【nhận định nhà nghề mỹ】Chuẩn bị chu đáo cho lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Năm nay,ẩnbịchuđáocholễgiỗcụPhóbảngNguyễnSinhSắnhận định nhà nghề mỹ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) sẽ phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh tổ chức lễ giỗ lần thứ 90 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các công tác chuẩn bị đang được triển khai thực hiện chu đáo để lễ giỗ diễn ra ấm cúng, trang nghiêm.
Ban tổ chức lễ giỗ cụ Nguyễn Sinh Sắc khảo sát khu vực trưng bày các gian hàng giới thiệu với khách tham dự
Dự kiến lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được tổ chức vào ngày 22 và 23-11 tới đây. Theo các thành viên Ban tổ chức, đây là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa trong năm 2019. Việc tổ chức lễ giỗ lần thứ 90 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được Sở VHTT&DL tổ chức thành một lễ hội có quy mô lớn. Việc làm này nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, thể hiện tấm lòng tôn kính, biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với công lao, đạo đức, nhân cách cao cả của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc còn là người đã có công truyền bá tư tưởng yêu nước cho các tầng lớp nhân dân cả nước nói chung và nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng. Đặc biệt, tổ chức lễ giỗ lần thứ 90 của cụ còn tiếp tục phát huy giá trị Di tích cấp quốc gia của chùa Hội Khánh (TP.Thủ Dầu Một), gắn với việc hướng đến mở rộng diện tích xây dựng Khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại di tích này trong thời gian tới.
Bình Dương đã từng tổ chức hội thảo về thân thế và sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và đã in sách kỷ yếu về cuộc đời, tư tưởng, nhân cách của cụ qua các bài viết của những nhà sử học, nhà giáo… (sách do tiến sĩ Huỳnh Ngọc Đáng - Hòa thượng Thích Huệ Thông đồng chủ biên). Theo Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Đáng, nguyên Giám đốc Sở VHTT&DL, toàn bộ cuộc đời cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc toát lên một nhân cách lớn. Nhân cách cao quý đó bao gồm các định hình văn hóa và luân lý tiêu biểu: Lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Cụ đã truyền lại cho con trai của mình là Nguyễn Tất Thành (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này) toàn bộ tấm lòng yêu nước thương dân đó… Thái độ chán ghét quan trường, coi thường công danh phú quý tiêu biểu qua câu: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (Quan trường là nô lệ, trong đám nô lệ, càng nô lệ hơn). Phong cách sống giản dị, gần gũi với nhân dân, quan hệ mật thiết, gắn bó với dân địa phương nơi sinh sống.
Cụ Nguyễn Sinh Sắc luôn tôn trọng các giá trị chân thật của cuộc sống, chê trách những giá trị hão huyền, giả dối. Trong mọi hoàn cảnh cụ luôn hướng đến chân thiện mỹ. Đặc biệt vào những năm 1923-1926, nhân dân Thủ Dầu Một và bà con theo tín ngưỡng Phật giáo còn được vinh dự đón cụ Phó bảng khi cụ chọn ngôi chùa Hội Khánh để làm nơi hoạt động và truyền bá tư tưởng yêu nước cùng cụ Tú cúc Phan Đình Viện và Hòa thượng Từ Văn - vị trụ trì thứ 6 của chùa Hội Khánh…
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết lễ giỗ sẽ được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, văn minh và tiết kiệm. Các hoạt động diễn ra mang tính cộng đồng thiết thực nhằm giáo dục tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, hướng về nguồn cội. Lần này sẽ có nhiều tiết mục ý nghĩa như: Ca cổ của các nghệ sĩ thuộc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh, các phần lễ nghi cần thiết, chiếu phim tư liệu về cuộc đời sự nghiệp của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, tổ chức cho cán bộ, nhân dân thực hiện nghi thức dâng hương, mặc niệm tưởng nhớ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc…
Về phía Ban Trị sự GHPGVN, Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng 2 Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, cho biết đây cũng là một việc làm hết sức ý nghĩa. Lễ cúng thường niên của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lâu nay vẫn được chùa Hội Khánh tổ chức nhưng năm nay là năm chẵn, việc làm này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền địa phương, Sở VHTT&DL với Di tích quốc gia chùa Hội Khánh. Lễ giỗ với quy mô lớn là một vinh dự, tự hào đối với chùa Hội Khánh cũng như bà con theo tín ngưỡng Phật giáo.
Ôn cố tri tân, ẩm thủy tri nguyên là việc làm rất ý nghĩa và cần thiết để chúng ta nhìn lại lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta rất vinh dự và tự hào khi cụ Nguyễn Sinh Sắc chọn vùng đất Thủ, chùa Hội Khánh làm nơi hoạt động yêu nước một thời gian khá dài và đặc biệt là thành lập Hội Danh dự yêu nước những năm lưu lại đây. Và dịp giỗ 90 năm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc còn là dịp quảng bá về Bình Dương hôm nay với nhiều người trong, ngoài tỉnh.
QUỲNH NHƯ
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Đói mặt bằng thi công: Nhà thầu nhận mối thiệt kép
- ·Hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
- ·Quản hay cấm “phân lô bán nền”?
- ·Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- ·Bất động sản tỉnh lẻ và lối mở từ chính quyền
- ·Khiếu nại của Công ty Kim Kim Sơn: Hồ sơ kháng cáo quá hạn đã được chuyển cho Tòa án tỉnh
- ·Hàng trăm dự án nhà ở xã hội đình trệ vì thiếu vốn
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Bất động sản TP.HCM: Căn hộ diện tích lớn ế hàng
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Nhà cho người nghèo như “hình chạy theo bóng”
- ·Nhiệm kỳ mỗi khóa của Hội đồng nhân dân các cấp
- ·Điều kiện hưởng án treo
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Thiếu dịch vụ cho chuyên gia, người lao động các KCN tại Thái Nguyên
- ·Bất động sản công nghiệp trước cơ hội bùng nổ
- ·Về vụ “Xung quanh phiên tòa lao động gây tranh cãi”: Tòa ra quyết định giám đốc thẩm
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·Trả lời pháp luật