【tijuana – pachuca】8X hơn 10 năm giúp người vùng cao xuống Hà Nội chữa bệnh
Cầu nối của bản làng
Ngồi trông cửa hàng bán trái cây,ơnnămgiúpngườivùngcaoxuốngHàNộichữabệtijuana – pachuca chị Nguyễn Thị Giang Như (38 tuổi, Hà Nội) chốc chốc lại nhìn vào điện thoại. Chị mong ngóng tin tức từ Sùng Phứ (SN 1997, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai), người cha vừa đưa đứa con 4 tuổi của mình về quê để bé ra đi trong vòng tay gia đình.
Chỉ mới đây thôi, chị Như còn được các bác sĩ tại Bệnh viện K- Cơ sở Tân Triều nhờ vào viện hỗ trợ, chăm sóc bé gái. Thế nên, khi bé trở về nhà, chị muốn biết tình hình sức khỏe của người mình từng tận tình thay áo, tắm, chải đầu… trên giường bệnh.
Chị Như tình nguyện vào các bệnh viện chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân là người dân tộc thiểu số ở vùng cao xuống Hà Nội điều trị bệnh từ 10 năm trước. Ban đầu, chị hỗ trợ các cặp vợ chồng đưa con nhỏ xuống xuôi chữa bệnh.
Khi các bệnh nhi đến Hà Nội, chị sẽ đến bến xe đón rồi đưa họ vào bệnh viện làm các thủ tục thăm khám. Nếu các em phải nhập viện, chị sẽ đứng ra làm các hồ sơ liên quan. Sau đó, chị tiếp tục bỏ tiền túi mua những vật dụng cần thiết, giúp các bé: thay tã, đút ăn, vệ sinh thân thể…
Chị chia sẻ: “Lúc nhỏ, tôi ở vùng cao, sống cùng đồng bào dân tộc nên có thể nghe, hiểu và nói được tiếng Thái, Tày, H’Mông… Khi ấy, cuộc sống của tôi cũng bữa đói bữa no. Các bạn của tôi có đứa ốm đau, bệnh tật rồi chết vì không có tiền đến bệnh viện chữa bệnh”.
“Rồi tôi chứng kiến những khó khăn, vất vả của bà con vùng cao khi phải xuống xuôi chữa bệnh. Họ không biết đường đi, không biết tiếng Kinh, thậm chí không biết chữ nên bị kẻ xấu lừa hết tiền bạc. Thấu hiểu, đồng cảm với nỗi khổ của họ, tôi cố gắng giúp đỡ trong khả năng của mình”, chị nói thêm.
Sau này, ngoài nhận chăm sóc bệnh nhi người dân tộc thiểu số, chị Như còn tình nguyện chăm sóc cả bệnh nhân lớn tuổi, có cuộc sống khó khăn từ vùng cao đến Hà Nội chữa bệnh. Lâu dần, hoạt động thiện nguyện của chị được nhiều cơ quan, đoàn thể tại các tỉnh vùng cao biết đến.
Mỗi khi địa phương có người nghèo xuống Hà Nội điều trị, họ lại liên hệ, nhờ chị Như hỗ trợ, chăm sóc. Chị lý giải: “Đa số các bệnh nhân này đều là người dân tộc thiểu số. Họ xuống miền xuôi chủ yếu là đi để chữa bệnh và thường bệnh đã rất nặng”.
“Mỗi lần đi như thế họ phải bán trâu bò, lợn gà… mới có tiền. Nhưng khi đi, họ hầu hết không biết đường sá cũng không nói được tiếng Kinh nên rất khó khăn, thậm chí bị kẻ xấu lừa hết tiền”, chị nói thêm.
Chị kể trường hợp một cặp vợ chồng phải bán đi con trâu của gia đình để lấy tiền đưa con xuống Hà Nội chữa bệnh. Nhưng chỉ vừa đến cổng bệnh viện, hai người bị lừa hết tiền. Không biết chữ, không nói được tiếng Kinh… đôi vợ chồng đành ôm con trở về bản chờ chết.
Dành cả thanh xuân làm thiện nguyện
Thương những phận đời khó khăn hơn mình, chị Như không muốn những trường hợp như thế diễn ra nữa. Ngay khi được gửi gắm bệnh nhân, bất chấp trời mưa hay nắng, đêm hay ngày, chị đều đến bến xe đợi sẵn.
Nếu bệnh nhân đến tái khám, có thể về trong ngày, chị cố gắng thức dậy thật sớm, ra bệnh viện xếp hàng, bốc số để họ được khám sớm. Trường hợp bệnh nhân phải nhập viện, sau khi lo mọi thủ tục, chị vừa chăm sóc vừa hướng dẫn người nhà bệnh nhân chăm lo cho người bệnh.
Chị nói: “Khi vào viện, nhiều người không biết cách chăm sóc bản thân, người bệnh. Hơn thế, có người không biết nói tiếng Kinh nên các bác sĩ cũng khó hướng dẫn họ”.
