ngân sách đảm bảo giữ vững an ninh tài chính quốc gia
Những quyết sách là kim chỉ nam cho nền tài chính vững mạnh
Vào thời điểm năm 2016, năm đầu nhiệm kỳ (2016-2020), khi đó, tình hình ngân sách “căng như dây đàn”. Tư lệnh ngành- Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng với vai trò “thuyền trưởng”, ông cũng đã xác định sẽ phải chèo lái “con thuyền” ngân sách vượt qua “sóng gió”. Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhiệm kỳ là phải tiến hành tái cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN), tái cơ cấu chính sách thu - chi để đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, gắn với đảm bảo an toàn nợ công.
Ngay lập tức, vào cuối năm 2016, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về tái cơ cấu NSNN và nợ công. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 về Kế hoạch Tài chính quốc gia 5 năm 2016-2020.
Đây là đường hướng, là kim chỉ nam cho thực hiện nhiệm vụ tài chính – NSNN của cả nhiệm kỳ này, đến nay vẫn còn có ý nghĩa.
Nếu nhắc đến những thành công trong điều hành chính sách tài chính – NSNN của nhiệm kỳ qua, phải nhắc đến những thành quả trong xây dựng cơ chế chính sách. Đó chính là nền tảng quan trọng để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra trong 2 nghị quyết nêu trên.
5 năm qua đánh dấu một giai đoạn Bộ Tài chính đã nỗ lực vượt bậc trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính – NSNN. Minh chứng là việc cho ra đời một hệ thống pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quản lý thuế, vừa bảo đảm yêu cầu về hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, vừa đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống thuế.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội thực hiện điều chỉnh giảm mức độ động viên giai đoạn 2015 - 2019 đối với một số sắc thuế, khoản thu đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân có thêm nguồn lực cho đầu tư và tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Một số dự án Luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua như: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (2016); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế (2016), Luật Quản lý thuế (2019)... Trong đó, sự ra đời của Luật Quản lý thuế năm (2019) là văn bản pháp lý quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thuế toàn diện, thống nhất, tạo cơ sở cho quản lý thuế hiện đại, tiếp cận tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện nghiêm quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế; qua đó nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế, tăng cường việc quản lý thuế chống thất thu, gian lận thuế...
Cùng với đó, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý NSNN đã được rà soát, sửa đổi một cách đồng bộ theo hướng xác định rõ phạm vi thu ngân sách; mở rộng diện thu, cơ sở thu; điều tiết hợp lý hơn thu nhập; điều tiết hành vi theo hướng khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Đồng thời, cơ cấu lại chi đầu tư công, chi ngân sách; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách; đổi mới phương thức quản lý ngân sách...
Ngoài ra, hệ thống pháp luật về quản lý tài sản công, quản lý nợ công cũng được hoàn thiện, ngày càng chặt chẽ. Các luật, văn bản pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, hệ thống pháp luật về giá… cũng dần hoàn thiện để vận hành thông suốt các loại hình thị trường tài chính.
Cơ cấu thu- chi ngân sách ngày càng bền vững
Trong thực hiện nhiệm vụ của ngành Tài chính, một trong những mặt công tác vô cùng quan trọng đó chính là quản lý thu ngân sách. Chỉ có đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời về ngân sách theo đúng quy định của pháp luật, mới có nguồn đảm bảo cho các nhiệm vụ chi.
Thành công trong điều hành ngân sách nhiệm kỳ qua, phải kể đến quy mô thu NSNN được củng cố, cơ cấu thu bền vững hơn; công tác quản lý thu ngày càng hiệu quả, khoa học.
Trong giai đoạn 2015 - 2019, bình quân thu NSNN tăng khoảng 8,3%/năm; quy mô thu năm 2019 tăng 1,81 lần so với năm 2014 – đạt 1.539,4 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến toàn bộ nền kinh tế rơi vào khó khăn, cùng với các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất…, nhưng nhờ sự quyết liệt, sát sao, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa rà soát, quản lý tốt các nguồn thu, Bộ Tài chính đã gần hoàn thành dự toán, thu đạt 98% dự toán.
Cơ cấu thu NSNN bền vững hơn, minh chứng là thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu. Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020, thu nội địa chiếm tỷ trọng 81,6% tổng thu NSNN (giai đoạn 2006 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2015 tương ứng là 59,5% và 68,7%), đã góp phần bù đắp xu hướng giảm thu từ dầu thô và thu từ thuế xuất, nhập khẩu. Mức độ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài và vào nguồn tài nguyên, khoáng sản giảm đáng kể (tỷ trọng thu dầu thô và thu cân đối xuất, nhập khẩu giảm từ khoảng 30% xuống khoảng 17,8% giai đoạn 2016 - 2020).
Cơ cấu thu NSNN trong tổng thu nội địa có chuyển biến tích cực, phù hợp với mục tiêu định hướng sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng cường thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.
Về chi ngân sách được thực hiện ngày càng chặt chẽ, tiết kiệm, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Cơ cấu chi NSNN theo hướng ưu tiên bố trí nguồn lực cho đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên… 5 năm giai đoạn 2016-2020, tổng chi NSNN ước đạt khoảng 7,66 triệu tỷ đồng; tỷ trọng chi NSNN bình quân khoảng 28% GDP (giai đoạn 2011-2015 là 29,5% GDP). Cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển năm 2020 đạt trên 29% (mục tiêu là 25-26%), chi thường xuyên khoảng 63,1% tổng chi NSNN (mục tiêu là dưới 64%).
Trên cơ sở đó, đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi về quốc phòng, an ninh, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội và xử lý kịp thời các nhiệm vụ quan trọng phát sinh; đảm bảo kinh phí thực hiện những nhiệm vụ chính trị, tăng lương cơ sở, thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công...
Quy mô chi NSNN so với GDP tăng so với giai đoạn trước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chi; kết hợp với thu hút các nguồn vốn khác đã phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Chính nhờ cơ cấu lại NSNN, đã làm giảm bội chi và nợ công, góp phần quan trọng để giữ vững an ninh tài chính quốc gia.
Có thể nói, với tiền đề quan trọng này sẽ tạo đà cho ngành Tài chính trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính – NSNN giai đoạn 2021-2025./.
Anh Huy
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 31/5
- ·Cung Hội nghị Ariyana: Lựa chọn xứng đáng cho APEC 2017
- ·Dự án Eurowindow River Park ra mắt với nhiều ưu đãi hấp hẫn
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Học lái xe bằng ô tô điện sẽ được cấp bằng loại nào, có được lái xe xăng?
- ·Quỹ Temasek tặng Việt Nam máy trợ thở và thiết bị bảo hộ chống dịch
- ·Chủ đầu tư Ciiputra giới thiệu dự án Gardenville Tây Hồ Residence
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Nghiên cứu giảm thủ tục cấp phép cho vaccine Nanocovax phòng COVID
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Biệt thự thương mại – Giải pháp mới cho cuộc sống hiện đại
- ·Công điện hỏa tốc về quy định cách ly tập trung phòng chống COVID
- ·Cơ hội “mua nhà như ý
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Bắc Ninh có nhiều sản phẩm du lịch quanh sông Đuống
- ·Yên Bái ghi nhận một trường hợp nhập cảnh dương tính với SARS
- ·Ra mắt dự án đẹp hàng đầu KĐT Văn Phú
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·SonKim Land giới thiệu biệt thự trên không với thang máy đi kèm cho xe Rolls