【soi kèo rennes】Sẽ có nghị quyết hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhở
ĐBQH: Phạt chậm nộp thuế thấp có công bằng với doanh nghiệp nhỏ?ẽcónghịquyếthỗtrợthuếđốivớidoanhnghiệpnhỏvàsiêunhởsoi kèo rennes | |
Thu hút doanh nghiệp nhờ các giải pháp thực chất | |
Cơ chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa |
Bộ Tài chính đề xuất doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các mức thuế suất thuế TNDN tương ứng là 17% và 15%. Ảnh: H.Vân. |
Đảm bảo mức độ khuyến khích
Chia sẻ về nội dung này, ông Nguyễn Quốc Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết: Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có mục tiêu cụ thể là đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 10-NQ/TW cũng đề ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ để đạt mục tiêu này, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế TNDN. Đồng thời, Quốc hội khóa XIV cũng đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) số 04/2017/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018 nhằm hiện thực hóa các chủ trương về hỗ trợ, phát triển DNNVV bằng nhiều chính sách, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế TNDN đối với DNNVV.
Hiện nay, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp đang trong quá trình đánh giá, tổng kết để nghiên cứu, sửa đổi căn bản, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của giai đoạn tới. Do vậy, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để quy định và áp dụng một số chính sách ưu đãi về thuế TNDN nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, của Quốc hội nêu trên là cần thiết.
Theo ông Hưng, việc xây dựng dự án Nghị quyết đảm bảo đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu cụ thể là: Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh chuyển đổi hoạt động sang mô hình doanh nghiệp; tiếp tục thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu hướng phát triển; đảm bảo các chính sách hỗ trợ đúng đối tượng để đạt được mục tiêu về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước, đồng thời phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của NSNN; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật liên quan; đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thuế.
Có thể nói, việc áp dụng các chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng cần đảm bảo mức độ khuyến khích (đặc biệt là khuyến khích chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp), giúp doanh nghiệp có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa không ảnh hưởng nhiều tới số thu ngân sách nhà nước, vừa đảm bảo công tác quản lý. Do vậy, để tiếp tục khuyến khích phát triển doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng, của Quốc hội, Bộ Tài chính đã đề xuất doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các mức thuế suất thuế TNDN tương ứng là 17% và 15%.
Theo bản dự thảo cuối cùng được Chính phủ chấp thuận, sẽ áp dụng thuế suất 15% đối với trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ có tổng doanh thu năm không quá 3 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; áp dụng thuế suất 17% đối với trường hợp doanh nghiệp nhỏ có tổng doanh thu năm không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người.
Đồng thời, để tạo ra động lực mạnh mẽ trong khuyến khích các đối tượng là hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp mà theo đánh giá đây là nhóm đối tượng cần tập trung khuyến khích theo mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện chính sách ưu đãi cho các đối tượng này theo hướng: Miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh.
Giảm thu 9.200 tỷ đồng mỗi năm
Chia sẻ nguyên nhân dự thảo Nghị quyết “bỏ qua” doanh nghiệp vừa và chỉ đưa ra các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đại diện Vụ Chính sách thuế cho hay: Việc Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ để áp dụng các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ như nêu tại dự thảo Nghị quyết nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả của chính sách hỗ trợ, tránh tình trạng ưu đãi dàn trải. Thực tế là số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam và nếu tính cả số lượng doanh nghiệp có quy mô vừa thì nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tới trên 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Nếu việc áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho cả nhóm doanh nghiệp vừa thì gần như toàn bộ doanh nghiệp tại Việt Nam đều được hưởng ưu đãi và không mang nhiều ý nghĩa nhằm ưu tiên phát triển, đồng thời có thể dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp vừa với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ trong khi nhóm doanh nghiệp vừa đã sẵn có nhiều lợi thế hơn (vốn, doanh thu, thị trường, lao động, công nghệ...).
Đề xuất áp dụng các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng dựa trên tính toán về khả năng, điều kiện NSNN trong bối cảnh hiện nay. Theo ước tính, việc đề xuất áp dụng các chính sách ưu đãi tại dự thảo Nghị quyết này đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ làm giảm thu NSNN khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm và nếu tiếp tục mở rộng chính sách hỗ trợ tại dự thảo Nghị quyết này áp dụng cả đối với doanh nghiệp vừa có thể làm giảm thu NSNN hơn 19.500 tỷ đồng mỗi năm.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội và thu ngân sách hiện nay thì việc xác định đối tượng doanh nghiệp để đề xuất giải pháp hỗ trợ cần phải dựa trên nguyên tắc: Hỗ trợ đúng, trúng đối tượng để đạt được lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất nhưng lại không làm ảnh hưởng lớn đến thu NSNN, đặc biệt là tránh tình trạng ưu đãi tràn lan, làm giảm hiệu quả của chính sách khuyến khích, hỗ trợ. Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất ưu đãi tập trung dành cho các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, là những đối tượng dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế, môi trường kinh doanh, trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Tính toán tổng thể, tuy việc giảm thu trong ngắn hạn có gây áp lực lên cân đối NSNN nhưng sẽ có tác động lớn đến việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và cải cách thủ tục hành chính và về dài hạn sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tăng tích lũy, tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần tăng thu từ thuế TNDN cho NSNN vào những năm sau.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Đầu tư tu bổ di tích: Cần xem đó là sự đầu tư cho kinh tế
- ·NHH phát hành cổ phiếu giá 30.000 đồng
- ·Giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về quy định thủ tục hải quan mới
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·DN nhập khẩu máy móc thiết bị phải nộp thuế GTGT
- ·Giải Ligue 1 dành sự ưu ái đặc biệt với Quang Hải
- ·Cục Phát triển Kinh doanh Thái Lan làm việc với Chi cục Hải quan Hà Tiên
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Nét đẹp Đồng Khánh – Hai Bà Trưng
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Nhận định bóng đá SLNA vs Hà Tĩnh
- ·Kiến nghị giải pháp "hút" DN làm thủ tục tại Cái Mép
- ·Tin bóng đá 11/7: MU ký Leandro Paredes, Barca gia hạn Dembele
- ·Phần mềm máy tính chuyển tín hiệu não thành lời nói
- ·Triển lãm tem Bưu chính khu vực Trung bộ năm 2020
- ·Chứng khoán tuần: Thị trường đang theo mô hình nào?
- ·Văn Hậu tái xuất ở trận gặp Nam Định?
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Quang Hải: Chiến đấu thôi!