【kqbd brentford】Tăng nguồn thu, tiết kiệm chi để cải cách tiền lương khu vực công
Đây là chia sẻ của nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân với báo chí về đề án cải cách tiền lương,ăngnguồnthutiếtkiệmchiđểcảicáchtiềnlươngkhuvựccôkqbd brentford bên lề hội thảo tham vấn báo cáo quan hệ lao động Việt Nam, ngày 9/5.
* PV: Đề án “Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp” là vấn đề quan trọng được đưa ra bàn thảo tại hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, theo ông điểm nổi bật của đề án lần này là gì?
- Ông Phạm Minh Huân:Điểm nhấn và cũng là điểm mới trong đề án lần này là tiếp tục xác định hệ thống tiền lương trong khu vực công theo kinh tế thị trường. Còn tiền lương trong khu vực thị trường thì theo nguyên tắc tuân thủ quy luật giá trị, quy luật cung cầu.
Một vấn đề khác dù không mới nhưng tiếp tục được khẳng định là tiền lương phải trở thành nguồn thu nhập chính, để đảm bảo đời sống cho những người làm công ăn lương. Đây là quan điểm đã được đưa ra ở các lần cải cách trước nhưng chúng ta chưa làm được nhiều.Tôi cho rằng, khi mọi người làm công ăn lương sống được bằng lương thì xã hội sẽ bình đẳng, năng suất lao động, hiệu quả công việc cũng sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, đề án lần này cũng nhấn mạnh trước khi cải cách tiền lương thì phải tiến hành sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế. Bản thân đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy phải có đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu hoàn thành nhiệm vụ để phục vụ cho người dân tốt hơn.
Đồng thời, sẽ sắp xếp lại các loại phụ cấp, thiết kế lại hệ thống lương cho đơn giản hơn. Đặc biệt là đổi mới cơ chế trả lương trong khu vực công, trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống biên chế, tiến hành đánh giá, giao quyền tự chủ cho những người đứng đầu, trên cơ sở tiến tới việc trả lương theo chức danh, chức vụ và công việc. Đáng chú ý, đề án nhấn mạnh tiền lương trong khu vực công phải dần được tăng lên để tương quan với khu vực doanh nghiệp.
|
* PV: Nhưng hiện nay cơ chế trả lương của khối hành chính sự nghiệp với khối doanh nghiệp là khác nhau, liệu sau năm 2020 để tiền lương của hai khu vực này sẽ tương đương nhau thì có khả thi không, thưa ông?
- Ông Phạm Minh Huân:Hiện nay, mức lương cơ sở ở khu vực công so với mức lương tối thiểu vùng thấp nhất mới bằng khoảng 50%. Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2021 thực hiện mức lương khu vực công bằng với mức lương thấp nhất của khu vực thị trường là một quyết tâm rất lớn. Tôi nghĩ nếu thực sự quyết tâm, chúng ta có thể làm được.
Tuy nhiên, điều này phải trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế để giảm số đối tượng hưởng lương từ ngân sách xuống. Đồng thời, kết hợp nhiều biện pháp khác với tình hình kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng GDP ổn định. Trên cơ sở các hoạt động sản xuất, hoạt động có hiệu quả, nguồn thu từ ngân sách sẽ có điều kiện để tăng lên, khi ngân sách tăng sẽ có thêm nguồn lực, cùng với số người hưởng lương từ ngân sách giảm đi, tôi nghĩ là sẽ có cơ sở để thực hiện.
* PV: Như vậy, có phải vấn đề quan trọng nhất của việc tăng lương trong khu vực công vẫn là làm sao để tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy không, thưa ông?
- Ông Phạm Minh Huân:Tôi cho rằng để cải cách tiền lương thì phải sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế cũng như chuẩn bị các nguồn lực. Chúng ta muốn tạo ra đột phá, nhưng nếu không tinh giản biên chế, đối tượng hưởng lương ngân sách vẫn còn nguyên, không đánh giá, phân loại, gắn tiền lương với công việc, thì tất cả việc tăng lương sẽ không có nhiều ý nghĩa.
Thực tế, hiện lương trong khu vực công chỉ đảm bảo ở mức trung bình khá, còn nếu muốn lương cao, lương nhiều thì phải sang khu vực thị trường. Khu vực công là lấy từ ngân sách, mà ngân sách bản chất lấy từ tiền thuế của dân, thuế doanh nghiệp. Do đó, bài toán đặt ra là làm sao để cân đối các nguồn lực quốc gia, trong cơ cấu ngân sách phải có phần cho đầu tư, trả nợ, phần chi thường xuyên và phần dự phòng. Muốn tăng lương phải dựa trên cơ sở tăng hiệu quả chung của nền kinh tế, từ đó ngân sách sẽ có điều kiện nhiều hơn để tăng lương.
* PV: Trong đề án lần này cũng đề cập đến việc sẽ xây dựng lại thang, bảng lương trong khu vực công. Đây là vấn đề có liên quan đến hàng triệu lao động. Vậy cần có lộ trình ra sao để khi cải cách, người lao động ở khu vực này không bị cú sốc quá lớn, thưa ông?
- Ông Phạm Minh Huân:Cải cách tiền lương phải có một quá trình, lộ trình cụ thể, không thể nói là làm ngay được. Nhưng quá trình này phải hướng đến mục tiêu là người làm công ăn lương phải sống đúng bằng lương.
Muốn cải cách tiền lương ở khu vực công thì phải tăng nguồn thu. Trong đó, đầu tư cho phát triển là cơ sở quan trọng nhất để tăng thu. Cùng với đó là tiết kiệm chi, sắp xếp lại những khoản chi, khoản nào không hợp lý thì bỏ để tập trung tạo nguồn, giảm chi để tạo nguồn cho cải cách tiền lương. Cải cách tiền lương ở khu vực công chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Do đó, cần có lộ trình tăng đồng bộ với lộ trình tăng nguồn thu.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Mai Đan (ghi)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Người cũ – người mới đổ xô vào chơi Gunny PC
- ·Mất hàng tỷ USD để thay thế thiết bị mạng Trung Quốc tại Mỹ
- ·Lý do Elon Musk viết 'Đoge' trên Twitter
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Tỷ lệ chiết khấu của tài xế Grab, be, Baemin thay đổi thế nào khi giảm thuế VAT?
- ·Grab, be, Gojek mở lại xe ôm công nghệ tại Hà Nội
- ·Các mẫu iPhone bị Apple khai tử
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·‘Phù thủy phố Wall’ thâu tóm cổ phần công ty khởi nghiệp EV Rivian
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·VinFast khánh thành nhà máy sản xuất và ra mắt mẫu xe máy điện thông minh
- ·HVN khánh thành dây chuyền số 6 và đạt mốc chiếc xe máy thứ 25 triệu
- ·Thêm 1 doanh nghiệp gia nhập thị trường cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Gỡ vướng cho doanh nghiệp thiết bị y tế
- ·Người cũ – người mới đổ xô vào chơi Gunny PC
- ·Grab tiếp tục báo lỗ do ảnh hưởng của Covid
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Facebook hỗ trợ phụ nữ ở 11 tỉnh thành khởi nghiệp kinh doanh