【ketquabongdanet】Khắc phục khó khăn trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế
Đặc biệt,ắcphụckhoacutekhăntrongmuasắmđấuthầuthuốcvậttưytếketquabongdanet các thuốc cho hệ thần kinh, hệ tim mạch, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống ung thư, thuốc tiêu hóa, thuốc kháng độc bạch hầu, vaccine khẩn cấp cho bệnh sốt vàng, các thuốc - sinh phẩm từ huyết tương từ máu người.
Trước đó, ngày 24-10-2023, Ủy ban châu Âu EC đã họp bàn và ra thông báo về việc tăng cường các hành động khắc phục thiếu thuốc trầm trọng, và tăng cường an ninh nguồn cung.
Nỗ lực tìm nguồn cung
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trong bối cảnh thế giới đang trong tình trạng thiếu thuốc trầm trọng, Bộ Y tế, các bộ, ngành đã trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế.
Về đảm bảo nguồn cung thuốc, thiết bị y tế trên thị trường, Bộ Y tế đã tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp, gia hạn thuốc, đăng ký lưu hành thuốc và thiết bị y tế. Tổng số thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực tại thời điểm hiện nay là trên 22.000 thuốc, trên 100.000 chủng loại trang thiết bị y tế còn hiệu lực.
Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp tìm nguồn cung, đặc biệt đối với các thuốc hiếm; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện phân cấp toàn diện việc phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các đơn vị y tế trực thuộc bộ; đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đấu thầu tập trung quốc gia; tăng cường công bố thông tin phục vụ đấu thầu; rà soát các vướng mắc liên quan đến việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để giải quyết theo thẩm quyền.
Đến nay, việc triển khai đồng bộ các giải pháp đã đạt được kết quả tích cực bước đầu, mặc dù vẫn xuất hiện tình hình thiếu cục bộ tại một số cơ sở y tế địa phương.
Theo báo cáo của 1.076 cơ sở y tế trên toàn quốc với Bộ Y tế trong tháng 10-2023, có 67,41% đơn vị báo cáo đã đủ cung ứng đã thuộc cho hoạt động khám, chữa bệnh và 38,59% đơn vị báo cáo có tình trạng thiếu cục bộ.
"Cái khó ló cái khôn"
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó Giám đốc Trịnh Ngọc Hải cho biết, với hỗ trợ từ Chính phủ cho ngành Y tế thông qua việc ban hành các chính sách như Nghị quyết 30, Nghị định 07, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế… đã tháo gỡ cơ bản những khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, Bệnh viện đã nhanh chóng triển khai, thực hiện đấu thầu, mua sắm theo các hướng dẫn đã được quy định..
Cùng với việc xây dựng và ban hành quy trình đấu thầu, mua sắm riêng từng nhóm hàng hóa thuốc, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sinh phẩm, Bệnh viện đã thành lập Hội đồng khoa học chuyên sâu với sự tham gia của nhiều chuyên gia các khoa, phòng, trung tâm.
Các Hội đồng nhỏ như Hội đồng mua sắm thuốc, Hội đồng mua sắm trang thiết bị y tế; Hội đồng mua sắm vật tư - sinh phẩm xét nghiệm được thành lập song song để chịu trách nhiệm thẩm định về danh mục, hoạt chất của thuốc, cấu hình, tính năng kỹ thuật của trang thiết bị, vật tư y tế… Sau đó, Bệnh viện triển khai đấu thầu, mua sắm trên cơ sở ý kiến của các Hội đồng.
Trong thực hiện đấu thầu, mua sắm, Bệnh viện Nhi Trung ương chia ra nhiều gói thầu khác nhau. Riêng về trang thiết bị, vật tư, Bệnh viện sẽ chia theo nhóm có tính năng, kỹ thuật tương đồng để nâng cao tính cạnh tranh, nhiều nhà thầu có thể tham gia. Bệnh viện có thể lựa chọn được nhà thầu cung ứng sản phẩm có chất lượng tốt, giá hợp lý.
"Trong thực hiện đấu thầu, mua sắm chúng tôi rất kiên trì. Ví dụ lần đấu thầu này, chúng tôi dự kiến sẽ đấu thầu, mua sắm khoảng 1.000 mặt hàng thuốc, vật tư y tế, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau như nhà thầu không tham dự, không đủ cung ứng, chất lượng, giá cả không đáp ứng được tiêu chí của Bệnh viện... nên chỉ thực hiện được 70% nhu cầu. Số còn lại, Bệnh viện tiếp tục tiến hành họp Hội đồng khoa học thống nhất đấu thầu, mua sắm tiếp và gối thêm các gói khác làm sao để có được số thuốc, vật tư cần phục vụ điều trị người bệnh", Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện chia sẻ: "Trong điều kiện không ít mặt hàng thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị từ các nhà cung ứng bị gián đoạn do bị đứt gãy nguồn cung, cùng đó nhiều vật tư, dụng cụ phẫu thuật của chuyên ngành ngoại khoa chỉ có 1 - 2 nhà cung ứng đã tạo ra không ít áp lực và ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch của bệnh viện".
Để khắc phục tình trạng này, Bệnh viện đã phân loại rõ những trường hợp cấp cứu phải tuyệt đối ưu tiên. Theo đó, những gì thuộc về quy định của pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu phải tuân thủ. Những nội dung thuộc quy định của Bệnh viện, Ban Lãnh đạo thống nhất cần phải rà soát, nếu những nội dung nào có thể rút ngắn để đẩy nhanh tiến độ mua sắm, phải rút ngắn ngay.
