会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd hnay】Hé lộ những thủ đoạn làm giả, đánh tráo sổ đỏ không ai ngờ tới!

【kqbd hnay】Hé lộ những thủ đoạn làm giả, đánh tráo sổ đỏ không ai ngờ tới

时间:2025-01-14 04:17:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:757次
Cuốn sổ đỏ giả mà các đối tượng lừa bà Trần Thuận Thảo.

Vờ mua nhà,élộnhữngthủđoạnlàmgiảđánhtráosổđỏkhôngaingờtớkqbd hnay xem sổ đỏ để làm giả

Công an quận 11 (TP.HCM) vừa ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra làm rõ vụ việc một đối tượng đã làm giả sổ đỏ, giả giấy ủy quyền căn nhà số 236 - Nguyễn Thị Nhỏ để bán cho người khác.

Căn nhà trên do bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm (hộ khẩu tại quận 11) và chị ruột là bà Nguyễn Thị Ngọc Phương góp tiền mua từ tháng 3/2019.

Theo trình bày của bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm, do cần tiền, gia đình đã quyết định bán nhà. Cuối tháng 7/2019, có một người đàn ông đã liên lạc qua điện thoại của bà Diễm hẹn tới xem nhà. Tới hẹn, người đàn ông này dẫn theo một bà già, giới thiệu là mẹ mình, muốn cùng xem nhà để quyết định mua hay không.

Theo yêu cầu của khách mua, bà Diễm mang bản chính sổ đỏ nhà, cùng tờ khai lệ phí trước bạ cho 2 vị khách xem, kiểm tra tính pháp lý.

Xem xong, 2 vị khách “gật đầu cái rụp”, thống nhất giá tiền mua căn nhà là 14 tỷ đồng và hẹn ngày hôm sau sẽ tới ký hợp đồng.

Đúng hẹn, vị khách đàn ông tới, nhưng lần này dẫn theo một phụ nữ khác, xưng là chị gái và nói phải xem kỹ thêm một lần nữa. Người phụ nữ yêu cầu bà Diễm cho xem lại toàn bộ bản chính giấy tờ, đặc biệt là giấy chủ quyền. Khi bà Diễm giao giấy, người phụ nữ vừa cầm giấy vừa đi lên các tầng xem xét căn nhà, còn bà Diễm thì vẫn ngồi ở phòng khách tầng trệt để tiếp người đàn ông.

Sau đó, người phụ nữ trở xuống trả lại giấy tờ cho bà Diễm và nói không ưng căn nhà, từ chối mua.

Gần 1 tháng sau, bà Diễm bất ngờ nhận được điện thoại từ cơ quan công an cho biết, căn nhà của bà có kẻ làm giả sổ đỏ, giả hợp đồng ủy quyền để bán cho người khác. Đến cơ quan chức năng trình báo, bà Diễm mới nhận ra những vị khách trước đây đến hỏi mua nhà chỉ là cái cớ để xem chụp lại toàn bộ giấy tờ bản chính rồi làm giả đi bán.

Chấp nhận mất cọc để đánh tráo sổ đỏ thật

Đó là vụ căn nhà trị giá 13 tỷ đồng của ông Nguyễn Phước Bảo Khoa (ngụ quận 2, TP.HCM) bị kẻ gian vờ đặt cọc để đánh tráo sổ đỏ thật.

Tháng 3/2019, ông Khoa đăng báo rao bán căn nhà của mình tại số 431 - Lạc Long Quân (phường 5, quận 11, TP.HCM). Ngoài hình căn nhà thì sổ đỏ cũng được ông Khoa chụp đưa lên mạng để tạo niềm tin cho người mua. Sau đó, có 2 người phụ nữ tìm tới, gặp mẹ ông Khoa hỏi mua nhà. Sau nhiều động tác săm soi giấy tờ căn nhà do mẹ ông Khoa cung cấp, 2 người phụ nữ thống nhất mua căn nhà với giá 13 tỷ đồng, đặt cọc trước 40 triệu đồng và hẹn ngày ra công chứng chuyển nốt tiền, giao sổ.

Tới ngày hẹn, ông Khoa cùng mẹ không thấy 2 người phụ nữ kia đến. Gọi điện liên lạc cũng không được. Vì mẹ ông Khoa đã nhận cọc tới 40 triệu đồng của 2 người phụ nữ kia nên hai mẹ con rất tin tưởng, tiếp tục chờ. Tuy nhiên, linh cảm có điều không bình thường, ông Khoa đem giấy tờ lên Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận 11 xác minh và té ngửa khi cán bộ thông tin là sổ giả rồi tạm giữ báo công an. Theo kết luận giám định ngày 8/5/2019 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM, toàn bộ giấy tờ trên đều làm giả bằng phương pháp in phun màu. Các đối tượng đã đánh tráo sổ thật với ý đồ sẽ đem bán căn nhà hoặc đem thế chấp. 

Nhận định đây là đường dây làm giả giấy tờ tinh vi, Công an quận 11 đã quyết định khởi tố vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức liên quan để điều tra làm rõ.

Mới đây, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Bình Tân đã ngăn chặn trên toàn hệ thống trong nội bộ và gửi văn bản đến các cơ quan chức năng, các tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu ngăn chặn giao dịch đối với thửa đất của bà Nguyễn Thị Năng (quận Tân Bình). Liên quan vụ việc, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 6 cũng đã vào cuộc.

