会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【cerezo đấu với sanfrecce】Đề xuất bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt thương mại điện tử!

【cerezo đấu với sanfrecce】Đề xuất bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt thương mại điện tử

时间:2025-01-11 02:39:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:147次

Ảnh minh họa: Phạm Hậu/TTXVN

Ông Trần Hữu Linh,p lcerezo đấu với sanfrecce Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) khẳng định: Để đảm bảo thị trường kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước cũng như tạo cơ chế thuận lợi trong giải quyết khiếu nại, thẩm tra, xác minh, giám định sản phẩm hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời khuyến khích thương mại điện tử Việt Nam phát triển theo hướng bền vững.

Một số vấn đề Bộ đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi như bổ sung khái niệm mới phù hợp với quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2023 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023; bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân và cung cấp thông tin trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Cùng đó, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho địa phương trong việc quản lý, giám sát và giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu nền tảng số/nền tảng số trung gian, người có ảnh hưởng; trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ thương mại điện tử như logistics, ISP, dịch vụ tiếp thị liên kết...

Chính sách quản lý mạng xã hội có hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; quy định quản lý đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam; trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử...

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng tăng cường phối hợp rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin với Bộ Công An, Bộ Tài chính... về các đối tượng lợi dụng các website và ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng cấm để xử lý. Trong số đó, rà soát theo từ khóa những sản phẩm, vật phẩm bị cấm, sản phẩm nhạy cảm liên quan tới đường lưỡi bò, cờ ba sọc, các sách báo ấn phẩm, xuất bản phẩm điện tử, film bị cấm...Đồng thơi, lập danh sách đề nghị kiểm tra, xử lý theo quy định.

Đặc biệt, Bộ đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực thi công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử cho cán bộ quản lý thị trường, công an, thanh tra...Cùng đó, chú trọng các nội dung liên quan tới quy định pháp luật về thương mại điện tử; kỹ năng xác minh, thu thập chứng cứ và xử lý vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử; kiểm soát thông tin trên các sàn, các website thương mại điện tử; kiểm soát kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội...

Ngoài ra, để xử lý được vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử trước tiên cần thay đổi thói quen tiêu dùng. Người dân không mua hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở trí tuệ vì giá rẻ, tâm lý sính hàng ngoại, sính hàng thương hiệu.

Bộ Công Thương sẽ tổ chức các hội thảo, hội nghị tuyên truyền, cảnh báo và phổ biến chính sách pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Qua đó để doanh nghiệp hiểu và có trách nhiệm bảo vệ, kiểm soát hàng hóa và bỏ suy nghĩ chống hàng giả của cơ quan chức năng.

Các sàn thương mại điện tử cần đẩy mạnh việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường kiểm soát người bán, chất lượng sản phẩm và đánh giá người bán và sản phẩm cũng như công khai thông tin đánh giá để người tiêu dùng có thể an tâm lựa chọn và mua sản phẩm phù hợp.

Về phía người tiêu dùng, không tiếp tay cho hàng giả hàng nhái và phản ánh/tố giác tới cơ quan chức năng khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm. Tiếp tục thực hiện các Lễ ký cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử”, giải quyết tranh chấp, khiếu nại trực tuyến. Xây dựng giải pháp, trang bị công cụ, thiết bị và hệ cơ sở dữ liệu tập trung cho phép kết nối, chia sẻ thông tin giữa các bộ ngành trong phát hiện sớm, đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, hàng hóa nhập lậu và chống thất thu thuế. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống quản lý không gian mạng, hệ thống giám sát, cảnh báo nguy cơ, rủi ro cho chuyển đổi số xuyên suốt, thống nhất từ Trung ương tới quản lý thị trường địa phương để kịp thời xử lý sự cố, vụ việc vi phạm.

Trên thực tế hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ bán trên môi trường mạng mà vẫn được bày bán có phần công khai tại các cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại... Thương mại điện tử chỉ là phương thức kinh doanh mới bên cạnh phương thức kinh doanh truyền thống, kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, hàng hóa được sản xuất làm giả ngay tại Việt Nam hay nhập khẩu qua cửa khẩu, hay nhập lậu theo đường tiểu ngạch...

Để giải quyết hiệu quả và triệt để vấn đề, ông Trần Hữu Linh cho rằng, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bộ ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Hải quan, Thuế), Bộ Thông tin và truyền thông, Ngân hàng nhà nước... cùng các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Qua đó, kiểm soát hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại cơ sở sản xuất trong nước và tại cửa khẩu hoặc đấu tranh phát hiện sớm hành vi vi phạm liên quan tới gian lận thương mại, trốn thuế...

Đặc biệt, cần quyết liệt và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tại “Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 và Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 22-3-2021 của Tổng Cục Quản lý thị trường phê duyệt Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025.

Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2023, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2023 tăng 25% so với 2022, đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam 2023 đã đạt gần 61 triệu người và ước tính mỗi người chi tiêu cho mua sắm 336 USD/năm. Bên cạnh đó, hạ tầng cho thương mại điện tử như logistics, giao hàng chặng cuối, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, hạ tầng viễn thông, Internet và những công nghệ mới, giải pháp mới trong thương mại điện tử đã được triển khai ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển bùng nổ là những hệ luỵ khó kiểm soát qua thương mại điện tử để kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, tuyên truyền và phổ biến các sản phẩm cấm, có cả những sản phẩm xâm phạm đến chủ quyền, an ninh quốc gia...

Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động. Bộ Công Thương đã triển khai và tham mưu cho Chính phủ nhiều hoạt động cụ thể để giảm thiểu vấn nạn này nằm hướng tới việc phát triển thương mại điện tử lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng.

Chỉ tính riêng năm 2023, Bộ Công Thương đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng, trị giá hàng hóa gần 6 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ đã ban hành 14 văn bản yêu cầu các đơn vị là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, website/ứng dụng thương mại điện tử rà soát gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật. Kết quả đã gỡ bỏ 23.359 sản phẩm và chặn 6.254 gian hàng vi phạm.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế… cung cấp thông tin, rà soát và xử lý hàng trăm website, ứng dụng vi phạm mỗi năm. Chuyển hồ sơ Công an xử lý nhiều vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự để làm rõ và có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại trên quy mô lớn cho người dân.

Hàng năm, Bộ Công Thương cũng chủ trì và phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Sở Công Thương các địa phương tổ chức hơn 20 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 6.000 cán bộ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật, xử lý vi phạm về thương mại điện tử. Đây chính là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hiệu quả.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
  • Hải quan Đồng Tháp bắt vụ tập kết đường lậu trong đêm
  • Tỷ giá hôm nay (25/12): Đồng USD nối dài đà trượt dốc
  • Giá nông sản hôm nay ngày 1/7/2024: Giá tiêu ổn định ở mức 157.000 đồng/kg; giá bơ 034 thấp kỷ lục
  • Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
  • Lạm phát toàn cầu sẽ về “vùng an toàn” vào năm 2024
  • Triều Tiên kêu gọi người dân leo núi thiêng theo gương ông Kim Jong Un
  • Kiểm soát chặt dịch bệnh để bầu cử thành công
推荐内容
  • Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
  • Trưa 17/6, Việt Nam ghi nhận thêm 220 ca mắc mới COVID
  • Trưa 22/5: Thêm 50 ca mắc COVID
  • Giá vàng hôm nay 30/6/2024: Vàng thế giới thiết lập mức tăng xấp xỉ 5% trong quý II/2024
  • Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
  • Tổng thống Belarus tới thăm Trung Quốc lần thứ 2 trong năm