“Tôi cố gắng hướng dẫn họ thực hiện đúng những công việc này rồi mới ra về. Mỗi ngày, tôi thường vào viện chăm họ 3 lần vào buổi sáng, trưa và chiều tối”, chị kể.
Thời gian chăm bệnh, chị thường nấu cơm mang vào bệnh viện cho bệnh nhân ăn. Những ngày chị bận việc đột xuất, bố chị sẽ là người đưa cơm. Chị nhớ trường hợp cô gái bị chồng đổ xăng thiêu sống, phải nhập viện trong tình trạng bỏng 80% cơ thể.
Mẹ cô gái là người Tày, chưa một lần rời bản xuống Hà Nội nên không biết đường. Bà cũng không biết nói tiếng Kinh nên gặp nhiều khó khăn trong việc lo cho con nhập viện. Biết được những khó khăn ấy, chị Như lập tức đến hỗ trợ ngay trong đêm.
Lần ấy, chị bàng hoàng, sợ hãi trước những vết thương đang mưng mủ, rỉ máu của bệnh nhân. Thế nhưng chị cố bỏ qua tất cả để thay băng, tắm rửa, ẵm bồng… cô gái suốt nhiều tháng. Chỉ khi bệnh nhân có thể tự vận động, chị mới nhờ bố đưa cơm giúp mình 2 tháng để bản thân đi giúp người khác.
Chị tâm sự: “Ban đầu vào viện chăm sóc người bệnh, tôi cũng sợ lắm. Tôi sợ nhất khi vào bệnh viện bỏng, bệnh viện K. Những hình ảnh ở đó ám ảnh tôi chứ không phải tôi sợ bị lây nhiễm. Nhưng tôi thương họ như thương bản thân, người nhà mình nên tôi không sợ nữa. Dần dần, tôi quen với công việc này”.
Hiện tại, ngoài công việc vào bệnh viện chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, chị Như còn thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện. Khi bắt gặp bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chị Như cố gắng vận động, kêu gọi bạn bè hỗ trợ.
Ngoài ra, chị thường xuyên kết hợp với các cơ quan, đoàn thể tại các địa phương vùng cao để thực hiện các hoạt động thiện nguyện như: xây nhà đại đoàn kết, tặng bò, xóa nhà tạm… cho hộ nghèo, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Chị cũng tổ chức các hoạt động vui chơi, hỗ trợ tiền mặt, phát quà cho trẻ em nghèo, mồ côi…
Chị Như chia sẻ: “Tôi đến với công việc thiện nguyện như một cái duyên. Lúc trẻ, tôi phát cháo miễn phí ở Bệnh viện Châm cứu Trung ương, đến các bệnh viện tâm thần để tắm cho bệnh nhân tại đây. Cuối tuần, bạn bè đi shopping, tôi lại đến chùa Bồ Đề tắm rửa, chăm các bé mồ côi”.
“Tôi luôn có ước mơ dành tiền để lên bản làng làm từ thiện, giúp đỡ bệnh nhân thay vì đi du lịch. Mỗi khi giúp đỡ ai điều gì đó, tôi luôn rất vui và cảm thấy thật hạnh phúc”, chị chia sẻ thêm.
Cuộc sống hiện tại của cặp đôi 'Nắm tay em đi khắp thế gian'
Sau 10 năm nổi tiếng nhờ bộ ảnh "Nắm tay em đi khắp thế gian", nhiếp ảnh gia Murad Osmann đã về chung nhà với người mẫu Nataly Zakharova và có con đầu lòng vào năm 2020.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Xây dựng kịch bản phát triển quốc gia sau đại dịch
- ·Đắk Nông thu hút hơn 1.300 tỷ đồng vốn đầu tư
- ·Trình Thủ tướng phê duyệt Dự án sân bay Long Thành trong tháng 6/2020
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Bóng đá Việt Nam sôi động trước thềm mùa giải mới
- ·Giao đầu mối chuẩn bị đầu tư 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài
- ·Người đại diện pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho giám đốc chi nhánh có hợp lệ?
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Đầu tư 34 triệu USD vốn dư Dự án VRAMP để cải tạo 3 tuyến đường phía Bắc
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Tottenham đánh bại Chelsea ở loạt luân lưu
- ·Đề xuất đầu tư 6.660 tỷ đồng xây 16 km đường vành đai 3 Tp.HCM đoạn đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch
- ·Điểm nhấn pháp lý mới về đầu tư, kinh doanh
- ·Long An sees positive socio
- ·Giám sát gói thầu thi công lắp đặt hệ thống họp trực tuyến phải có chứng chỉ xây dựng?
- ·Nhức nhối công tác trọng tài
- ·Tottenham thắng ngược Arsenal
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- ·Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định chủ trương đầu tư cao tốc Mỹ Thuận