Theo bà Năng, cuối năm 2018, bà đã gửi bản photo sổ đỏ cho môi giới nhờ rao bán giúp lô đất của gia đình với giá 3 tỷ đồng. Có nhiều người tới xem đất và sổ đỏ do bà đang giữ. Cho đến khi cùng người xem đất cuối cùng ra công chứng ký chuyển nhượng, bà đã “bật ngửa” khi Phòng Công chứng số 7 cho hay, sổ đỏ mà bà đang giữ lại là hàng giả.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Diễm (ngụ quận 7) cũng khốn đốn khi phát hiện sổ đỏ nhà mình bị người lạ thế chấp ngân hàng. Cụ thể, cuối năm 2018, bà rao bán nhà. Ngay sau đó có một nhóm người đến xem nhà, dùng điện thoại chụp hình bản chính sổ đỏ và giấy tờ liên quan rồi hẹn hôm sau quay lại đặt cọc. Tới hẹn, nhóm người này quay lại nhưng “cò cưa” trả giá như không muốn mua khiến thương vụ không thành công. Đến tháng 4/2019, bà Diễm mang sổ đỏ đi công chứng bán nhà cho người khác thì phát hiện sổ đỏ nhà bà đã bị người lạ thế chấp ngân hàng.

Tiệm cầm đồ “lão luyện” cũng bị lừa

Xòe 2 cuốn sổ đỏ cũ nhàu, có đủ cả dấu đỏ, chữ ký…, bà Trần Thuận Thảo, chủ một tiệm cầm đồ lớn ở quận Tân Bình, TP.HCM cho biết, ngay chính bà đã quá “sành” cũng bị lừa.

Cụ thể, mấy tháng trước, có một người đàn ông và một người phụ nữ tới tiệm của bà muốn cầm cuốn sổ đỏ 10.000 m2 đất, do UBND huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) cấp. Hai người này còn đưa cả giấy kết hôn, giấy tờ khám chữa bệnh cho con ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cả chứng minh thư, sổ hộ khẩu công chứng ở Bình Dương rồi năn nỉ cho cầm lấy 100 triệu đồng để mổ cho con bị bệnh nan y. Đề phòng, bà Thảo chỉ đồng ý 50 triệu đồng, 2 vợ chồng kia cũng gật đầu, làm giấy vay tiền cầm sổ, thậm chí còn gửi lại cả chứng minh thư, hộ khẩu để làm tin.

Chưa dừng lại, vài ngày sau, một người phụ nữ lớn tuổi tới tiệm bà Thảo, xưng là mẹ của hai người bữa trước, đưa tiếp một cuốn sổ đỏ mảnh đất hơn 500 m2 khác, nói là cần cầm để lấy thêm 50 triệu đồng mới giúp cháu đủ tiền mổ. Soi ngược xuôi cuốn sổ, kể cả chứng minh thư dưới kính lúp, bà Thảo không phát hiện gì. Phần vì thương người và không nghĩ người phụ nữ đáng tuổi mẹ già kia lừa, nên bà Thảo tiếp tục đưa tiền, giữ sổ.

Tới hạn, không thấy “bà lão” cùng với 2 vợ chồng kia tới lấy sổ, bà Thảo gọi điện thì điện thoại tắt máy. Hốt hoảng, bà cùng nhân viên xuống tận Bình Dương tìm tới nhà theo địa chỉ thì té ngửa khi phát hiện địa chỉ…ma. Mang giấy tờ các đối tượng cầm lên cơ quan chức năng kiểm tra, bà Thảo “chết đứng” khi được biết đều là giả.

Ông Nguyễn Trí Long, quản lý một văn phòng công chứng ở TP.HCM cho hay, việc làm giả hiện nay rất tinh vi, người có kinh nghiệm cũng khó phát hiện nếu không có kho dữ liệu toàn bộ đất đai địa bàn TP.HCM để tra cứu; hoặc dùng máy soi hiển vi kết hợp với kỹ thuật phát hiện do Viện Khoa học hình sự huấn luyện nhân viên công chứng. Các phòng công chứng lớn không chỉ có kho dữ liệu, máy soi, mà còn cử nhân viên sang Viện Khoa học hình sự tập huấn kỹ năng. Có nơi còn mời cả giám định viên về để giám định giấy tờ công chứng mới phát hiện nổi giấy tờ giả thật.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
  • Nga nêu điều kiện chấm dứt xung đột, Ukraine thừa nhận khó khăn ở Donbass
  • Prudential chính thức áp dụng Biên nhận thu phí điện tử
  • Hồ Ngọc Vĩnh Phát đoạt Huy chương Bạc Olympic tin học quốc tế 2021
  • Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
  • Viettel trao 420 suất học bổng Vì em hiếu học
  • Thừa Thiên Huế đảm nhận giao đề thi cho các tỉnh miền Trung
  • Cho vay thế chấp bằng hóa đơn VAT
推荐内容
  • Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
  • Cách ly tập trung 81 học sinh, giáo viên ở phường Hương Chữ
  • Hình ảnh 'bom lốc xoáy' tấn công Mỹ, ít nhất 21 người thiệt mạng
  • Sự kiện quốc tế lớn chờ câu trả lời trong năm 2023
  • Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
  • Bỏ sổ hộ khẩu không ảnh hưởng đến tuyển sinh đầu cấp