【kq marseille】Đảm bảo lợi ích doanh nghiệp, người lao động trong nước khi hội nhập
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng liên quan đến nội dung: Trước việc Việt Nam đã gia nhập nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương, Chính phủ đã chuẩn bị giải pháp gì để hạn chế rủi ro khi hàng hóa, doanh nghiệp, lao động nước ngoài tự do vào Việt Nam? Liệu có tránh được tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đình đốn, hàng hóa nội địa bị ế ẩm, lao động trong nước gia tăng thất nghiệp?, Thủ tướng Chính phủ cho biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội mà tự do hóa trong khu vực ASEAN nói riêng và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung mang lại, xây dựng năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi cung ứng khu vực... Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan triển khai nhiều biện pháp khác nhau.
Cụ thể là đàm phán, cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình chuyển đổi phù hợp để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, đặc biệt là cam kết mở cửa thị trường đối với các loại hàng hóa nhạy cảm của Việt Nam. Trong các FTA đã ký và đang đàm phán, Việt Nam đều cố gắng giữ lộ trình mở cửa (cắt giảm thuế quan) với những mặt hàng nhạy cảm (tùy vào quan hệ thương mại song phương) từ 5 - 7 năm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam làm quen vươn lên thích ứng.
Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, coi đây là biện pháp quan trọng để khai thác tốt lợi ích của hội nhập khu vực. Bộ Công Thương đã và đang tích cực triển khai Chương trình truyền thông về Cộng đồng Kinh tế ASEAN với các hoạt động chính gồm tổ chức hội thảo ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước để giới thiệu về các Hiệp định ASEAN cho doanh nghiệp địa phương, xuất bản nhiều ấn phẩm, phim ngắn giới thiệu về AEC, các cam kết của ta...
Thúc đẩy việc mở cửa thị trường
Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tiếp tục thúc đẩy việc mở cửa thị trường ASEAN và các đối tác cho các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh; phối hợp tích cực với doanh nghiệp giải quyết các biện pháp hạn chế thương mại mới tại các thị trường xuất khẩu, kể cả các biện pháp như hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ; chủ động vận dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá để đối phó với hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng tiêu cực hoặc cạnh tranh không bình đẳng đối với hàng hóa sản xuất trong nước.
Hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các kênh hợp tác kinh tế, xúc tiến thương mại và đầu tư để tìm hiểu, thâm nhập và phát triển thị trường; khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ để góp phần thu hút đầu tư, đảm bảo hiệu ứng lan tỏa của đầu tư, mang lại lợi ích trực tiếp và thiết thực cho doanh nghiệp và người dân địa phương, đồng thời xây dựng năng lực dài hạn cho hội nhập kinh tế trong tương lai.
Nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng hội nhập
Về vấn đề lao động nước ngoài tự do vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ trả lời, để bảo đảm người lao động nước ngoài tự do vào Việt Nam tuân thủ theo đúng các cam kết quốc tế và tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp trong nước, Chính phủ đã và đang đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào những giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lao động - việc làm, trước hết là các văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động, Luật việc làm và Luật giáo dục nghề nghiệp, trong đó quy định cụ thể về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hỗ trợ dịch chuyển việc làm cho lao động nông thôn, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, chính sách việc làm công, đào tạo và nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động… nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong việc đào tạo, tuyển lao động, quản lý lao động, giải quyết việc làm cho người lao động.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết là đào tạo chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc, ý thức kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp của người lao động. Tăng cường nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo nghệ, gắn đào tạo nghề với việc làm và gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.
Thứ ba, nâng cao các hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm, nhất là các hoạt động về dự báo thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho người lao động; tăng tần suất các hoạt động giao dịch việc làm nhằm tạo điều kiện và cơ hội kết nối việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động để người lao động có việc làm, thu nhập.
(责任编辑:World Cup)
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·Do Ventures rót tiền vào startup giáo dục Manabie trong vòng gọi vốn 3 triệu USD
- ·Những thương hiệu đình đám phai màu trong bức tranh bán lẻ Việt Nam
- ·Huyện Bàu Bàng: Nhiều mô hình hiệu quả từ việc học tập và làm theo Bác
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Sếp Thaco và CEO HAGL rút khỏi công ty nông nghiệp của Bầu Đức
- ·Khánh thành Bel Gà
- ·Ông Nguyễn Đức Tài nói gì về lo ngại MWG bị thâu tóm?
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·TP.HCM sẽ triển khai chương trình nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập thấp
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Viettel, MobiFone có 'giấy thông hành' cung cấp Mobile Money
- ·Xem xét 5 vấn đề cấp bách dự kiến trình Quốc hội ở kỳ họp bất thường
- ·Thành đoàn Dĩ An: Phối hợp tổ chức hội thi tin học trẻ
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Công ty của bầu Thụy tiếp tục xin tăng vốn và dự định bán nhà máy xi măng 'đắp chiếu'
- ·Lotte Mart đóng cửa một trung tâm thương mại lớn và lâu đời nhất ở Hà Nội
- ·Đắk Lắk kiến nghị không giảm sản lượng phát điện tại các dự án điện mặt trời
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Cán bộ nữ tham gia cấp ủy: Cần nhiều giải pháp để tạo đột phá