【ketquade. com】Sửa quy định về cam kết chi, tạo thuận lợi cho khách hàng
Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã chính thức đề xuất với Bộ Tài chính sửa đổi quy định liên quan đến giá trị hợp đồng xây dựng cơ bản (XDCB) và chi thường xuyên để thực hiện CKC.
Mức giá trị phải cam kết không còn phù hợp
Vụ Kiểm soát chi KBNN cho biết,ửaquyđịnhvềcamkếtchitạothuậnlợichokháchhàketquade. com trong quá trình thực hiện nghiệp vụ CKC NSNN, do đây là vấn đề mới nên không ít đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm và chưa hiểu hết nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, việc quản lý, kiểm soát CKC chưa gắn với quản lý kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nên hầu hết các đơn vị chưa thấy rõ hiệu quả. Trước mắt, họ chỉ thấy gia tăng khối lượng công việc, thêm thủ tục hành chính và đôi khi còn làm chậm quá trình thực hiện chi NSNN.
Hơn nữa, qua thực tế, quy định giá trị hợp đồng phải thực hiện CKC đối với chi thường xuyên là 100 triệu đồng và chi đầu tư là 500 triệu đồng hiện đã không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và không còn phù hợp với quy định tại Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng... Bởi lẽ tại thời điểm hiện nay, giá cả thị trường đã có nhiều thay đổi, nếu để mức tiền thấp như vậy thì hầu hết các hợp đồng mua bán, xây lắp đều phải thực hiện CKC.
Bên cạnh đó, các khoản chi vốn đối ứng của các dự án ODA, hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ được ký kết giữa đơn vị sử dụng ngân sách và đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ. Để thực hiện một phần hoặc toàn phần công việc của dự án thường ký chung 1 hợp đồng (không chia theo hợp đồng vốn ngoài nước hay trong nước). Hiện nay, các khoản chi từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài theo phương thức tài trợ chương trình, dự án, trong khi đó chi viện trợ trực tiếp là đối tượng không phải thực hiện CKC. Vì vậy, đối với các dự án vừa có nguồn vốn ngoài nước vừa có nguồn vốn trong nước mà chỉ thực hiện CKC đối với phần vốn trong nước thì không có ý nghĩa.
Ngoài ra còn các bất cập đến từ thời hạn gửi CKC giữa đơn vị thụ hưởng ngân sách đến KBNN, hay công tác nhập dự toán vào hệ thống Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) của một số cơ qua tài chính còn bị chậm, hoặc không nhập hết dự toán vào đầu năm dẫn đến khó khăn cho các đơn vị, chủ đầu tư đến làm thủ tục CKC….
Đầu tư dự án 1 tỷ đồng trở lên mới phải cam kết chi
Trước thực tế này, KBNN đã kiến nghị phải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát CKC NSNN qua KBNN. Theo đó, KBNN xây dựng phương án tất cả các khoản chi của NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự toán đối với chi thường xuyên hoặc giao kế hoạch vốn đối với chi đầu tư (gồm cả dự toán ứng trước), có hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ theo chế độ quy định và có giá trị hợp đồng từ 200 triệu đồng trở lên đối với các khoản chi thường xuyên hoặc từ 1 tỷ đồng trở lên với chi đầu tư XDCB thì phải thực hiện CKC.
Tuy nhiên theo KBNN, đề nghị quy định CKC được miễn trừ cho một số trường hợp như: Các khoản chi của ngân sách xã; các dự án, công trình do xã làm chủ đầu tư (bao gồm tất cả các nguồn vốn, thuộc các cấp ngân sách); các khoản chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng; các khoản thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước, của Chính phủ; các khoản chi từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài theo phương thức tài trợ chương trình, dự án; chi viện trợ trực tiếp; các khoản chi vốn đối ứng của các dự án ODA; các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại KBNN; các khoản chi dịch vụ công ích (gồm hợp đồng cung cấp điện, nước, điện thoại, internet, thuê kết nối mạng, vệ sinh công cộng, quản lý chăm sóc cây xanh, tổ chức hội nghị, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua vé máy bay, mua xăng dầu...).
Mặt khác, để ngăn chặn tình trạng chủ đầu tư ồ ạt điều chỉnh CKC vào dịp cuối năm gây khó khăn cho hệ thống kho bạc, KBNN đã yêu cầu trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc (kể từ khi hợp đồng mua bán có hiệu lực), đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư, ban quản lý dự án (gọi tắt là đơn vị dự án) phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị CKC đến KBNN nơi giao dịch. Trường hợp, hợp đồng mua bán không quy định ngày có hiệu lực thì thời hạn được tính từ ngày ký hợp đồng.
Đối với hợp đồng nhiều năm, kể từ năm thứ 2, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được văn bản giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền), đơn vị dự án phải gửi đề nghị cam kết chi đến KBNN nơi giao dịch.
Đối với các hợp đồng được bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán trong năm, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được văn bản bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán của cơ quan có thẩm quyền), đơn vị dự án phải gửi đề nghị cam kết chi (bổ sung hoặc điều chỉnh) đến KBNN nơi giao dịch.
Trường hợp đơn vị bổ sung hoặc điều chỉnh giá trị hợp đồng đã ký thì trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng điều chỉnh có hiệu lực hoặc ngày ký hợp đồng điều chỉnh (nếu hợp đồng không quy định ngày ký hiệu lực), đơn vị phải gửi đề nghị CKC (bổ sung hoặc điều chỉnh) đến cơ quan kho bạc./.
Việc quản lý, kiểm soát CKC là một trong những cơ sở để có thể chuyển từ kế toán tiền mặt tiến tới kế toán dồn tích, qua đó góp phần thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn nhằm phục vụ mục tiêu tái cơ cấu kinh tế. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách, kiểm soát CKC sẽ hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu ngân sách, ngăn chặn nợ đọng, góp phần đảm bảo an ninh tài chính; từng bước đưa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công vào quản lý tập trung nhằm mục tiêu có thể đàm phán để giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ cho khu vực công. Bên cạnh đó, quản lý kiểm soát CKC cũng góp phần nâng cao chất lượng dự báo luồng tiền để quản lý ngân quỹ an toàn, hiệu quả. |
Hạnh Thảo
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Điều tra vụ tai nạn liên quan tới Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Ninh Bình
- ·Phó Giám đốc CDC Bà Rịa
- ·‘Vận hành công viên như trung tâm thương mại, không ai muốn vào’
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Thanh Hóa chỉ đạo khẩn sau yêu cầu cung cấp hồ sơ của Bộ Công an
- ·Phó Giám đốc CDC Bà Rịa
- ·Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Loạt dự án thoát nước 'lụt' tiến độ, Hà Nội truy trách nhiệm người đứng đầu
- ·Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- ·Bí thư Thái Nguyên: Sửa đổi lối làm việc là sách 'gối đầu giường' của mọi cán bộ
- ·Vụ đánh nhau trước mặt kiểm lâm: Tổ công tác phát ngôn quy chụp, gây bức xúc
- ·Công viên Thủ đô: Nơi bị ‘xẻ thịt’, lấn chiếm, chỗ cỏ úa hoang tàn
- ·Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- ·Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng hội đàm với Bí thư Thành ủy Bắc Kinh
- ·Bộ Công an yêu cầu Thanh Hóa cung cấp hồ các chuyến bay ‘giải cứu’
- ·Thường trực Ban Bí thư: Thông tin đối ngoại cần phản bác luận điệu xuyên tạc
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Xe ben chở quá tải 105% tung chiêu cơi nới kiểu ‘khắc nhập, khắc xuất” ở Hà Nội