【wolfsburg đấu với frankfurt】Ðể kiểm soát thủ tục hành chính thành công phải truy đến cùng trách nhiệm
Cải cách hành chính (CCHC), kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) chưa bao giờ được Chính phủ đề cập và xây dựng nhiều mục tiêu, giải pháp thực hiện như hiện nay. Ðiều này thể hiện rất rõ quan điểm, định hướng chỉ đạo trong nhiều năm qua, nhưng trên thực tế hoạt động này còn quá nhiều vấn đề cần bàn về chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện của chính quyền địa phương.
Cải cách hành chính (CCHC), kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) chưa bao giờ được Chính phủ đề cập và xây dựng nhiều mục tiêu, giải pháp thực hiện như hiện nay. Ðiều này thể hiện rất rõ quan điểm, định hướng chỉ đạo trong nhiều năm qua, nhưng trên thực tế hoạt động này còn quá nhiều vấn đề cần bàn về chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện của chính quyền địa phương.
Nếu thực hiện giải pháp thống kê đơn giản cũng rất dễ dàng nhận thấy rằng, trong những năm qua, Chính phủ ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC, kiểm soát TTHC với hàng loạt các mục tiêu được đặt ra mang tính khả thi cao. Trong những mục tiêu đó, có thể nói đến Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Quyết định số 09 xây dựng cơ chế một cửa, một cửa liên thông về TTHC, Chỉ thị 13 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC; đồng bộ giữa CCHC với xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a của Chính phủ…
Bên cạnh đó còn xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng thông qua Chỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) và Chỉ số PAPI (hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) được xem là 2 trụ cột quan trọng đo lượng chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách và kiểm soát TTHC.
Với hệ thống mục tiêu như vậy mà nền hành chính của chúng ta vẫn vận hành gấp khúc, thiếu đồng bộ và tính thông suốt, trì trệ, chất lượng, hiệu quả không cao, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp… là vấn đề cần được quan tâm, suy nghĩ để tìm giải pháp tháo gỡ.
Thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, CCHC, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp… ngày 16/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 với mục tiêu tiếp tục đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục về đất đai; đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hoá thủ tục vay vốn; rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; không hình sự hoá quan hệ kinh tế, dân sự; nghiên cứu, đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân trong một số lĩnh vực; chủ tịch UBND cấp tỉnh phải đối thoại trực tiếp cộng đồng doanh nghiệp mỗi năm 2 kỳ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt… Ðây là chủ trương mang tính đột phá để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, được cộng đồng doanh nghiệp đón nhận và đánh giá rất cao những giải pháp này, tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp đón nhận với tâm trạng hoài nghi: “Liệu nó có biến thành hành động thực tiễn hay không?”.
Những hoài nghi của công dân, cộng đồng doanh nghiệp không phải là không có lý, vì nhiều chủ trương, giải pháp được Chính phủ đặt ra trong những năm qua vẫn chưa trở thành hiện thực, người dân và cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức từ việc tiếp cận, thực thi TTHC trên lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, đấu thầu, đấu giá, tín dụng và nạn tham nhũng trong bộ máy công quyền… vẫn đang hiện hữu.
Nghị quyết 35 ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, tiếp tục thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ về sự đổi mới thật sự, tạo động lực thúc giục cộng đồng doanh nghiệp chủ động tham gia tích cực hơn nữa vào tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh. Song hành cùng Nghị quyết 35 còn có Nghị quyết 19, Nghị quyết 36a năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, các chính sách này có mối quan hệ mật thiết với nhau trên nền tảng kế thừa và được ban hành trên nền tảng của Nghị quyết 19. Bài học kinh nghiệm về hạn chế lớn nhất đã qua là chúng ta chưa xây dựng và thực thi đầy đủ, hiệu quả cơ chế giám sát trong quá trình thực hiện.
Ðể thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm không hề đơn giản. Nhưng dù có khó khăn đến mấy chúng ta vẫn phải thực hiện, vì đây là mục tiêu quan trọng trong tiến trình đổi mới của từng địa phương và của cả quốc gia. Ðể làm được điều này, cần xác định đúng và có giải pháp thực hiện sáng tạo, trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp điều kiện vùng, miền của từng mục tiêu đã nêu trong nghị quyết. Vấn đề còn lại là xây dựng cơ chế trách nhiệm trong thực thi và truy trách nhiệm đến cùng. Xử lý trách nhiệm phải kiên quyết, không xử lý dưới hình thức “kiểm điểm rút kinh nghiệm” mang tính quen thuộc, lối mòn, theo kiểu vừa đánh, vừa xoa, dung hoà lợi ích không có trong bất cứ quy định pháp luật nào, làm cho việc thực thi Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đúng đầu trong cơ quan hành chính Nhà nước không phát huy hiệu quả trên thực tế.
Cùng đồng hành với các cơ quan Nhà nước còn có việc phát huy vai trò chủ động của công dân và cộng đồng doanh nghiệp, đừng chờ đợi, hãy chủ động, kiên quyết yêu cầu bộ máy công quyền phải thay đổi, lấy người dân, cộng đồng doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ chứ không coi người dân, doanh nghiệp là đối tượng kiểm tra, kiểm soát. Sự kỳ vọng và chia sẻ của công dân, cộng đồng doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đến những quyết định chính sách, đặc biệt là yêu cầu đổi mới về chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến công dân, doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Dù chủ trương có đúng đến đâu, nhưng không được thực thi nghiêm túc thì cũng không tới được người dân và doanh nghiệp. Công dân, doanh nghiệp có công cụ quan trọng được thực hiện và được bảo hộ, đó là: “Quyền phản ánh, kiến nghị được quy định tại Nghị định 20 của Chính phủ”, nhưng đã qua chưa được vận dụng thực hiện trên thực tế. Ðã đến lúc công dân, doanh nghiệp từ bỏ thói quen chịu đựng sự bất công, bất bình đẳng, không sợ hãi với nỗi sợ bị để ý, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh khi thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị.
Chúng ta hy vọng rằng, sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, với phương thức lãnh đạo kỳ quyết, sáng tạo thông qua các mục tiêu, giải pháp mang tính khả thi, cùng với sự cộng hưởng, đồng hành của người dân, doanh nghiệp thì sự thành công của tiến trình đổi mới về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhất định sẽ thành công./.
Phạm Quốc Sử
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Hàng chục xe tải chở đầy hàng hóa ra miền Bắc cứu trợ đồng bào
- ·Gần 1 triệu lượt du khách đến Đền Hùng trong dịp Tết Nguyên đán
- ·Chiến dịch ‘Nạp SuSu, vẽ hè kỳ thú’ thu hút trẻ với loạt hoạt động mới lạ
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Đoàn cán bộ, đảng viên trẻ Bộ Tài chính vào Lăng viếng Bác
- ·Người phụ nữ bất ngờ trúng số nhờ mèo cưng
- ·Nhiều dịch vụ cho tổ chức nước ngoài không được áp thuế GTGT 0%
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng nhận đơn đăng ký mùa thứ 2
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Kinh tế khấm khá nhờ cây bưởi Diễn
- ·Thu ngân sách 5 tháng đạt 36,6% dự toán
- ·Sửa đổi Quy chế thi THPT quốc gia: Nhiều lưu ý cho thí sinh tự do
- ·Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- ·Nộp 40% phí khai thác và sử dụng tư liệu đo đạc
- ·Khởi công Trung tâm Dữ liệu dự phòng HOSE
- ·Kết thúc Dự án các thành phố thế giới của EU tại Việt Nam
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Quảng Bình: Chủ động ứng phó với các diễn biến cực đoan của thời tiết