【kq bd euro】Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh: Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro lớn
Năm 2015, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện thanh tra 1.817 hồ sơ thuế, đạt gần 106% kế hoạch pháp lệnh, bằng 106% so với cùng kỳ. Số thuế truy thu và phạt đạt 1.751,04 tỷ đồng, đạt 98%; số giảm khấu trừ: 73,68 tỷ đồng đạt trên 64%, giảm lỗ trên 4.121tỷ đồng, đạt trên 146%, so với cùng kỳ. Tổng số thuế truy thu và phạt đã nộp ngân sách là trên 1.098 tỷ đồng, đạt 104% so với cùng kỳ.
Bên cạnh công tác thanh tra, năm 2015, Cục Thuế TP.HCM cũng đã thực hiện kiểm tra tại cơ quan Thuế đối với 127.715 hồ sơ kê khai thuế, kiểm tra tại trụ sở đối với 16.184 lượt DN, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng số thuế kê khai điều chỉnh sau kiểm tra tại cơ quan Thuế và số thuế truy thu qua kiểm tra tại DN là trên 2.257 tỷ đồng, đạt 85% so với năm 2014. Trong đó, số thuế truy thu và phạt là: 2.104,2 tỷ đồng; Giảm khấu trừ thuế GTGT là 153,5 tỷ đồng; Số giảm lỗ: 4.725,7 tỷ đồng.
Theo Cục Thuế TP.HCM, năm 2015, đơn vị được giao chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra 15% trên số lượng DN đăng ký hoạt động. Đây là một chỉ tiêu không thể thực hiện được với số lượng công chức chuyên trách hiện có của đơn vị. Trong tình hình trên Cục Thuế đã chủ động đưa ra các giải pháp thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra phù hợp với nguồn nhân lực hiện có như: Chia nhỏ lực lượng thanh tra, kiểm tra để kết hợp thực hiện, đồng thời kết hợp việc triển khai thực hiện xen kẽ thời gian thanh tra, kiểm tra để tiết kiệm thời gian thực hiện đối với mỗi hồ sơ. Phân công cụ thể việc đúc kết kinh nghiệm trong công tác thanh, kiểm tra chuyên đề từng quý để triển khai rộng rãi đến tất cả công chức thực hiện công tác thanh, kiểm tra. Qua đó, giúp cán bộ thực hiện nhiệm vụ có định hướng thực hiện chuẩn hoá tiết kiệm thời gian phân tích đánh giá, phân bổ kế hoạch với danh sách định danh cho từng đoàn thanh tra, kiểm tra cũng như chỉ tiêu từng tháng, quý đánh giá theo tiêu chí thi đua.
Năm 2016, Cục Thuế TP.HCM được giao chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra thuế đạt tối thiểu 18% số lượng người nộp thuế đang hoạt động thuộc diện quản lý thuế và các ngành, lĩnh vực cần tập trung thanh tra, kiểm tra. Cục Thuế TP.HCM cho biết, đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với đơn vị vì nhiều năm nay với số lượng công chức không thay đổi, số lượng thực hiện thanh, kiểm tra tại DN chỉ đáp ứng 12% so với số lượng người nộp thuế đang hoạt động thuộc diện quản lý thuế. Trong tình hình còn nhiều khó khăn để thực hiện nhiệm vụ được giao, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện lập kế hoạch thanh tra năm 2016 theo đánh giá rủi ro của Tổng cục Thuế có sự phân tích đánh giá từng tiêu chí cụ thể tập trung các chuyên đề và phân tích các hồ sơ có dấu hiệu rủi ro lớn. Bên cạnh đó, tập trung thanh tra, kiểm tra các DN có dấu hiệu rủi ro về gian lận thuế, trong đó đặc biệt ưu tiên lựa chọn các DN có phát sinh thuế Tiêu thụ đặc biệt trong nhóm ngành rượu, bia, thuốc lá… các DN nhiều năm chưa thanh tra, kiểm tra, các DN được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; thanh tra, kiểm tra 100% hồ sơ sau hoàn đối với DN có số thuế hoàn lớn; Các DN hoàn thuế GTGT hàng hóa XK qua đường biên giới đất liền; Các DN có hoạt động liên kết; DN lỗ có dấu hiệu chuyển giá; Các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu và số nộp Ngân sách Nhà nước lớn; Các DN thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn.
Ngoài ra, nhằm đạt mục tiêu cao nhất về thu cũng như số cuộc kiểm tra, thanh tra, Cục Thuế TP.HCM lập kế hoạch phân bổ chỉ tiêu cụ thể đối với công tác thanh tra, kiểm tra của các phòng thanh tra, kiểm tra và Chi cục Thuế quận, huyện, cơ cấu lại lực lượng thanh kiểm tra, đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra tại DN theo hướng thanh kiểm tra theo chuyên đề, tập trung vào những chuyên đề trọng tâm, theo kế hoạch công tác năm. Đồng thời, yêu cầu các đoàn thanh tra khi lập kế hoạch thanh tra tại DN trước tiên phải tiến hành chuẩn bị đầy đủ về các văn bản pháp luật, mục tiêu trọng tâm, phương pháp thực hiện và các thông tin cần đối chiếu xác minh trước... để đảm bảo về thời gian thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra. Cùng với đó, tập trung triển khai việc đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình thanh tra, kiểm tra có hiệu quả như thanh tra, kiểm tra các chuyên đề chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản, chuyển nhượng thương hiệu, chống các hành vi kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp để trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế… Thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, phân loại giám sát chặt các đối tượng có dấu hiệu kinh doanh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế… để kịp thời ngăn chặn các dạng tội phạm...
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- ·Fan thái bấn loạn vì clip hát Cheap Thrills của Kiều Loan
- ·Việt Nam và Indonesia phấn đấu đưa kim ngạch thương mại sớm đạt 18 tỷ USD
- ·Chứng khoán Mirae Asset dự phóng doanh thu 2023 của Idico (IDC) giảm 22% so với cùng kỳ
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Lộ diện dàn người đẹp Việt Nam dự thi 7 đấu trường nhan sắc quốc tế
- ·Doanh nghiệp miền Trung có nhiều nội lực để chuyển đổi số
- ·“Biến thể” nợ đọng xây dựng cơ bản
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Sẵn sàng triển khai thu phí tự động không dừng trên cao tốc Nội Bài
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·Hải Phát Invest (HPX) nói gì về việc chưa trả cổ tức năm 2021?
- ·Hải Phát Invest (HPX) giải thể một công ty con
- ·Giám sát kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Dàn thí sinh Miss Universe Vietnam 2019 đọ sắc với đồ denim
- ·ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho Việt Nam ở mức 6,5% trong năm 2022
- ·Du học sinh Nga bật mí cuộc sống giàu trải nghiệm tại Việt Nam
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·UNDP và Báo Đầu tư tổ chức Tọa đàm Quản trị và Tài chính cho chuyển dịch năng lượng công bằng