Trên thực tế, nhiều quy định trong quy trình đấu thầu, mua sắm của Bệnh viện đã được rút ngắn. Cùng đó, Ban Giám đốc giao các nhóm chuyên môn cụ thể như nhóm dược, nhóm vật tư có khoảng thời gian nhất định để thực hiện các công đoạn của việc đấu thầu, mua sắm.
Song song đó, Bệnh viện yêu cầu các khoa, phòng, trung tâm phải báo cáo số liệu, đề xuất cụ thể. Ví dụ một số vật tư chỉ còn khoảng 3 ngày là hết, đơn vị phải gửi báo cáo về bộ phận vật tư, sau đó Ban Giám đốc hội ý, họp Hội đồng Khoa học để bàn thảo, nhận định việc thiếu này là thực sự cấp thiết, có ảnh hưởng đến cấp cứu, chữa trị bệnh nhân nặng, hồi sức hay không...
"Khi tập thể thống nhất việc này là cấp thiết và quyết định hình thức mua sắm theo tình huống khẩn cấp, Bệnh viện sẽ giao bộ phận chuyên môn tiến hành mua sắm để sớm có vật tư theo quy định", Tiến sĩ Dương Đức Hùng cho biết.
Với Bệnh viện Trung ương Huế, đến thời điểm này, Bệnh viện vẫn cơ bản đảm bảo được thuốc, vật tư, hóa chất, sinh phẩm phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế Phạm Như Hiệp chia sẻ: “Trong đấu thầu, khi có kết quả thầu, chúng tôi đã chuẩn bị ngay kế hoạch đấu thầu kế hoạch đợt mua sắm sắp đến. Bên cạnh đó, chúng tôi có các dự báo về tình hình bệnh nhân, trang thiết bị, kỹ thuật… Nên dù sau dịch COVID-19, số lượng bệnh nhân tăng đột biến, chúng tôi vẫn cơ bản đảm bảo được nhằm phục vụ công tác khám, chữa bệnh".
Trong quá trình đấu thầu, có thể thiếu một số mặt hàng, Bệnh viện đã có những giải pháp như: lọc mặt hàng đó ra để đấu thầu lại; mua sắm trực tiếp; chào hàng cạnh tranh… để kịp thời, nhanh chóng có được những thuốc, hóa chất, vật tư.
Theo Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, trong trường hợp thiếu do đứt gãy nguồn hàng hay do nhà cung cấp không có, chúng tôi áp dụng sử dụng các loại thuốc, vật tư có tác dụng tương tự để thay thế cho thuốc, vật tư đang thiếu.
Còn nhiều trăn trở
Theo Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Dương Đức Hùng, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đều có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về chủ quan, đó là các văn bản chính sách từ khi ban hành đến khi thực hiện thường có độ trễ. Tuy nhiên, những thay đổi từ đầu năm về chính sách đấu thầu, mua sắm, giờ đã đơm hoa, có kết quả. Không chỉ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nhiều bệnh viện khác đã và đang làm thầu, mua sắm, lắp đặt.
Về khách quan, lấy ví dụ thực tế tại chính đơn vị mình, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, có nhiều gói mua sắm vật tư trúng thầu sau quá trình thương thảo, Bệnh viện nhận được giấy của các hãng xin lùi thời giao hàng vì nguồn cung từ nước ngoài gián đoạn.
Với đầu thầu thuốc, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin thêm: "Chúng tôi vận dụng cơ chế đặc thù. Ví dụ với thuốc paracetamol trên thị trường hiện có muôn hình vạn trạng, khi đấu thầu mua sắm nếu không có hàng, Bệnh viện vận dụng có thể mua thay thế cùng hoạt chất. Riêng thuốc thải ghép dùng nhóm đối tượng dễ bị tổn thương sau ghép tạng theo dõi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đây là chỗ chúng tôi lo nhất nhưng rất may mắn thuốc cho nhóm người bệnh đặc thù này vẫn đảm bảo".
Cho rằng ngành y tế là ngành cung cấp dịch vụ có điều kiện, tính chất đặc thù rất cao, để mua được máy móc, thuốc, vật tư cần các quy định mua sắm có tính chất đặc thù cho một nghề nghiệp đặc thù. Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trăn trở: "Chúng ta đang áp dụng hình thức mua sắm thông thường cho vật tư, hóa chất có tính chất đặc thù, kiểu gì cũng có bất cập. Ví dụ có những máy, vật tư cả thế giới chỉ có một hãng, cả Việt Nam cũng chỉ có một nhà phân phối. Do đó, cần để việc mua sắm trong y tế là đặc thù chứ không thể mua sắm theo hàng hóa thông thường".
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Bàn giao 5 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
- ·HĐND tỉnh Cà Mau lấy ý kiến đối với dự thảo bộ luật hình sự (sửa đổi)
- ·Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn, thu ngân sách
- ·Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- ·Mẹ nhẫn tâm hành hạ con ruột
- ·Giải bi sắt vô địch Quốc gia năm 2019: Bạc Liêu đoạt HCV nội dung bộ ba nam
- ·Việt Nam đăng cai bảng đấu vòng loại U23 châu Á
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Thấp thỏm... sầu riêng
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Nâng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ
- ·TKV: Tập trung cho những mục tiêu mới
- ·Nhanh chóng hoàn thành các hạng mục Khu Du lịch Đất Mũi
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Dương Thanh Bình thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và Anh hùng LLVT Nhân dân
- ·Tuyển Anh sẽ lại lãng phí một thế hệ vàng
- ·Cho con đi du học từ nhỏ: Hướng đi nào cho con trẻ?
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·Triển vọng giống điều BP102