【bảng xếp bóng đá thế giới】Hiện đại hoá nền nông nghiệp
Ngành nông nghiệp Cà Mau đã và đang chuyển mình tích cực từ khi thực hiện đề án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thu nhập của người dân ngày càng tăng và ổn định hơn. Từ đó, người dân có điều kiện hơn trong việc cùng Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Ngành nông nghiệp Cà Mau đã và đang chuyển mình tích cực từ khi thực hiện đề án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thu nhập của người dân ngày càng tăng và ổn định hơn. Từ đó, người dân có điều kiện hơn trong việc cùng Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trên thực tế, Cà Mau đã thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ khi thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông - ngư - lâm nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp năm 2001. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất kết hợp với đa canh đã phát huy hiệu quả, mở ra triển vọng về nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.
Bước tiến ấn tượng
Từ khi Cà Mau xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, lĩnh vực thuỷ sản, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục khẳng định vị trí kinh tế chủ lực trong tái cơ cấu nông nghiệp.
Ngoài tham gia Cánh đồng lớn, nông dân Cà Mau còn cơ giới hoá các khâu sản xuất góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Ảnh: H.VŨ |
“Sau 1 năm thực hiện đề án, mặc dù diện tích nuôi trồng tăng không đáng kể nhưng sản lượng tăng từ 286.000 tấn lên khoảng 335.000 tấn, tăng 17,1%. Diện tích nuôi tôm công nghiệp từ 5.992 ha tăng lên 9.258 ha, tăng 55%. Nuôi tôm quảng canh cải tiến từ 39.000 ha tăng lên 74.080 ha, tăng 90%. Tiếp tục duy trì và phát triển nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng. Hiện có 12.376 ha nuôi tôm sinh thái và đã có 10.200 ha nuôi tôm sinh thái được chứng nhận”, Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Lê Văn Sử cho biết.
Song song đó, để phát triển bền vững, tỉnh đã phê duyệt Đề án Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản, trong đó, tập trung xây dựng và thực hiện các mô hình, dự án ưu tiên như: “Xây dựng mô hình chuyển đổi nghề, tạo sinh kế thay thế cho các nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường”, “Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất, thu mua, bảo quản, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong khai thác hải sản”, “Xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất trên biển giai đoạn 2014-2020”...
Về lâm nghiệp, việc trồng thâm canh cây keo lai phát triển mạnh ở khu vực rừng U Minh Hạ. Diện tích cây keo lai từ 2.572 ha (cuối năm 2013) tăng trên 8.000 ha (cuối năm 2014); dự kiến năm 2015 tiếp tục trồng thêm 1.300 ha.
So với trồng tràm bản địa cùng chu kỳ khai thác, doanh thu từ trồng cây keo lai có thể cao hơn 3 lần so với trồng tràm thâm canh và gấp 6 lần trồng tràm quảng canh. Một số doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ để nâng cao giá trị của gỗ keo lai và gỗ tràm: sản phẩm là than viên nén, gỗ ghép thanh, ván MDF. Các sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Đây là bước đột phá để người dân dưới tán rừng tăng thu nhập cũng như phát triển kinh tế rừng trong những năm tiếp theo.
Với cây lúa, cuối năm 2014, diện tích sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn (CĐL) tăng thêm 3.397 ha, nâng tổng diện tích sản xuất lúa theo CĐL đến nay là 8.567 ha, với 7.390 hộ tham gia. Dự kiến năm 2015, tỉnh tiếp tục triển khai thêm 2.200 ha (trong đó, có 1.200 ha lúa cao sản). Năng suất của mô hình này tăng cao hơn 0,76 tấn/ha, lợi nhuận tăng thêm trên 4 triệu đồng/ha/vụ so với trước.
Hiện đại hoá
Trồng tràm thâm canh đang được nhiều chủ rừng chọn lựa để tăng giá trị rừng sản xuất. Ảnh: PHÚ HỮU |
Để nông nghiệp Cà Mau phát triển ổn định, bền vững, Sở NN&PTNT Cà Mau quyết tâm triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách toàn diện.
Chỉ tiêu của đề án đến năm 2020 là phát triển diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng khoảng 1.800 ha; diện tích canh tác lúa hữu cơ là 5.000 ha, sản lượng đạt 15.000 tấn; sản xuất lúa - tôm theo tiêu chuẩn VietGAP là 10.000 ha, sản lượng đạt 50.000 tấn; trồng rừng thâm canh tại vùng rừng U Minh Hạ từ 18.000-20.000 ha cây keo lai, xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững và tiến tới đánh giá cấp chứng chỉ rừng FSC; phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng… |
Điểm nhấn của đề án là phát huy được thế mạnh của con tôm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của tiến trình hội nhập trong nuôi trồng thuỷ sản như: VietGAP, GlobalGAP, EuroGAP, chứng nhận tôm sinh thái quốc tế. Tăng cường xúc tiến thương mại tìm kiếm và mở rộng thị trường để đưa được các sản phẩm tôm Cà Mau vào trực tiếp các siêu thị tầm cỡ quốc tế. Phát triển nuôi tôm công nghiệp và công nghiệp công nghệ cao ở vùng có điều kiện thuận lợi, định hướng đến năm 2020 sẽ có 20.000 ha. Nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt 120.000 ha, nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt 27.800 ha vào năm 2020.
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện. Trước tiên, áp dụng đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, lúa gạo hữu cơ. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nhằm liên kết lại tất cả các khâu, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến sự hình thành một sản phẩm. Qua đó đảm bảo sự hỗ trợ, hài hoà lợi ích của tất cả các khâu có liên quan, tránh tình trạng cạnh tranh tiêu cực, gây suy yếu nền kinh tế nội địa. Trên cơ sở đó, hoàn thiện mô hình liên kết để áp dụng cho các sản phẩm còn lại, đảm bảo sức cạnh tranh ngày càng cao./.
Diệu Lữ
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Đổi thay tìm "cửa sống"
- ·Đà Nẵng: Siết chặt kiểm tra, kiểm soát thị trường 6 tháng cuối năm
- ·UFBA tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Kinh doanh trên nền tảng công nghệ số, lần thứ 3
- ·Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- ·Lượng kiều hối về TP.Hồ Chí Minh đạt 6,687 tỷ USD
- ·Hà Nội: Thu giữ 165kg thịt thối tại một cơ sở sản xuất nem chua
- ·Ngân sách trung ương chi 6,96 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các địa phương
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·Quảng Trị: Phạt 105 triệu đồng 3 công ty vi phạm kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Thu giữ số lượng lớn hàng hàng hóa không rõ nguồn gốc
- ·Nữ phó chủ tịch phường với nhiều sáng kiến về PCCC ở Hà Nội
- ·Sửa đổi quy định về hóa đơn điện tử trên tinh thần tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Điều hành chính sách tài khóa thành công, đưa nền kinh tế vượt khó
- ·Quảng Bình: Phát hiện 600kg chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc
- ·Quảng Trị: Bắt 11 tấn đường kính trắng nhập lậu
- ·Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- ·Vội vã không ghi hình thức đào tạo trên bằng đại học: Nguy cơ đánh lận con đen